Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cơ chế tác động của interferon trong việc chống lại virus:
(1) Nucleic acid của virus xâm nhập vào tế bào chủ thứ nhất: Nhân lên và phóng thích ra ngoài.
(2) Đồng thời, hệ gene của virus đi vào nhân tế bào kích thích gene tổng hợp interferon hoạt động.
(3) Gene tổng hợp interferon phiên mã và tổng hợp nên interferon.
(4) Interferon được giải phóng ra ngoài và đi vào các tế bào khác xung quanh.
(5) Khi interferon vào trong tế bào, nó sẽ kích thích gene tổng hợp chất chống lại sự nhân lên của virus trong tế bào vật chủ.
→ Interferon có tác dụng kích thích cơ thể tạo ra chất chống lại virus xâm nhập vào tế bào. Interferon được sản sinh ra ngay sau khi tế bào bị nhiễm virus, nó chỉ bảo vệ các tế bào bên cạnh, không có tác dụng bảo vệ tế bào mẹ và không có tính đặc hiệu với virus.
- Các cơ chế gây bệnh của virus:
+ Virus gây bệnh theo cơ chế nhân lên kiểu sinh tan phá hủy các tế bào của cơ thể và các mô. Vì vậy, tình trạng bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số tế bào bị phá hủy nhiều hay ít cũng như khả năng tái sinh của các tế bào cơ thể nhanh tới mới nào.
+ Một số loại virus khi xâm nhập vào tế bào có thể sản sinh ra các độc tố làm biểu hiện triệu chứng bệnh.
+ Virus nhân lên theo kiểu tiềm tan, ngoài việc phá hủy các tế bào cơ thể, một số còn có thể gây ra đột biến gene ở tế bào chủ dẫn đến ung thư.
- Biện pháp để phòng chống virus SARS-CoV-2: Tiêm vaccine để kích hoạt hệ thống miễn dịch để tạo ra kháng thể chống lại virus. Ngoài ra, cần thực hiện biện pháp 5k để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Trình bày các biện pháp phòng bệnh do virus.
Với thực vật
- Chọn giống cây sạch bệnh.
- Tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh.
- Tạo giống trồng kháng virus.
Với động vật và con người
- Vệ sinh, tập luyện, giữ gìn cơ thể sạch sẽ, khoẻ mạnh.
- Giữ gìn môi trường sống sạch.
- Ăn uống đủ chất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Phun thuốc khử trùng, tiêu diệt sinh vật trung gian truyền bệnh như muỗi, bọ chét,...
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân: bàn chải đánh răng, khăn mặt, dao cạo râu.
- Không dùng chung bơm kim tiêm.
- Không tiếp xúc trực tiếp, tàng trữ, buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã.
- Khoanh vùng, tiêu huỷ động vật bị bệnh.
- Đối với các bệnh lây lan qua đường hô hấp cần có các biện pháp cách li, hạn chế tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc với người bệnh phải sử dụng các dụng cụ bảo hộ như găng tay, khẩu trang y tế,...
- Tiêm vaccine để phòng bệnh do virus, bên cạnh việc tiêm cho người, chúng ta cần chú ý tiêm cho vật nuôi.
Biện pháp nào sẽ giúp cơ thể chúng ta chủ động hình thành kháng thể kháng virus là: tiêm vaccine.
Virus gây bệnh theo các cơ chế là:
- Virus gây bệnh theo cơ chế nhân lên kiểu sinh tan phá hủy các tế bào của cơ thể và các mô. Vì vậy, tình trạng bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số tế bào bị phá hủy nhiều hay ít cũng như khả năng tái sinh của các tế bào cơ thể nhanh tới mới nào.
- Một số loại virus khi xâm nhập vào tế bào có thể sản sinh ra các độc tố làm biểu hiện triệu chứng bệnh.
- Virus nhân lên theo kiểu tiềm tan, ngoài việc phá hủy các tế bào cơ thể, một số còn có thể gây ra đột biến gene ở tế bào chủ dẫn đến ung thư.
Tiêm vaccine lại giúp cơ thể phòng bệnh virus chủ động và hiệu quả vì: Vaccine là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, khi đưa vào trong cơ thể nó sẽ kích thích hệ miễn dịch nhận diện và hình thành kháng thể phù hợp để liên kết và làm bất hoạt kháng nguyên. Đồng thời, hệ thống miễn dịch cũng ghi nhớ để nếu có kháng nguyên tương tự xâm nhập vào thì cơ thể sẽ chủ động hình thành kháng thể để bất hoạt kháng nguyên đó ngay trước khi kháng nguyên gây hại.
Cơ thể chống lại virus bằng các phản ứng tự vệ không đặc hiệu hoặc đặc hiệu.
Cơ thể chống lại virus nhờ các phản ứng phòng vệ của cơ thể gồm miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu.