K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 10 2017

Bạn tham khảo;

- Cơ cấu nước ta thay đổi;

+Tỉ trọng lao động trong ngành nông -lâm ngư nghiệp giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao

+Khu vực công nghiệp -xây dựng tỉ trọng lao động tăng nhưng tỉ trọng vẫn còn thấp

- Sự thay đổi đó nói lên :

+Cơ cấu lao động đang có sự thay đổi theo hướng đổi mới của nền kinh tế xã hội công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước

+Giảm tỉ trọng lao động trong các ngành nông - lâm ngư nghiệp

+Tăng tỉ trọng lao động trong các ngành cn-cây dựng và dịch vụ

7 tháng 12 2018

- Sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn: tỉ trọng lao động ở thành thị có xu hướng tăng, tỉ trọng lao động ở nông thôn giảm.

- Nguyên nhân: do tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Hậu quả của quá trình đô thị hóa:

+ Khó khăn trong giải quyết việc làm.

+ Ô nhiễm môi trường, nảy sinh nhiều vấn đề an ninh, trật tự xã hội.

18 tháng 10 2018

- Về cơ cấu lao động (năm 2003): chiếm tỉ trọng cao nhất là nông – lâm –ngư nghiệp (60,3%), tiếp đến là dịch vụ (23,2%), thấp nhất là ngành công nghiệp – xây dựng (16,5%).

- Về sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành:

+ Tỉ trọng lao động ngành nông –lâm – ngư nghiệp có xu hướng giảm từ 71,5% (1989) xuống 60,3% (2003).

+ Tỉ trọng lao động ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ tăng lên: công nghiệp – xây dựng tăng 5,3% (từ 11,2% năm1989 lên 16,5% năm 2003); dịch vụ tăng 5,9% (từ 17,3% năm 1989 lên 23,2% năm 2003).


=> Nhận xét chung: Nước ta đang dần chuyển sang hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

18 tháng 10 2018

a. *Nhận xét:
- Lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng
- Trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp nhày càng giảm.
b. Nói lên điều : đất nước ngày càng phát triển, ngành công nghiệp có xu hướng tăng nên số lao động trong ngành này tăng, ngược lại tốc độ đô thị hoá đang diễn ra khá nhanh, diện tích đất nông nghiệp giảm nên số dân trong ngành này cũng giảm, ngoài ra một số người dưới quê còn lên sinh sống bằng nghề làm trong các xí nghiệp, nhà máy công nghiệp.

20 tháng 11 2021

Tham khảo

 

Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động ở nước ta :

- Về tỉ lệ lao động khu vực nhà nước đang có xu hướng giảm dần

- Tỉ lệ lao động của các khu vực kinh tế khác tăng

15 tháng 11 2019

- Trong cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta năm 2003, chiếm tỉ trọng cao nhất là lao động nông, lâm, ngư nghiệp (59,6%), tiếp đến là tỉ trọng của lao động dịch vụ(24,0%), thấp nhất là lao động công nghiệp - xây dựng (16,4%).

- Trong giai đoạn 1989 - 2003, cơ cấu sư dụng lao động ở nước ta có sự chuyển biến theo hướng : Tỉ trọng lao động nông - lâm - ngư nghiệp giảm 11,9% (từ 71,5% năm 1989 xuống còn 59,6% năm 2003). Tỉ trọng lao động công nghiệp - xây dựng tăng 5,2 % (từ 11,2% năm 1989 lên 16,4% năm 2003). Tỉ trọng lao động dịch vụ tăng 6,7% (từ 17,3% năm 1989 lên 24,0% năm 2003)

4 tháng 9 2017

*Nhận xét:
- Lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng
- Trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp nhày càng giảm.
*Giải thích: do đất nước ngày càng phát triển, ngành công nghiệp có xu hướng tăng nên số lao động trong ngành này tăng, ngược lại tốc độ đô thị hoá đang diễn ra khá nhanh, diện tích đất nông nghiệp giảm nên số dân trong ngành này cũng giảm, ngoài ra một số người dưới quê còn lên sinh sống bằng nghề làm trong các xí nghiệp, nhà máy công nghiệp.

cảm ơn rất nhiều ạ

 

Nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu sử dụng lao động ở nước ta :

- Về tỉ lệ lao động khu vực nhà nước đang có xu hướng giảm dần

- Tỉ lệ lao động của các khu vực kinh tế khác tăng

23 tháng 2 2017

- Lao động nước ta đang có sự chuyển dịch phân theo khu vực kinh tế:
+Lao động trong ngành nông lâm thủy sản từ năm 1995-2007 giảm 17,3% còn 53,9%. Tuy nhiên lao động trong ngành này vẫn chiếm tỉ trọng lớn.
+Lao động trong ngành công nghiệp xây dựng và dich vụ tăng tỉ trọng ( dẫn chứng trong Alat)
- Cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế có sự chuyển dịch từ thành phần nhà nước sang thành phần ngoài nhà nước (dẫn chứng)
- Lao động giữa thành thị và nông thôn cũng có sự chuyển dịch từ nông thôn ra thành thị (dẫn chứng Alat)

18 tháng 2 2017

- Từ năm 1990 đến năm 2002, cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt nước ta có sự thay đổi theo hướng: tỉ trọng cây lương thực giảm 6,3% (từ 67,1% năm 1990 xuống còn 60,8% năm 2002), tỉ trọng cây công nghiệp tăng nhanh 9,2% (từ 13,5% năm 1990 lên 22,7 % năm 2002), tỉ trọng cây ăn quả và rau đậu giảm 2,9% (từ 19,4% năm 1990 xuống 16,5% năm 2002).

- Sự giảm tỉ trọng của cây lương thực trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt cho thấy nước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh lúa. Như vậy, ngành trồng trọt đang phát triển đa dạng cây trồng.

- Sự tăng nhanh tỉ trọng cây công nghiệp cho thấy rõ nước ta đang phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, chuyển mạnh sang trồng các cây hàng hoá để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và để xuất khẩu.