Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quá trình thành lập nhà Nguyễn
Sau khi Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, ông lên làm vua, lấy niên hiệu là Gia Long, quốc hiệu là Việt Nam, lập ra nhà Nguyễn.
=> Nhà Nguyễn thành lập
Em có nhận xét j về chính sách ngoại giao nhà Nguyễn.
- Tích cực: Duy trì quan hệ thân thiện với các nước láng giềng, nhất là Trung Quốc.
- Hạn chế: Thực hiện chính sách ngoại giao "đóng cửa", khước từ mọi quan hệ với các nước phương Tây. => Thể hiện sự bảo thủ, lạc hậu, không tạo điều kiện cho đất nước giao lưu với các nước và các nền văn hóa tiên tiến trên thế giới, dẫn đến đất nước trì trệ.
Nhờ gia đình khá giả nên 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ đều được học với thầy giỏi khắp vùng lúc đó là Trương Văn Hiến, người dân quen gọi là Giáo Hiến.
Giáo Hiến vốn từng làm quan cho chúa Nguyễn, nhưng bị quyền thần Trương Phúc Loan trù dập hăm diệt, ông phải trốn vào phủ Quy Nhơn, mở trường dạy học ở đất An Thái. Ông mang theo hoài bão lớn muốn dạy nên lứa học trò có thể diệt loạn thần phò giúp chúa Nguyễn thịnh trị trở lại. Chính ông đã phát hiện ra khả năng khác thường của Nguyễn Huệ. Ông cũng dặn dò 3 anh em nhà Tây Sơn rằng : “Hết lòng giúp chúa Nguyễn để phục hồi nền nhất thống”.
Năm 1771, nhân lúc quyền thần Trương Phúc Loan nắm hết mọi quyền lực, nhưng chỉ lo vơ vét làm giàu khiến dân Đàng Trong cực khổ oán thán, 3 anh em nhà Tây Sơn liền đứng lên khởi nghĩa.
Khẩu hiệu ban đầu của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn là diệt Trương Phúc Loan, phò hậu duệ chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Dương. Tuy nhiên sau khi Trương Phúc Loan bị giao nộp cho quân Trịnh, và nhà Tây Sơn đã có được Nguyễn Phúc Dương, thì anh em Tây Sơn lại tìm cách tận diệt hậu duệ của chúa Nguyễn.
Năm 1777 quân Tây Sơn chiếm được Gia Định liền giết hết hoàng tộc chúa Nguyễn, kể cả Nguyễn Phúc Dương (người mà Tây Sơn có khẩu hiệu phò tá ban đầu). Trong hoàng tộc chỉ có Nguyễn Phúc Ánh trốn thoát được.
Mâu thuẫnSau khi chiếm được Gia Định, mâu thuẫn giữa anh em nhà Tây Sơn bắt đầu lộ diện. Nguyễn Huệ muốn tiến đánh quân chúa Trịnh ở Phú Xuân (lúc này kinh đô Đàng Trong là Phú Xuân đang bị quân chúa Trịnh chiếm), thế nhưng do không rõ tình hình quân Trịnh mạnh yếu thế nào nên Nguyễn Nhạc không đồng ý. Sau đó Nguyễn Hữu Chỉnh báo lại tình hình Phú Xuân thì Nguyễn Nhạc mới đồng ý cho đánh.
Sau khi đánh chiếm được Phú Xuân rồi, Nguyễn Huệ tự tiện đưa quân thẳng tiến ra Bắc Hà, Nguyễn Nhạc biết tin thì không yên tâm với sự phát triển thế lực riêng của Nguyễn Huệ, nên cho quân tiến ra Bắc gọi Nguyễn Huệ trở về.
Nguyễn Huệ từ Bắc Hà trở về mang theo rất nhiều của cải lấy được, Nguyễn Nhạc yêu cầu nộp lại số vàng bạc đã lấy từ kho chúa Trịnh nhưng Nguyễn Huệ không đồng ý.
Nguyễn Huệ cũng đưa ra lý do rằng vùng Thuận Hóa (tức Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế ngày nay) mới lấy được cần củng cố, nên xin ở lại Phú Xuân. Nguyễn Nhạc cũng đành phải đồng ý dù rất không bằng lòng.Ở vùng Thuận Hóa, Nguyễn Huệ tự ý xây dựng thành quách, thưởng cho các quan mà không tấu trình. Nguyễn Nhạc cũng nhiều lần cho gọi Nguyễn Huệ về Quy Nhơn nhưng lần nào Huệ cũng có lý do không đi.
