Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Có thể chia văn bản thành hai phần:
+ Phần 1 (từ đầu... “Phăng tin tắt thở”): Gia-ve biết thân phận thị trưởng Ma-đơ-len là tù khổ sai Giăng Van-giăng đến bắt ông, và gây ra cái chết của Phăng-tin.
+ Phần 2 (còn lại): Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền.
- Cả hai phần đều nằm trong chỉnh thể đoạn trích, có mối liên hệ mật thiết với nhau. Phần một quyền uy của Giăng Van-giăng còn mờ nhạt, chưa rõ ràng thì phần hai chính là cách mà ông thể hiện uy quyền của bản thân trước tên Gia-ve
Có thể chia bài thơ thành 2 phần:
+ Phần 1 (4 câu thơ đầu): tả thiên nhiên ảm đạm, hiu hắt của mùa thu
+ Phần 2 (4 câu thơ cuối): cái tình của nhà thơ nhớ nước, thương dân
- Luận điểm 1: Cần lên tiếng về thảm trạng người da đen bị đối xử bất công.
- Lí lẽ 1:
+ Một trăm năm trước, Lin-cơn đã kí bản Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ.
+ Nhưng một trăm năm sau người da đen vẫn chưa được tự do.
- Bằng chứng 1: Người da đen vẫn bị thít chặt trong gông cùm của luật cách li và xiềng xích của óc kì thị, vẫn phải sống trong một hoang đảo nghèo đói giữa đại dương bao la của sự phồn thịnh vật chất và vẫn phải sống mòn trong những góc khuất của xã hội Mỹ, thấy mình chỉ là kẻ lưu vong ngay trên quê hương mình
- Luận điểm 2: Trong quá trình chiến đấu giành lại địa vị xứng đáng của mình, những người đấu tranh không được phép hành động sai lầm.
- Lí lẽ 2:
+ Không được để cho cuộc phản kháng đầy sáng tạo sa vào bạo loạn.
+ Tinh thần chiến đấu quật cường mới vừa trào sôi trong cộng đồng người da đen không được đẩy đến chỗ ngờ vực tất cả người da trắng.
- Bằng chứng 2: Có rất nhiều người da trắng đã nhận ra vận mệnh của họ gắn liền với vận mệnh của người da đen, rằng tự do của họ không thể tách rời với tự so của người da đen.
- Luận điểm 3: Chỉ khi người da đen được đỗi xử bình đẳng thì cuộc đấu tranh mới dừng lại.
- Lí lẽ 3: Giấc mơ bắt nguồn sâu thẳm trừ trong giấc mơ của nước Mỹ (niềm tin rằng nước Mỹ luôn tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người, bất kể xuất thân, hoàn cảnh, địa vị xã hội,...
- Bằng chứng 3:
Không bao giờ hài lòng khi:
+ Người da đen vẫn còn là những nạn nhân câm lặng của vấn nạn bạo lực từ canh sát.
+ Sau chặng đường dài mệt mỏi, không thể tìm được chốn nghỉ chân trong quán trọ ven xa lộ hay khách sạn trong thành phố.
+ Con cái người da đen bị tước đoạt nhân phẩm và lòng tự trọng bởi những tấm biển đề "Chỉ dành cho người da trắng".
+ Người da đen ở Mi-xi-xi-pi không có quyền bầu cử, người da đen ở Niu Oóc tin rằng đi bầu cử cũng chẳng để làm gì.
Sơ đồ cần đảm bảo các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng được tác giả nêu trong văn bản như sau:
Luận điểm | Lí lẽ | Bằng chứng |
Cần lên tiếng về thảm trạng người da đen bị đối xử bất công. | - Một trăm năm trước, Lin-cơn đã kí bản Tuyên ngôn Giải phóng nô lệ. - Nhưng một trăm năm sau người da đen vẫn chưa được tự do.
| Người da đen vẫn bị thít chặt trong gông cùm của luật cách li và xiềng xích của óc kì thị, vẫn phải sống trong một hoang đảo nghèo đói giữa đại dương bao la của sự phồn thịnh vật chất và vẫn phải sống mòn trong những góc khuất của xã hội Mỹ, thấy mình chỉ là kẻ lưu vong ngay trên quê hương mình |
Trong quá trình chiến đấu giành lại địa vị xứng đáng của mình, những người đấu tranh không được phép hành động sai lầm. | - Không được để cho cuộc phản kháng đầy sáng tạo sa vào bạo loạn. - Tinh thần chiến đấu quật cường mới vừa trào sôi trong cộng đồng người da đen không được đẩy đến chỗ ngờ vực tất cả người da trắng.
