K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 8 2020

Vì ông không bán cây nào.

8 tháng 8 2020

ông muốn tự tay chăm sóc để cây có hoa,ông ko chọn cây kia vì ông ko muốn ỷ lại,cây có hoa rồi ko chăm sóc nữa.người đó biết nên tặng cả hai cây cho ông lão chăm chỉ.

Ngày xửa ngày xưa, có đôi vợ chồng rất nghèo, lại hiếm muộn. Đến tuổi già, bệnh tật hành hạ, việc lao động trở nên quá sức. Hai ông bà đành vay thóc lúa của một gia đình giàu có trong làng để có cái mà ăn. Người trong làng biết ông bà sẽ không thể nào trả lại được số nợ đó, vì sức khỏe không còn thì làm sao làm lụng mà trả nợ. Ông bà lại không có con cháu, nên cũng không có...
Đọc tiếp

Ngày xửa ngày xưa, có đôi vợ chồng rất nghèo, lại hiếm muộn. Đến tuổi già, bệnh tật hành hạ, việc lao động trở nên quá sức. Hai ông bà đành vay thóc lúa của một gia đình giàu có trong làng để có cái mà ăn. Người trong làng biết ông bà sẽ không thể nào trả lại được số nợ đó, vì sức khỏe không còn thì làm sao làm lụng mà trả nợ. Ông bà lại không có con cháu, nên cũng không có ai để thay ông bà trả nợ. Với người Tây Nguyên, nợ nần đã là một nỗi nhục, thêm việc tuyệt đường tôn tử lại càng xấu hổ hơn. Bởi dân làng quan niệm rằng, vợ chồng đã sống không tốt, hoặc kiếp trước đã giết người nên kiếp này bị các Yang trừng phạt, không cho sinh được con cái. Từ đó, dân làng cứ ngày càng xa lánh họ.Thấy mình oan ức, vì cả đời sống lương thiện, người chồng bèn đến bên sườn núi cắt cổ con gà, khui cái ché rượu tế các Yang, xin các Yang phù hộ cho được con cái. Ông tế liền 7 ngày 7 đêm. Các Yang thấy ông có lòng thành thì rủ lòng thương. Vì vậy, dù đã đến tuổi gần đất xa trời nhưng vẫn giúp cho ông bà có được một đứa con gái.

Ngày sinh con, ông bà mừng rỡ, tạ ơn các Yang. Hôm sau, ông bà làm lễ Pơ-răp Yun (lễ đặt tên con) và đặt tên đứa bé là K'Niê.
Nhưng buồn thay, đứa bé tuổi vừa được vài mùa rẫy thì ông bà qua đời. Gia đình nhà giàu kia đến bắt K'Niê về làm người ở để trừ nợ. Vì cha mẹ nợ thóc lúa, nên ngoài những việc dành cho con gái như lấy củi, hái rau, gánh nước, giã gạo... thì đến mùa làm rẫy, K'Niê bị bắt ra rẫy cày cấy như đàn ông. Cái rẫy của người chủ sau nhiều năm gieo trồng, nay đã cằn cỗi, đất cứng như đá, nắng rọi cháy da cháy thịt, cỏ dại mọc cũng không nổi. Một ngày nọ mệt quá, K'Niê nằm trên khoanh rẫy cằn cỗi ngủ thiếp đi, và không bao giờ thức dậy nữa.Cô gái đã chết.

Đêm hôm đó, K'Niê báo mộng đến chủ nhà, bảo rằng đừng chôn cất cô về nghĩa trang của làng. Hãy lập mộ cô ngay giữa khoanh rẫy, và cô sẽ trả nợ cho họ. Chủ nhà nghe theo.
Ít lâu sau, từ nấm mộ cô mọc lên một loại cây. Giữa rẫy hoang cằn cỗi, cây vẫn xanh tươi, lớn rất nhanh, thân cây thẳng đứng mạnh mẽ, cành lá xum xuê tỏa bóng mát, mặc trên trời nắng gắt, dưới đất khô cằn. Nhờ bóng mát che chở, những mùa rẫy sau cánh đồng trở lại tươi tốt, thóc lúa bội thu. Người chủ không những đã thu gom đủ thóc lúa cho vợ chồng nghèo kia vay trong nhiều năm, mà còn có dư để đem cho người nghèo khác trong làng.
Dân làng bèn đặt tên cho cây ấy là cây K'Niê. Người Ê Đê chúng tôi gọi là Kyao K'Niê.
Từ đó, người Tây Nguyên không bao giờ chặt phá cây K'Niê. Nếu cây mọc giữa rẫy, dân làng vẫn giữ nguyên đó, vì niềm tin rằng đó là nơi trú ngụ của thần linh, của linh hồn người đã khuất. Người ra rẫy cũng vì thế mà được nhờ bóng mát sau những giờ phơi mình ngoài nắng cháy.