Huynh đệ tương tàn cảnh đáng thươngNguyễn Nhạc cho rằng mình bị xem thường, nên năm 1787, Nhạc đem binh ra Phú Xuân hỏi tội. Nghe tin, Nguyễn Huệ vỗ án nói:
Tội gì mà hỏi? Ðánh Nam dẹp Bắc để giữ vững ngôi báu cho anh, đó là tội à? Còn đất Thuận Hóa này là của ta lấy nơi tay Chúa Trịnh. Ta thọ phong chẳng qua vì tình anh em đó thôi. Chớ đâu phải anh ta cắt đất của mình phong cho ta, mà bắt ta nhất nhất phải tuân theo mệnh lệnh? Công có lại quên, tội không có lại buộc! Sao lại bất công thế. Ta không chịu nổi.
Nói rồi Nguyễn Huệ chạy ra gặp Nguyễn Nhạc.
Nguyễn Nhạc gặp Huệ thì nói:
Làm em mà không nghe lời anh là bất nghĩa, làm tôi mà không nghe lời vua là bất trung. Tôi chạy ngược xuôi buôn bán nuôi cậu từ nhỏ. Tôi chăm sóc mẹ, cậu và mấy đứa em nheo nhóc, để bây giờ cậu phản tôi à?
Nguyễn Huệ cũng lớn tiếng đáp trả, anh em cãi nhau to. Trước mặt quân sĩ hai bên hai anh em cùng mang vũ khí quyết đánh một trận. Quân sĩ hai bên im phăng phắc quan sát chủ tướng để chờ lệnh.
Nguyễn Huệ vẫy tay ra phía sau ra hiệu cho quân sĩ không được can dự vào, Nguyễn Nhạc cũng làm tương tự. Hai bên xông vào đánh nhau nảy lửa, nhưng do từ nhỏ đến lớn học võ cùng một sư phụ, biết hết thế miếng của nhau, nên đánh rất lâu mà không phân thắng bại. Từ chuyện này trong dân gian lưu truyền câu thơ:
Đao đỡ thương rồi thương đỡ đao,
Thương qua đao lại chẳng ai nhường.
Quy Nhơn chiến địa nơi binh dữ,
Huynh đệ tương tàn cảnh đáng thương.
Sau khi đánh nhiều hiệp không phân thắng bại, cả hai đều thở hổn hển vì mệt, nhưng Nhạc mệt và xuống sức hơn do cao tuổi hơn. Lợi dụng tình thế này Nguyễn Huệ đánh Nguyễn Nhạc bị thương nhẹ.
Nguyễn Nhạc tức giận chạy về, cho nổi trống thúc quân lên đánh, Nguyễn Huệ lên ngựa cho quân rút lui. Nghĩ rằng Huệ đã sợ, Nguyễn Nhạc cho quân đuổi gấp.
Đang hăng máu đuổi gấp, Nguyễn Nhạc đột nhiên nghe thấy quân sĩ hò reo dậy đất, phục binh hai bên đổ ra đánh, đồng thời Nguyễn Huệ cũng cho quân quay lại đánh kịch liệt. Quân Nguyễn Nhạc bị bất ngờ không chống nổi, chết rất nhiều, Nguyễn Nhạc đành thúc ngựa chạy thẳng về thành Quy Nhơn cố thủ.
Nguyễn Huệ cho quân đến, nhưng thành Quy Nhơn vốn dễ thủ khó công, cho quân đánh thẳng vào thì sẽ hao tổn rất nhiều lính. Vì thế Nguyễn Huệ quyết định cho quân vậy chặt thành, cắt mọi nguồn lương thực, để Nguyễn Nhạc hết lương phải đầu hàng.
Thế nhưng quân từ Phú Xuân đến lại không đủ vây chặt thành. Theo thư của một số Linh mục Pháp thời đấy còn lưu lại, thì để có 6 vạn quân vây thành Quy Nhơn, Nguyễn Huệ đã cho bắt tất cả đàn ông ở Thuận – Quảng đi lính, khiến nhiều vùng không còn đàn ông nữa.
Nguyễn Nhạc thấy lương thực cạn dần thì lo lắng, viết thư cho Nguyễn Lữ báo tin Nguyễn Huệ tạo phản, nhờ em đến giải vây. Rồi cho người mang thư vượt thành đến Gia Định gửi cho Nguyễn Lữ.
Nguyễn Lữ nhận thư, không rõ tình hình thế nào liền sai Đặng Văn Trấn đem binh cứu anh mình. Thế nhưng Nguyễn Huệ đoán biết Nhạc sẽ nhờ Lữ đến cứu, nên sai quân mai phục sẵn ở Phú Yên. Quân của Đặng Văn Trấn đến Phú Yên thì bị đánh bất ngờ nên tan tác, tướng Đặng Văn Trấn bị bắt sống.
