Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Có 4 vật a, b, c, d đã được nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b đẩy c, c đẩy d thì:
☛A. Vật b và d có điện tích cùng dấu. B. Vật a và d có điện tích cùng dấu.
C. Vật a và c có điện tích cùng dấu. D. Vật b và c có điện tích trái dấu.
Câu 2: Trong những cách sau đây, cách nào làm cho thước nhựa nhiễm điện?
A. Thả thước nhựa vào cốc nước nóng. B. Chạm thước nhựa vào cục pin.
C. Hơ nóng thước nhựa. ☛ D. Chà xát thước nhựa.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về vật dẫn điện?
A.Vật dẫn điện không chứa các hạt mang điện.
B. Vật dẫn điện là vật có khối lượng riêng lớn.
C. Vật dẫn điện là vật có khả năng nhiễm điện.
☛D. Vật dẫn điện là vật có thể cho dòng điện chạy qua.
Câu 4: Trong chiếc cầu chì, bộ phận nào là vật dẫn điện?
A.Dây chì, vỏ sứ. ☛B. Dây chì, hai lá đồng.
C. Dây chì, vỏ sứ, hai lá đồng. D. Vỏ sứ, hai lá đồng.
Câu 5: Vật liệu nào sau đây là vật dẫn điện:
☛A. Dây đồng B. Giấy C. Nhựa D. Thủy tinh
Câu 6: Êlectrôn tự do có trong vật nào dưới đây?
A. Một đoạn ống thủy tinh B. Một đoạn dây nhựa.
☛C. Một đoạn dây nhôm. D. Một đoạn gỗ khô.
Câu 7: Dòng điện chạy qua vật nào dưới đây?
A. Đồng hồ chạy pin lúc kim của nó đứng yên ☛ B.Bóng đèn điện đang sáng.
C. Thước nhựa đang bị nhiễm điện âm. D. Một cái bút chì.
Câu 8: Chất nào dẫn điện tốt nhất trong số các chất dưới đây?
A. Nhôm B. Đồng C. Sắt ☛D. Vàng
Câu 9: Vật nào không có dòng điện chạy qua?
A. Quạt điện đang quay liên tục. B. Đèn điện đang sáng.
C. Ra dio đang nói. ☛D. Thước nhựa bị nhiễm điện.
Câu 10: Eelectron tự do có trong vật nào dưới đây?
A. Mảnh vải khô. ☛ B. Mảnh đồng. C. Mảnh nhựa. D. Một mảnh ni lông.
Câu 11: Đưa hai quả cầu nhựa nhiễm điện cùng loại lại gần nhau thì giữa chúng có sự tương tác như thế nào?
A. Lúc đầu hút, lúc sau đẩy. B. Có lúc hút, có lúc đẩy.
C. Hút nhau. ☛D. Đẩy nhau.
Câu 12: Vật nào sau đây được coi là vật cách điện:
A. Một đoạn ruột bút chì B. Một đoạn dây thép.
C. Một đoạn dây nhôm ☛ D. Một đoạn gỗ khô
Câu 13: Nói kim loại là chất dẫn điện tốt vì?
A.Kim loại được sản xuất nhiều. B. Kim loại là vật liệu đắt tiền.
☛C. Trong kim loại có nhiều electron tự do. D. Kim loại có khối lượng riêng lớn.
Câu 14: Chiều dòng điện được quy ước là chiều:
☛A. Từ cực dương qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực âm của nguồn.
B. Chuyển dời có hướng của các điện tích.
C. Dịch chuyển của các electron.
D. Từ cực âm qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực dương của nguồn.
Câu 15: Trong mạch điện, chiều dòng điện và chiều dịch chuyển của các electron tự do có mối quan hệ gì với nhau? Chọn câu trả lời đúng.
A. Cùng chiều
B. Ban đầu thì cùng chiều, sau một thời gian lại ngược chiều
C. Chuyển động theo hướng vuông góc
☛D. Ngược chiều
Đưa vật A lại gần vật B thấy chúng đẩy nhau. Điều khẳng định nào sau đây là sai ?
A. Hai vật A và B bị nhiễm điện trái đầu
B. Vật A nhiễm điện vật B không nhiễm điện
C. Vật b nhiễm điện vật A không nhiễm điện
D. Hai vật A và B bị nhiễm điện cùng dấu khẳng định nào sai nha minh ghi nhầm vì vội quá hihi mai thi òi
Chọn C.
Giả sử vật a nhiễm điện âm. Ta có sơ đồ sau:
Như vậy vật a và c có điện tích cùng dấu.
Có 2 trường hợp:
Thanh thủy tinh nhiễm điện dương:
-Vật B: nhiễm điện dương.
-Vật C: nhiễm điện âm. hoặc không nhiễm điện.
-Vật D: nhiễm điện dương hoặc không nhiễm điện.
Thanh thủy tinh nhiễm điện âm:
-Vật B: nhiễm điện âm.
-Vật C: nhiễm điện dương hoặc không nhiễm điện.
-vật D: nhiễm điện dương hoặc không nhiễm điện.
Thanh thủy tinh cọ xát với miếng lụa => Thanh thủy tinh và miếng lụa nhiễm điện tích trái dấu.
Mà miếng lụa nhiễm điện âm
=> Thanh thủy tinh nhiễm điện dương.
=> +) Vật B nhiễm điện dương do thanh thủy tinh đẩy vật B.
+) Vật C nhiễm điện âm hoặc không nhiễm điện do thanh thủy tinh hút vật C.
+) Vật D nhiễm điện âm hoặc không nhiễm điện do thanh thủy tinh hút vật D.
Chúc bạn học tốt!
- Thanh thủy tinh nhiễm điện dương.
- B nhiễm điện dương, C và D nhiễm điện âm.
- Giữa B và C hút nhau, C và D đẩy, B và D hút
a) khác dấu
b) khác dấu
c) khác dấu
đều khác dấu hết