Xưa kia, người đi làm rẫy nếu chẳng may bị no hơi, đầy bụng thì chỉ cần lấy lá K'Niê nấu nước, uồng vài ngụm là khỏi. Nặng hơn, nếu bị sốt rét rừng, thứ bệnh mà dân làng xưa kia tin rằng là do bị ma ám, ma nhập... thì cũng uống nước nấu cây K'Niê để chữa. Dân làng đã khỏi, và tin đó là sự linh thiêng của cô bé K'Niê. Ngày nay, các nhà khoa học đã biết chiết xuất thuốc chống sốt rét từ cây K'Niê.

1) Đọc tìm bố cục và tóm tắt văn bản trên

2) Hãy tìm các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện Theo em những chi tiết đó có ý nghĩa gì?

0
Câu 5. Dấu ngoặc kép trong câu văn: “Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi và khi biết sự tình ông lão nói với cô bé: “Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì mẹ cháu sống được bấy nhiêu năm.” dùng để làm gì? Câu 6. Phát hiện chi tiết kì ảo có trong câu chuyện Bông hoa cúc trắng và...
Đọc tiếp

Câu 5. Dấu ngoặc kép trong câu văn: “Một lần đang ngồi khóc bên đường bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi và khi biết sự tình ông lão nói với cô bé: “Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì mẹ cháu sống được bấy nhiêu năm.” dùng để làm gì?

 

Câu 6. Phát hiện chi tiết kì ảo có trong câu chuyện Bông hoa cúc trắng và nêu ý nghĩa.

 

Câu 7. Ngợi ca công lao cha mẹ cũng như nhắc nhở chúng ta về đạo làm con, ca dao có câu:  

                                       “Công cha như núi Thái Sơn

                                         Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

                                             Một lòng thờ mẹ kính cha

                                         Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.”

Từ câu chuyện cùng ý nghĩa bài ca dao, em hãy nêu ngắn gọn suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo, kể một vài việc làm, hành động của bản thân em thể hiện tấm lòng đó với ông bà, cha mẹ.

1
11 tháng 4 2022

5. Dấu ngoặc kép dùng để trích dẫn lời nói của nhân vật. 

6. Chi tiết kì ảo: Bông hoa cúc tước ra được bao nhiêu sợi thì người mẹ sẽ sống thêm được bấy nhiêu ngày. 

Ý nghĩa: Nói về sự hiếu thảo, tình yêu thương mẹ bao la rộng lớn của người con đối với mẹ

7. 

4. Em viết theo các ý chị gợi ý nha:

Nêu lên vấn đề cần bàn luận. (VD: Lòng hiếu thảo là một điều quan trọng nhất với mỗi con người...)

Khái niệm lòng hiếu thảo là gì?

Vai trò của lòng hiếu thảo với con người?

Nêu dẫn chứng?

Liên hệ bản thân em (Bản thân em đã làm gì để thể hiện lòng hiếu thảo...?)

Kết luận. 

11 tháng 4 2022

dạ e c.ơn ạ

 

9 tháng 3 2023

Nếu câu văn “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả” được viết lại thành “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông” thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi là cây ổi cứ ra hoa rồi rụng hết công sức ông chăm sóc đều bằng không.

Tham khảo:

Nếu câu văn “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả” được viết lại thành “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông” thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi là cây ổi cứ ra hoa rồi rụng hết công sức ông chăm sóc đều bằng không.