| Có rất nhiều người da trắng đã nhận ra vận mệnh của họ gắn liền với vận mệnh của người da đen, rằng tự do của họ không thể tách rời với tự so của người da đen.
|
Chỉ khi người da đen được đỗi xử bình đẳng thì cuộc đấu tranh mới dừng lại. | Giấc mơ bắt nguồn sâu thẳm trừ trong giấc mơ của nước Mỹ (niềm tin rằng nước Mỹ luôn tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người, bất kể xuất thân, hoàn cảnh, địa vị xã hội,... | Không bao giờ hài lòng khi: - Người da đen vẫn còn là những nạn nhân câm lặng của vấn nạn bạo lực từ canh sát. - Sau chặng đường dài mệt mỏi, không thể tìm được chốn nghỉ chân trong quán trọ ven xa lộ hay khách sạn trong thành phố. - Con cái người da đen bị tước đoạt nhân phẩm và lòng tự trọng bởi những tấm biển đề "Chỉ dành cho người da trắng". - Người da đen ở Mi-xi-xi-pi không có quyền bầu cử, người da đen ở Niu Oóc tin rằng đi bầ cũng chẳng để làm gì.
|
Bố cục chia làm 2 phần:
- Phần 1 (từ đầu ... người kém gan dạ): Cuộc đối thoại giữa bốn nhân vật, Pê-nê- lốp chưa chịu nhận chồng
- Phần 2 (còn lại): Pê-nê-lốp nhận ra chồng.
- Đoạn trích ghi lại một đoạn đời bi kịch của Thúy Kiều.
+ Qua miêu tả tâm trạng, thái độ, ý thức Kiều trước cảnh phải cầm lòng tiếp khách, + Nguyễn Du thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Kiều ngời lên giữa một bạo tàn, nhơ bẩn với sự cảm thông sâu sắc của người nghệ sĩ
- Đoạn trích thể hiện giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm
+ Lời Kim Trọng nói với Kiều tái ngộ xác nhận chữ “trinh” của nàng.
+ Chữ “hiếu”, nàng đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, mười lăm năm sống phiêu bạt, trải qua tay của nhưng của Mã Giám Sinh, Sở Khanh, rồi làm vợ Thúc Sinh, Từ Hải nhưng Nguyễn Du vẫn ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Kiều.
Nguyễn Du không né tránh cuộc đời nghiệt ngã, “lời ong tiếng ve” mà ông vẫn ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Kiều.
a. Phần mở đầu (“Việc nhân nghĩa... chứng cớ còn ghi"): Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi
- Phần 2 (“Vừa rồi... Ai bảo thần nhân chịu được"): Tố cáo tội ác của giặc
- Phần 3 (“Ta đây... Cũng là chưa thấy xưa nay"): Lược thuật quá trình kháng chiến
- Phần kết (“Xã tắc từ đây... Ai nấy đều hay”).: Tuyên bố độc lập, mở ra kỉ nguyên mới cho đất nước
b. Tác giả có cách lập luận chặt chẽ, mỗi phần đều có mối quan hệ mật thiết với nhau: Phần 1 là cơ sở lí luận được tạo nên từ tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về độc lập, tự chủ. Phần 2, 3 là cơ sở thực tiễn được tạo nên từ bản cáo trạng tội ác của giặc và sự thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn. Qua đó, phần kết thúc thể hiện niềm tin, khát vọng xây dựng một quốc gia vững mạnh.
- Bài cáo viết về quá trình cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đi đến chiến thắng của Đại Việt.
Như ta đã biết, trong tiếp nhận văn bản Truyện Kiều, việc cho Kiều là trinh hay dâm không phải hoàn toàn thống nhất với nhau (tham khảo thêm phầu những kiến thức cần lưu ý), cần căn cứ vào văn bản để minh định. Nguyễn Du thể hiện rất rõ điều này qua tác phẩm mà đoạn trích Nỗi thương mình là một ví dụ. Ở phần Đoàn viên, Nguyễn Du tỏ thái độ của mình qua lời Kim Trọng:
Như nàng lấy hiếu làm trinh,
Bụi nào cho đục được mình ấy vay?