Thấy Nguyễn Nhạc không chịu hàng, Nguyễn Huệ tìm cách công thành nhưng không hạ được, liền chiếm núi Long Cốt, rồi đưa đại bác lên núi cao bắn vào thành, những vị trí xung yếu trong thành đều bị phá.
Đạn pháo bắn rung cả thành khiến gia quyến Nguyễn Nhạc lo lắng, Nguyễn Nhạc phải lên mặt thành kêu khóc với Nguyễn Huệ rằng: “Bì oa chử nhục, đệ tâm hà nhẫn”.
Trước đây Nguyễn Nhạc không dám nói thật cho mẹ biết, giờ không thể dấu được nên đành nói thật. Bà mẹ biết được thì ra khỏi thành gặp Nguyễn Huệ, rồi sau đó Nguyễn Lữ cũng đến nói thêm, nhờ đó anh em mới được giải hòa
Sau sự việc việc, để tiện cho anh em cai quản các nơi, tháng 4 năm 1787, Nguyễn Nhạc đã phân chia như sau:
- Nguyễn Nhạc xưng là Trung Ương Hoàng đế, đóng đô ở Quy Nhơn.
- Phong Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương, cai quản vùng đất Gia Định.
- Phong Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương, cai quản vùng đất từ đèo Hải Vân trở ra Bắc.
Sau sự phân chia đó, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ vẫn ngầm mâu thuẫn. Tuy nhiên, năm 1788, sau khi sai Nguyễn Duệ đánh Nguyễn Huệ không thành, Nguyễn Nhạc nhụt chí, lui về trao quyền cho Nguyễn Huệ làm vua Quang Trung và cầu khẩn em mang gấp đại binh vào cứu Nam Bộ (theo chiếu lên ngôi của Quang Trung). Lúc này, Nguyễn Phúc Ánh ngày một mạnh lên nhờ được lòng người dân Nam Bộ, khiến Nguyễn Nhạc không thể kìm chế.
Tuy nhiên năm 1789, vua Quang Trung còn bận rộn với quân Thanh và ổn định Bắc Hà. Đến năm 1792, Nguyễn Nhạc thua Nguyễn Phúc Ánh ở cửa Thị Nại, vua Quang Trung đang chuẩn bị vào Nam thì qua đời…
Câu 1 :
a, Nguyên nhân:
-Nguyễn ánh sang cầu cứu quân Xiêm.
b, Diễn biến:
-Năm 1784 quân Xiêm kéo vào Gia Định:
+Quân thuỷ: 2 vạn quân đổ bộ vào Rạch Giá ( Kiên Giang).
+Quân bộ: 3 vạn quân qua Chân Lạp Cần Thơ.
-Tháng 1/1785 Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm - Xoài Mút làm trận địa.
- Ngày 19/1/1785, Nguyễn Huệ nhử giặc vào trận địa.
-Đánh đồng loạt vào giặc.
c, Kết quả:
-Quân giặc bị tiêu diệt.
-Cuộc kháng chiến thắng lợi.
d, ý Nghĩa:
-Đập tan âm mưu xâm lược nhà Xiêm.
-Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân
Câu 2 :
Dưới sự cai trị của Nhật, từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945, nạn đói khủng khiếp diễn ra làm 2 triệu người chết. Đây là thời cơ để Việt Minh xây dựng lực lượng lớn khắp cả nước, họ tập hợp nhân dân cướp các kho thóc Nhật. Đồng thời, một đại hội đại biểu toàn quốc họp trên chiến khu, thành lập Quốc dân Đại hội, tức quốc hội lâm thời. Khi Nhật thất bại, khởi nghĩa nổ ra trên toàn quốc, đó là Cách mạng tháng Tám. Cách mạng diễn ra nhanh chóng với sự tham gia của hầu hết dân chúng, Việt Minh giành được chính quyền trên cả nước trong mười mấy ngày.
Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh vào thời Hồng Đức, nhưng khi 8, 9 tuổi thì cũng là lúc vua Lê Thánh Tông băng hà. Cái nạn tranh giành xâu xé của các vương, hầu triều Lê cũng từ đấy tái diễn và càng ngày càng trở nên quyết liệt. Hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Định, mặc dù có tài, văn chương chữ nghĩa bề bề nhưng cũng chỉ đứng bên lề thế cuộc, chứ không đua chen cào chốn danh lợi quan trường. Mọi sự quan tâm của họ là đổ dồn vào việc nuôi nấng, dạy dỗ cho con cái nên người - để dùng vào lúc khác chứ không phải lúc này, còn ngoài ra, là hưởng cái thú điền viên của nơi thôn dã. Và có lẽ, chính cách ứng xử ấy của cha mẹ, đã ảnh hưởng và làm nên cốt cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm về sau.