D
datcoder
CTVVIP
31 tháng 12 2023

- Nếu câu văn “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả” được viết lại thành “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông” thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi.

- Cách viết “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông” không nhấn mạnh được công sức và sự chờ đợi, tình yêu thương, chăm bẵm của ông dành cho cây ổi mà nhấn mạnh việc cây ổi rụng hoa, không để lại kết quả.

- Cách viết “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả” nhấn mạnh sự chú ý của người đọc tới công sức của người ông.

1) Một kẻ giết người bị kết án tử hình. Hắn ta phải chọn một trong ba căn phòng: phòng thứ nhất lửa cháy dữ dội, phòng thứ hai đầy những kẻ ám sát đang giương súng, và phòng thứ ba đầy sư tử nhịn đói trong ba năm. Phòng nào an toàn nhất cho hắn?2) Nếu chỉ có một que diêm, trong một ngày mùa đông giá rét, bạn bước vào căn phòng có một cây đèn, một bếp dầu, và một bếp củi, bạn...
Đọc tiếp

1) Một kẻ giết người bị kết án tử hình. Hắn ta phải chọn một trong ba căn phòng: phòng thứ nhất lửa cháy dữ dội, phòng thứ hai đầy những kẻ ám sát đang giương súng, và phòng thứ ba đầy sư tử nhịn đói trong ba năm. Phòng nào an toàn nhất cho hắn?

2) Nếu chỉ có một que diêm, trong một ngày mùa đông giá rét, bạn bước vào căn phòng có một cây đèn, một bếp dầu, và một bếp củi, bạn thắp gì trước tiên?

3) Có một cây cầu có trọng tải là 10 tấn, có nghĩa là nếu vượt quá trọng tải trên 10 tấn thì cây cầu sẽ sập. Có một chiếc xe tải chở hàng, tổng trọng tải của xe 8 tấn + hàng 4 tấn = 12 tấn. Vậy đố các bạn làm sao bác tài qua được cây cầu này (Không được bớt hàng ra khỏi xe)?

4)  Một người đi vào rừng sâu để thám hiểm, thật không may cho ông ta khi bắt gặp 1 con đười ươi rất hung dữ muốn xé xác ông ta ra. Trong tay ông ta có 2 con dao, ông sợ quá vứt 2 con dao ra đó, con đười ươi nhặt lên và sau vài phút nó nằm vật xuống đất chết luôn. Bạn có biết tại sao không?

5) Cái gì người mua biết, người bán biết, người xài không bao giờ biết?

6) Vua hôn gọi là gì?

7) Có một cây lê có hai cành, mỗi cành có 2 nhánh lớn, mỗi nhánh lớn có 2 nhánh nhỏ, mỗi nhánh nhỏ có 2 cái lá, cạnh mỗi cái lá có hai quả. Hỏi ở trên cây có bao nhiêu quả táo?

8) Một thằng mù và ba thằng điếc đi ăn phở, mỗi người một bát. Mỗi bát phở có giá là 10 ngàn đồng. Vậy họ phải trả bao nhiêu tiền.

9) Con kiên bò lên tai con voi nói gì với con voi mà con voi nằm lăn ra chết ngay tức khắc?

10) Cắm vào run rẩy toàn thân. Rút ra nước chảy từ chân xuống sàn. Hơi hàng công tử giàu sang. Cắm vào xin chớ vội vàng rút ra. Là cái gì?

nhanh nha!!!

