Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lấy 6 chiếc nhẫn bất kì, đặt lên 2 đĩa cân mỗi đĩa 3 chiếc
TH1: Nếu 2 đĩa cân ở trạng thái cân bằng
-> Lấy 2 chiếc nhẫn còn lại đem cân, cân nghiêng về đĩa nào thì chiếc nhẫn ở đĩa còn lại có khối lượng nhỏ hơn
TH2: Cân nghiêng về 1 đĩa
- Lấy 2 trong 3 chiếc nhẫn ở đĩa còn lại đem cân:
+ Nếu cân nghiêng về đĩa nào thì chiếc nhẫn ở đĩa còn lại có khối lượng nhỏ hơn
+ Nếu cân ở trạng thái cân bằng thì chiếc nhẫn còn lại có khối lượng nhỏ hơn
Để lên mỗi đĩa cân 3 cái thì có 2 trường hợp xảy ra:
- Nếu đĩa cân bằng thì lấy 2 nhẫn còn lai đưa lên cân sẽ biết nhẫn thiếu.
- Nếu không cân bằng thì lấy 3 cái nhẫn bên nhẹ hơn để cân lần thứ 2 như sau: Lấy 2 cái bỏ lên cân nếu cân thăng bằng thì cái còn lại là cái thiếu còn không thăng bằng thì cái thiếu ở bên nhẹ hơn.
Mình chúc bạn học tốt nhé!
Ta chia 9 đồng thành 3 nhóm, A,B và C. (lần cân 1) ta lấy nhóm A cân vs nhóm B, sẽ có 2 trường hợp:
1 Là:
- 2 nhóm A và B bằng nhâu, ta lấy 2 đồng của nhóm C cân vs nhau ( lần cân 2) nêu chúng bằng nhau thì đồng còn lại là đồng cần tìm, còn nếu có 1 đồngnặng hơn thì đồng đó là đồng caanf tìm
2 Là:
-1 trong 2 nhóm có số cân nặng hơn, ta lấy nhóm đó lm tương tự như tình huống 1
Chia 9 đồng tiền ra 3 phần bằng nhau,mỗi phần 3 đồng tiền.Để dễ thực hiện gọi ba nhóm lần lượt là nhóm A,nhóm B,nhóm C.Đầu tiên ta cân nhóm A và nhóm B(lần cân thứ nhất).
Trường hợp 1:
Nhóm A và nhóm B có một nhóm có khối lượng lớn hơn.Lúc này,ta lấy nhóm nặng hơn đó chia làm ba nhóm nhỏ hơn,mỗi nhóm 1 đồng,đặt hai đồng lên hai đĩa cân(lần cân thứ hai).Nếu 2 đồng này bằng nhau thì đồng thứ ba là đồng khác biệt,nếu 2 đồng trên hai đĩa cân đồng nặng đồng nhẹ thì động nặng là đồng khác biệt.
Trường hợp 2:
Nhóm A và nhóm B bằng nhau.Nhóm C có đồng tiền khác biệt ta thực hiện như trường hợp 1,chia làm 3 phần,mỗi phần 1 đồng đặt hai đồng lên hai bên đĩa cân rồi cân(lần cân thứ hai)
Lưu ý:hai trường hợp này sẽ chỉ xảy ra một trường hợp.
Chúc bạn học tốt.
Chia làm 3 phần 3-3-3 đặt tên là A-B-C
B1: Cân A và B
- Cân cân bằng thì => gói nhẹ trong phần C => B2: Cân 2 gói trong C, nếu bằng thì gói dư là gói nhẹ. Không bằng thì tìm ra được gói kia rồi.
- Cân không cân bằng thì gói nhẹ trong phần. Lấy phần nhẹ làm như B2
Dễ thôi, chia 8 chiếc nhẫn ra làm ba nhóm, hai nhóm đầu có 3 chiếc, nhóm còn lại 2 chiếc.
Lần cân 1:Cân hai nhóm đầu, mỗi nhóm 3 chiếc.
Trường hợp 1: Nếu hai cân này bằng nhau thì chiếc nhẫn khác biệt kia ở trong nhóm có 2 chiếc
Trường hợp 2: Nấu hai cân này một nhẹ, một nặng thì chiếc nhẫn khác biệt ở bên nhẹ, gọi bên nhẹ đó là A.
Lần cân 2:
Trường hợp 1: chiếc nhẫn khác biệt ở trong nhóm có hai chiếc, chia 2 chiếc đó ra để cân, mỗi bên một chiếc, chiếc nào nhẹ hơn là chiếc khác biệt.
Trường hợp 2: chiếc nhẫn khác biệt ở trong nhóm A, nhóm này có 3 chiếc nhẫn, đặt 2 chiếc nhẫn lên cân, mỗi bên một chiếc, chiếc thứ ba giữ lại. Hai chiếc nhẫn trên cân, nếu bên nặng, bên nhẹ thì bên nhẹ chính là chiếc nhẫn khác biệt, nếu hai bên bằng nhau thì chiếc nhẫn ta đang giữ trong tay là khác biệt.
Đầu tiên, ta bỏ ra 2 cái nhẫn trước, còn lại 6 cái. Cân mỗi bên 3 cái, sẽ có 2 trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Ta cân hai bên cân (mỗi bên 3 cái), nếu như bằng nhau, thì chắc chắn 1 trong 2 cái nhẫn bỏ ra sẽ là nhẫn nhỏ hơn. Ta chỉ cần cân 2 cái đó. Vậy là đã cân đủ 2 lần rồi. (Loại)
Trường hợp 2: Làm như bước trên, lần này, 1 bên cân sẽ nhẹ hơn bên kia chọn bên đó (mới cân 1 lần) (Chọn)
Bây giờ còn 3 cái, ta bỏ ra 1 cái, cũng sẽ xảy ra 2 trường hợp:
Ta đã bỏ ra 1 cái, còn lại 2 cái.
TH 1:Cân 2 cái đó (lần cân 2). Nếu như cân bằng thì 1 cái bỏ ra kia sẽ là cái cần tìm.
TH 2: Làm như bước trên, nếu cân có 1 bên nhẹ hơn thì bên đó chính là có cái nhẫn ta đang tìm nãy giờ.
Tạm biệt và hẹn gặp lại. Bye!