Tương truyền, khi mới sinh, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có thiên tư đĩnh ngộ. Chưa đầy năm mà đã biết nói. Còn 4, 5 tuổi thì đã biết đọc sách và đối đáp linh hoạt. Một hôm ông Văn Định ngồi đùa với con, ngâm rằng: “Nguyệt treo cung, Nguyệt treo cung”, chẳng ngờ Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng ứng khẩu đối luôn: “Vin tay tiên, Hốt hốt rung”. Ông Văn Định mừng lắm, đem chuyện ấy khoe với vợ, nhưng bà lại bực tức mà bảo: “Trăng là cái tượng của kẻ bề tôi, sao ông lại đi dạy cho con cái như thế?”.
Lúc còn nhỏ, Nguyễn Bỉnh Khiêm học chữ với cha mẹ nhưng khi trưởng thành thì vào Hoằng Hoá - Thanh Hoá theo học Bảng nhãn Lương Đắc Bằng - một vị danh sĩ nổi tiếng đương thời. Ngoài việc học văn chương chữ nghĩa và kinh sử ra, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn được thầy dạy cho sách “Thái ất thần kinh” - giải thích các lý lẽ huyền bí của đất, trời và vạn vật. Có lẽ chính vì vậy - do được mẹ và thầy chỉ bảo cùng sự nỗ lực của bản thân, mà về sau, ngoài hàng ngàn bài thơ, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đã để lại nhiều bài sấm ký và câu chuyện, nói lên tài tiên đoán các việc như “thần”, xứng đáng để người đời ngưỡng mộ và truyền tụng.
Tuy nhiên, so với các vị danh sĩ khác, con đường công danh sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm kể ra thì cũng muộn mằn. Nếu tính từ năm Nguyễn Bỉnh Khiêm 18 tuổi (là tuổi bắt đầu trưởng thành) đến năm 45 tuổi (là lúc ông đã đỗ Hội nguyên rồi Đình nguyên, Trạng nguyên) - thì trong khoảng 27 năm ấy, sau Lê Hiến Tông, có tới 7 vị vua nữa thay nhau “ngự” trên ngai vàng (triều Lê: 5, triều Mạc: 2). Đất nước loạn lạc. Trong triều ngoài nội, các vụ thảm sát, đánh giết nhau xảy ra liên miên.
Trong hoàn cảnh ấy, mặc dù hay chữ nhưng cũng như cha mẹ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã không chọn cho mình con đường “dấn thân” mà lại sống cuộc đời “ẩn dật” - đứng nhìn thời cuộc. Chỉ đến khi nhà Mạc chính vị đã vững vàng, thì theo lời khuyên của mọi người, ông mới đi thi và nhập thế, khi tuổi đã 45. Sau khi đỗ Trạng nguyên, Nguyễn Bỉnh Khiêm làm quan với nhà Mạc, vài năm sau tới chức Tả thị lang bộ Lại, Đông các Đại học sĩ triều thứ hai - Mạc Đăng Doanh. Nhưng chỉ được 8 năm, thì ông lại xin về trí sĩ. Tuy nhiên, vua Mạc vẫn hay cho người lui tới thăm viếng và hỏi han các việc, rồi phong cho ông tước Trình tuyền hầu. Vài năm sau, lại mời ông tham gia triều chính - làm Thượng thư bộ Lại, tước Trình quốc công. Về sau, dân chúng các thời thường gọi ông là Trạng Trình - do đã căn cứ vào tước phong của triều Mạc.
Sau lần về hưu thứ nhất, Nguyễn Bỉnh Khiêm dựng một am nhỏ ở bên trái làng, gọi là am Bạch Vân, làm thơ và sống cuộc đời nhàn tản - dân chúng gọi ông là “Bạch Vân cư sĩ”. Còn sau lần về hưu thứ hai, ông dựng quán Trung Tân ở ngay giữa đồng làng, làm nơi mọi người đi về nghỉ ngơi và đàm đạo. Ông cũng mở trường dạy học - học trò theo học rất đông, tương truyền có tới 3000 người, mà trong số đó có những người nổi tiếng như: Trạng nguyên Giáp Hải, Tiến sĩ Lương Hữu Khánh v.v...
Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. Ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
bài học là phải thật cảnh giác với kẻ thù nếu không sẽ đánh mất nước
????
em nekkkkkkk