Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
PHÒNG GD&ĐT HOÀNH BỒ
TRƯỜNG TH&THCS KỲ THƯỢNG
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 - 2017
MÔN: VẬT LÝ LỚP 6
Thời gian làm bài: 45 phút
A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Khoanh tròn vào một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Dụng cụ nào sau đây dùng để đo độ dài?
A. Thước B. Lực kế C. Cân D. Bình chia độ
Câu 2: Để đo thể tích một vật, người ta dùng đơn vị:
A. kg. B. N/m3 C. m3 D. m.
Câu 3: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi:
A. Lực hút của nam châm tác dụng lên miếng sắt.
B. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp.
C. Trọng lượng của một quả nặng.
D. Lực kết dính giữa băng keo với một mặt phẳng.
Câu 4: Một học sinh đá vào quả bóng. Có hiện tượng gì xảy ra đối với quả bóng?
A. Quả bóng bị biến dạng.
B. Chuyển động của quả bóng bị biến đổi.
C. Quả bóng bị biến dạng, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi.
D. Không có sự biến đổi nào xảy ra.
Câu 5: Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng là:
A. P = 10.m B. D = m/V C. d = P/V D. d = 10.D.
Câu 6: Một bạn học sinh nặng 17kg. Trọng lượng bạn học sinh đó là:
A. 17 N B. 170 N C. 1700 N D. 17000N
B. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 7: (2,0 điểm) Lực là gì? Ví dụ. Nêu kết quả tác dụng của lực?
Câu 8: (3,0 điểm) Một vật có khối lượng 180 kg và thể tích 1,2 m3.
a) Tính khối lượng riêng của vật đó.
b) Tính trọng lượng của vật đó.
Câu 9: (2,0 điểm)
a) Kể tên các loại máy cơ đơi giản?
b) Muốn đưa một thùng dầu nặng 120 kg từ dưới đất lên xe ô tô. Ta nên sử dụng loại máy cơ đơn giản nào?
------------------------CHÚC BẠN THI TỐT NHA-----------------------------------
Những hiện tượng liên quan đến nhiệt học là:
1.Tại sao lúc rơi xuống các vận động viên nhảy cao và nhảy xa lại co hai chân lại?
giải thích: nhờ co hai chân ở giai đoạn cuối bước nhảy vận động viên tạo thêm được đường để hãm và nhờ thế để giảm bớt được lực va xuống đất.
2.Tại sao con sóc và con cáo lại cần đuôi lớn?
giải thích: con sóc nhảy được xa từ cây này sang cây khác một phần nhờ cái đuôi. Đuôi sóc là bộ phận cân bằng độc đáo. Còn đuôi cáo giúp nó rẽ ngoặt bất ngờ khi đang chạy nhanh. Đó là tấm lái không khí đặc biệt.
3.Một số cây họ đậu đã lợi dụng quán tính để phát tán như thế nào?
giait thích: quả đậu khi chín đã nhanh chóng tách ra và nở theo đường cong. Đồng thời theo quán tính hạt trong quả văng ra mọi phía theo đường tiếp tuyến.
4.Tại sao trước khi nhảy người ta lại phải nhún xuống một chút?
giải thích: trước khi nhảy người ta phải khom người xuống để tăng thêm quãng đường trên đó lực đẩy của chân tác dụng và nhờ thế mà tăng thêm được vận tốc cuối cùng của thân.
5.Lớp lông co dãn ở gan bàn chân thỏ có ý nghĩa gì?
giải thích: lớp lông co dãn ở gan bàn chân thỏ kéo dài thêm thời gian hãm dừng lại khi nhảy, do đó làm giảm lực va chạm.
-ổ bi giúp cho trục bánh xe có thể quay được khi bị tác dụng của một lực khác .
-Việc phát minh ra ổ bi có ý nghĩa rất quan trọng:đây là một phát minh giúp sự di chuyển của con người được dễ dàng hơn mà không cần sức kéo của động vật
a) Một quả cân có khối lượng ...g thì có trọng lượng 2N
b) Một túi đường có khối lượng 1kg thì có trọng lượng ...
Ta làm như sau :
a) Một quả cân có khối lượng ..200g.. thì có trọng lượng 2N
\(m=\dfrac{P}{10}=\dfrac{2}{10}=0,2\left(kg\right)\)
\(0,2kg=200g\)
b) Một túi đường có khối lượng 1kg thì có trọng lượng ..10N..
\(P=10.m=1.10=10\left(N\right)\)
Là cân Rô- béc - van
Vì N là đơn vị dùng để đo trọng lượng còn kg là đơn vị dùng để đo khối lượng , mà cân là dụng cụ dùng để đo khối lượng nên cân phải chia theo đvị kg
Muốn hai bên cân bằng thì :
Đầu còn lại treo vật có khối lượng là 40kg
=> Cân bằng nhé
nếu muốn 2 bên cân bằng thì lấy vật có KL là 40kg treo lên đầu còn lại.
Thế là cân bằng
tui có nè
mk có nek lấy hk