14
17 tháng 12 2018

1) Đáp án: Phòng thứ ba an toàn nhất

17 tháng 12 2018

1)phòng thứ 3

2)thắp que diêm

3)cho bác tài đi qua kệ cái xe tải ở lại

4)con đười ươi sẽ đạp ngực trúng dao chết

5)quan tài

1 Mở bài:- Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc- Thấy hoa đào nở là thấy xuân về.- Em thấy lòng mìn náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào trước ngõ.2 Thân bài: a) Cây đào nhìn từ xa:- Cây đào do ông em trồng trước ngõ đã nhiều năm.- Cây to , gốc sù sì , cành toả rộng.- Mùa đông, cành cây đen đúa, khẳng khiu, nhìn gầy gò, không có sức sống.- Khi có mưa xuân, càn cây bỗng mỡ...
Đọc tiếp
1 Mở bài:
- Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc
- Thấy hoa đào nở là thấy xuân về.
- Em thấy lòng mìn náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào trước ngõ.
2 Thân bài: 
a) Cây đào nhìn từ xa:
- Cây đào do ông em trồng trước ngõ đã nhiều năm.
- Cây to , gốc sù sì , cành toả rộng.
- Mùa đông, cành cây đen đúa, khẳng khiu, nhìn gầy gò, không có sức sống.
- Khi có mưa xuân, càn cây bỗng mỡ màng và dịp tết đến cây nư một ngọn đèn hồng rực rỡ thắp sáng ngõ nhà em.
b) Cây đào nhìn cận cảnh:
- Ngày 28 tết, ông lựa cành đào đẹp nhất, cắt lấy cắm vào chiếc lục bình.
- Sắc hồng của hoa đào làm căn phòng thêm ấm cúng.
- Càn đào xoè ra với dáng vẻ tự nhiên không bị uốn nắn.
- Mỗi đoá hoa có năm cánh hồng nhạt mỏng manh.
- Nhuỵ hoa vàng tươi.
- Những bông hoa chen với nụ nở chi chít trên cành.
- Hoa đào cùng nhau trầm đèn nến tạo nên không khí tết thật đầm ấm.
3 Kết bài:
- Em rất yêu cây đào trước ngõ.
- Loài hoa mang đến niềm vui năm mới.
- Em chăm sóc cây đào để mỗi mùa xuân nó lại nở hoa.
  
1
8 tháng 10 2016

Dàn ý này thì mình thấy bạn nên thêm một số chi tiết để khi làm văn , bài văn nó hay và chi tiết , bạn nhé ! Còn những chi tiết , mình thấy là hay , cám ơn bạn đã cho mình dàn ý này tham khảo nhé !

Chúc bạn học tốt ! banhqua

8 tháng 10 2016

OK

 

Viết văn cho dàn ý sau : Mở bài:- Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc.- Thấy hoa đào nở là thấy xuân về.- Em thấy lòng mìn náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào trước ngõ.2. Thân bài: a) Cây đào nhìn từ xa:- Cây đào do ông em trồng trước ngõ đã nhiều năm.- Cây to, gốc sù sì, cành toả rộng.- Mùa đông, cành cây đen đúa, khẳng khiu, nhìn gầy gò, không có sức sống.- Khi có mưa...
Đọc tiếp

Viết văn cho dàn ý sau :

 

  1. Mở bài:
    - Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc.
    - Thấy hoa đào nở là thấy xuân về.
    - Em thấy lòng mìn náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào trước ngõ.
    2. Thân bài: 
    a) Cây đào nhìn từ xa:
    - Cây đào do ông em trồng trước ngõ đã nhiều năm.
    - Cây to, gốc sù sì, cành toả rộng.
    - Mùa đông, cành cây đen đúa, khẳng khiu, nhìn gầy gò, không có sức sống.
    - Khi có mưa xuân, càn cây bỗng mỡ màng và dịp tết đến cây nư một ngọn đèn hồng rực rỡ thắp sáng ngõ nhà em.
    b) Cây đào nhìn cận cảnh:
    - Ngày 28 tết, ông lựa cành đào đẹp nhất, cắt lấy cắm vào chiếc lục bình.
    - Sắc hồng của hoa đào làm căn phòng thêm ấm cúng.
    - Càn đào xoè ra với dáng vẻ tự nhiên không bị uốn nắn.
    - Mỗi đoá hoa có năm cánh hồng nhạt mỏng manh.
    - Nhuỵ hoa vàng tươi.
    - Những bông hoa chen với nụ nở chi chít trên cành.
    - Hoa đào cùng nhau trầm đèn nến tạo nên không khí tết thật đầm ấm.
    3. Kết bài:
    - Em rất yêu cây đào trước ngõ.
    - Loài hoa mang đến niềm vui năm mới.
    - Em chăm sóc cây đào để mỗi mùa xuân nó lại nở hoa
1
23 tháng 2 2016

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.