Dù rất thương yêu, mến mộ Thúy Kiều song thực tế đầy phũ phàng (và do phải trung thành với cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân) nên Nguyễn Du không thể không để cho Kiều phải vào lầu xanh. Nguyễn Du không né tránh thực tế nhưng cũng chính từ sự việc này, nhà nhân đạo chủ nghĩa lại có điều kiện để cho nhân cách của Kiều ngời sáng, nghĩa là Kiều không dâm, không một chút vui thú trong chốn bùn nhơ. Nàng đau đớn xót xa, bàng hoàng ngỡ ngàng trước những cuộc say, trận cười:
Giật mình / mình lại / thương mình xót xa.
Câu thơ bị ngắt vụn ra như sự tan nát trong cõi lòng nàng. Nàng lấy làm chán chường tủi hổ, chứ không vui thú gì, nàng lãnh đạm, thờ ơ trước khách làng chơi:
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!
Mặc người mưa Sở mây Tần
Những mình nào biết có xuân là gì.
Không cưỡng lại được trước thế lực tàn bạo, nàng Kiều đã chống lại bằng thái độ. Tâm hồn của Kiều hoàn toàn trong trắng, nhân cách, phẩm giá của Kiều hoàn toàn cao thượng. Đúng như Kim Trọng nói: Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường.
Đoạn trích ghi lại một đoạn đời đầy bị kịch của Thuý Kiều. Qua miêu tả tâm trạng, thái độ, ý thức của Kiều trước cảnh phải cầm lòng tiếp khách, Nguyễn Du đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Kiều ngời lên giữa một xã hội bạo tàn, nhơ bẩn với sự cảm thông sâu sắc của người nghệ sĩ. Đoạn trích góp phần thể hiện giá trị nhân văn cao cả của tác phẩm.
Lời Kim Trọng nói với Kiều trong ngày tái ngộ đã xác nhận chữ "trinh" của nàng. Vì chữ "hiếu", nàng đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, trải qua mười lăm năm sống cuộc đời gió bụi, qua tay Mã Giám Sinh, làm vợ Thúc Sinh rồi Từ Hải, hết rơi vào lầu xanh của Tú Bà lại rơi vào lầu xanh của Bạc Bà, Bạc Hạnh nhưng "bụi nào cho đục được mình ấy vay?", tâm hồn, nhân cách, phẩm giá của Kiều vẫn trong trắng, cao thượng. Nguyễn Du đã không né tránh thực tế nghiệt ngã, nhưng cũng chính trong thực tế ấy, nhà thơ hết lời ca ngợi, đề cao vẻ đẹp nhân cách, phẩm giá của Kiều mà đoạn trích "Nỗi thương mình" là một đoạn tiêu biểu.
- Có thể chia đoạn trích thành 2 phần:
+ Phần 1: (đầu ... Phăng-tin đã tắt thở): Nghe những lời nói của Gia-ve về ông thị trưởng Ma-đơ-len, đồng thời chứng kiến hành động đầy uy quyền của hắn, Phăng-tin hoảng sợ, ngã đập đầu vào thành giường và ngất xỉu
+ Phần 2: (còn lại): Giăng-van-giăng thể hiện thái độ quyết liệt khiến Gia-ve sợ hãi, ông ngồi xuống thì thầm bên tai Phăng-tin những lời cuối cùng và sửa soạn cho người đã chết.
- Mối quan hệ giữa 2 phần là mối quan hệ nhân quả. Chính thái độ, lời lẽ và hành động của Gia-ve đã gây ra cái chết của Phăng-tin và cũng chính sự hung hăng, sắt đá của Gia-ve đã buộc Giăng-van-giăng phải giật một thanh sắt từ cái giường, lăm lăm trong tay, ngăn sự quấy rầy của Gia-ve để thực hiện bổn phận lương tâm đối với Phăng-tin.
- Có thể chia văn bản thành hai phần:
+ Phần 1 (từ đầu... “Phăng tin tắt thở”): Gia-ve biết thân phận thị trưởng Ma-đơ-len là tù khổ sai Giăng Van-giăng đến bắt ông, và gây ra cái chết của Phăng-tin.
+ Phần 2 (còn lại): Giăng Van-giăng khôi phục uy quyền.
- Cả hai phần đều nằm trong chỉnh thể đoạn trích, có mối liên hệ mật thiết với nhau. Phần một quyền uy của Giăng Van-giăng còn mờ nhạt, chưa rõ ràng thì phần hai chính là cách mà ông thể hiện uy quyền của bản thân trước tên Gia-ve.