Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Cậu bé bực tức vì chuyện gì?
A. Bị bạn cùng lớp chơi xấu
B. Bị bạn khác lớp bắt nạt
C. Bị điểm kém dù mình không làm sai
D. Bị bạn cùng lớp hiểu lầm mà không thể giải thích rõ.
2. Người ông đã làm gì khi đứa cháu kể chuyện bực tức của mình cho ông nghe?
A. Người ông dẫn cháu đi ăn kem, đi chơi để tâm trạng của cháu thoải mái.
B. Người ông hỏi rõ sự việc cháu gặp phải để đưa lời khuyên tốt nhất cho cháu.
C. Người ông đã kể cho cháu nghe về trải nghiệm của chính bản thân mình, ông cũng từng gặp phải chuyện tương tự cháu.
D. Người ông nghiêm khắc phê bình cháu rằng sau này không được chơi với những người bạn xấu như thế.
3. Theo ông, con sói nào đã chiến thắng ở cuộc chiến trong tâm hồn?
A. Con sói hiền lành
B. Con sói giận dữ
C. Không con nào chiến thắng cả, chúng buộc phải sống hòa hợp với nhau.
D. Là con sói mà chúng ta vẫn luôn nuôi dưỡng trong tâm hồn.
4. Theo em, người ông kể câu chuyện về những con sói trong tâm hồn cho người cháu nhằm mục đích gì?
Người ông đã kể chuyện về những con sói trong tâm hồn mình cho cháu nghe nhằm mục đích khuyên cháu rằng: “Sự thù hận, bực bội chỉ làm cho cháu mệt mỏi chứ không làm đau kẻ thù cháu.” Bởi vậy hận thù, ghét bỏ không phải là cách làm đúng đắn mỗi khi cháu đối diện với những chuyện không vui. Cần suy xét kĩ càng và giải quyết vấn đề một cách khôn ngoan và đúng đắn.
5. Em học được bài học gì qua câu chuyện trên?
Trong cuộc sống bản thân mỗi người cần không ngừng tu dưỡng, rèn luyện chính bản thân mình, sống hoà hợp với những người khác. Khi xảy ra những vấn đề trong cuộc sống cần suy xét một cách kĩ càng và giải quyết một cách khôn ngoan, đúng đắn.
6. Đọc câu văn sau và lựa chọn một nhận định đúng?
Nó sống hòa hợp với tất cả mọi thứ xung quanh và nó không bao giờ tấn công ai cả, bởi vì sự tấn công đã không được dự tính sẵn.
A. Đây là câu đơn có nhiều vị ngữ.
B. Đây là câu ghép có 2 vế câu.
C. Đây là câu ghép có 3 vế câu.
D. Đây là câu ghép có 4 vế câu.
7. Xác định tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau?
Người ông nói một cách nghiêm nghị: “Đó là con sói mà cháu vẫn hằng nuôi dưỡng!”
A. Dẫn lời nói trực tiếp của người ông.
B. Đánh dấu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.
C. Ngăn cách các thành phần cùng chức vụ trong câu.
D. Đánh dấu nội dung bên trong để người xem chú ý.
8. Đặt 1 câu ghép sử dụng cặp quan hệ từ tăng tiến để nói về ý nghĩa câu chuyện trên: Nếu càng bực tức vì bị bạn cùng lớp chơi xấu thì càng làm thêm mệt mỏi thôi.
Nếu ông bằng lòng trao cho chúng tôi quyền sử dụng phát minh của ông/ thì chúng tôi sẽ biếu ông năm vạn bảng Anh và mời ông làm giám đốc của hãng.
cặp QHT Nếu-thì biểu thị quan hệ giả thuyết - kết quả.
” Dưới tán phượng vĩ, rộn ve ngân
Gió động vòm xanh, nắng trải gần
Đỏ thắm trên đầu, màu lửa cháy
Hè về khắp chốn, dạ bâng khuâng.”
Khi hoa phượng cháy lên những ngọn lửa đỏ thắm của mình và những chú ve bắt đầu kêu náo nức, râm ran thì cũng là lúc sắp sửa hoàn thành năm học. Ôi ! Hè đến ! Trong năm học lớp 5 này, cũng là năm học cuối cùng của bậc Tiểu học, lòng em lại bâng khuâng nhớ về những kỉ niệm suốt 5 năm qua. Từ ngày đầu tiên đến trường, em òa lên khóc khi bố mẹ ra về cho đến bây giờ, thật không thể nào quên được.
Những tia nắng của mùa hè chói chang chiếu xuống mặt đất. Cây cối như cố chống đỡ dưới cái nóng nực, oi bức. Chính vào lúc đó, hoa phượng bắt đầu thắp lên những ngọn lừa hồng, như thắp lên những ước mơ bay cao của chúng tôi. Những cánh phượng khoe sắc khắp sân trường trông thật rực rỡ. Vào những trưa hè nóng nực, tiến ve đồn ca hòa vào trong khúc nhạc của sự sống. Có những chú ve dốc hết sức mình ca hát đến chết mới thôi. Đến lúc chết, chúng cũng vẫn bám chặt thân cây, có vẻ rất lưu luyến. Chắc những chú ve kia cũng giống như tôi thôi, không muốn rời xa mái trường thân yêu này, muốn được ở lại và nương tựa nó mãi mãi. Dù biết nó đánh dấu một bước trưởng thành trên con đường học vấn nhưng nghĩ đến cảnh xa trường, xa thầy, xa bạn tôi lại thấy nao nao. Hè đến rồi hè đi, báo hiệu một bước ngoặt lớn của những học sinh cuối cấp như tôi, một bước ngoặt để trưởng thành.
Hè ơi! Tôi yêu bạn lắm. Lũ học sinh chúng tôi ai cũng yêu mùa hè, yêu những hoạt động sôi nổi trong những ngày hè. Và ai cũng háo hức, chờ mong mùa hè đến. Dù có buồn khi phải xa bạn bè, khi phải chia tay với phấn trắng, bảng đen thân yêu nhưng vẫn hẹn ngày gặp lại. Hè đến với sự tưng bừng, rộn rã thì khi hè đi, để lại cho chúng em một nỗi buồn nhớ không nguôi.
THAM KHẢO
vì Từ xưa đến nay, từ quá khứ đến hiện tại là một kkhoảng cách thời gian dằng dặc. Các truyện cổ dân gian thực sự là cái cầu nối quá khứ với hiện tại. Qua truyện cổ, người đọc thời nay hiểu được cha ông ngày xưa, cụ thể hiểu được đời sống vật chất và tinh thần, tâm hồn và tính cách, phong tục tập quán và các quan niệm đạo đức… của cha ông ngày xưa. Hình ảnh của cha ông ngày xưa in dấu khá rõ trong các truyện cổ dân gian. Vì vậy, có thể nói truyện cổ đã giúp chúng ta nhận biết được gương mặt của các cha ông ngày xưa.