Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc ta chống quân xâm lược, tôi đã biết nhiều trường hợp hi sinh. Trong số đó sự hi sinh của các em thiếu nhi làm tôi rất xúc động.
Ngày ấy, khi giặc Pháp đánh đến Huế, thì tôi vừa ở Hà Nội về, tình cờ gặp cháu Lượm. Đó là chú bé nhỏ loắt choắt, đeo cái xắc bé xíu. Đặc biệt chú thích đội nghiêng chiếc mũ calô trên đầu, vừa huýt sáo, vừa nhảy chân sáo, trên đường, nom hệt như một chú chim chích trên đường những buổi sớm mai.
Tôi hỏi:
- Cháu đi làm liên lạc cho cơ quan kháng chiến, có nhớ nhà không?
Cháu cười rạng rỡ, hai mắt híp lại, hai má đỏ hồng như trái bồ quân, nói:
- Ở đồn Mang Cá vui lắm chú a, còn vui hơn ở nhà nhiều!
Tôi từ biệt cháu, lại lên đường ra Bắc, còn cháu lại trở về Mang Cá. Từ đó công việc liên miên tôi không còn dịp nào trở về Huế nữa.
Một hôm, tôi gặp một người quen từ Huế ra công tác. Trong giờ nghỉ, người ấy nói:
- Cháu Lượm hi sinh rồi, anh biết không?
- Sao? Lượm hi sinh rồi sao, trong trường hợp nào? Tôi hấp tấp hỏi đôi mắt như nhòe đi.
Người quen ấy kể:
- Cháu Lượm vẫn làm liên lạc cho cơ quan chúng tôi. Một hôm có công văn khẩn phải đưa đi gấp. Đường đi băng qua đồn địch, rất nguy hiểm. Chúng tôi căn dặn:
- Phải cẩn thận, đường nguy hiểm lắm đấy, qua đồn cháu phải coi chừng mới được.
Cháu mỉm cười, bừng đỏ đôi má bồ quân.
- Nguy hiểm cháu cũng không sợ, việc cần thì phải đi.
Nói rồi cháu bỏ thư vào bao, đội mũ calô ra đi. Từ xa tôi trông theo vẫn thấy cái mũ calô nhấp nhô trên đồng lúa như thể cháu vừa đi vừa nhảy, vừa huýt sáo vậy. Bỗng từ phía đồn địch một chớp đỏ lóe lên rồi một tiếng nổ vọng lại. Cái mũ calô biến mất. Khi chúng tôi tìm đến thì cháu đã hi sinh. Máu đỏ thấm ướt ngực cháu, nhưng nét mặt thanh thản như là đang ngủ, một tay nắm chặt bụi lúa bên đường. Đồng lúa đang trổ đòng đòng, hương thơm ngào ngạt như đang ấp cháu ngủ.
Chuyện về cậu bé thiếu niên Lượm dũng cảm đã hi sinh vì đất nước mãi là kỉ niệm không phai trong lòng người dân Việt Nam. Lần đó tôi có dịp vào Huế và vô cùng may mắn, tôi được nói chuyện với một người đồng đội của Lượm. Lúc đó Lượm làm liên lạc cho đơn vị Mang Cá của bác.
Nhắc đến Lượm, đôi mắt bác ánh lên niềm tự hào pha lẫn niềm tiếc thương một cậu bé vô cùng can đảm, anh hùng.
Bác nhớ lại, ngày đó khi được phân công về công tác ở đồn Mang Cá, bác đã nghe mọi người hay nhắc đến cậu bé làm liên lạc rất gan dạ và anh dũng. Những lời nói đó đã khiến bác rất lưu tâm và muốn được gặp cậu bé. Hôm ấy, gặp một chú bé dáng nhỏ bé, nhanh nhẹn bác liền gọi lại và hỏi:
- Cháu bé, cháu được phân công làm nhiệm vụ gì?
- Cháu làm liên lạc viên chú à.
- Thế có phải tên cháu là Lượm không?
- Dạ thưa chú cháu tên là Lượm. Sao chú biết ạ?
- à ra vậy!
- Thế cháu có sợ nguy hiểm không?
Chú bé nhún vai lém lỉnh trả lời:
- Cháu không sợ chú ạ, cháu luôn nghĩ là làm thế nào để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Cháu có thích công việc này không?
- Cháu thích hơn ở nhà ạ.
- Chú chúc cháu luôn hoàn thành nhiệm vụ.
Chú bé bước đi thoăn thoắt, đầu nghênh nghênh, trông rất đáng yêu, và trông chú càng đáng yêu hơn, ngộ nghĩnh hơn khi trên đầu đội chiếc mũ canô với chiếc sắc đeo bên hông. Chú bé chào tôi rất nhanh và khuất dần chỉ còn tiếng huýt sáo rộn vang. Sau lần gặp gỡ đó, do bận nhiều công việc tôi quên cũng không có dịp gặp lại cậu bé. Cho đến một hôm, trở về đơn vị tôi, nhìn mặt ai tôi thấy cũng có vẻ buồn buồn, một đồng chí hỏi tôi:
- Đồng chí có nhớ cháu Lượm không, cậu bé liên lạc đó?
- Có! Tôi nhớ. Xảy ra chuyện gì hả đồng chí? –
Cậu bé hi sinh rồi, hôm đó, Lượm nhận nhiệm vụ đem công văn đi, mọi người đều cảnh báo với chú rằng đó là quãng đường rất nguy hiểm, có thể gặp địch phục kích, nhưng chú không hề tỏ ra sợ hãi, còn nói: Em không sợ đâu. Chúng nó mà xông ra em sẽ đánh cho tơi bời. Nói xong chú thản nhiên đút công văn vào sắc thoăn thoắt bước đi, mồm lại huýt sáo vang rộn. Không ngờ hôm đó quân địch lại đánh hơi thấy chú nhỏ, chúng bí mật nằm phục kích ở giữa cánh đồng lúa, nên nhìn bề ngoài rất khó phát hiện. Lượm cũng đã rất tinh khi đi qua đi qua cánh đồng, linh cảm đến điều gì đó bất trắc nên chú nhanh tay xé vụn tài liệu và vứt vội ra xa. Có lẽ bọn địch đã trông thấy hành động đó, chúng liền xả đạn vào nó. Lượm đã anh dũng hi sinh, giữa cánh đồng, tay vẫn còn nắm chặt bông lúa, miệng còn nở một nụ cười.
Đồng chí nọ kể xong bỗng oà khóc. Tôi ngỡ ngàng, đau đớn và cũng không thể cầm được nước mắt, vừa cảm phục vừa thương tiếc. Trong tôi bỗng lại hiện lên hình ảnh chú bé nhỏ nhắn, gương mặt nhanh nhẹn, thông minh, nụ cười luôn nở trên môi.
Câu chuyện về sự hi sinh anh dũng của chú bé Lượm được mọi người ở khắp nơi kể cho nhau nghe. Chú còn trở thành tấm gương sáng để các cháu bé noi theo, và cho đến tận ngày hôm nay tấm gương ấy vẫn còn toả sáng.
Bên bờ sông, một anh tiều phu nghèo đang đốn củi thì bỗng vèo... lưỡi rìu bật ra khỏi cán, vàng xuống nước chìm nghỉm. Anh ngồi xuống khóc nức nở.
Anh đang buồn rầu, chán nản thì nghe đằng sau có tiếng lá sột soạt. Một ông già từ trong rừng đi ra.
- Tại sao cháu khóc?
- Thưa ông, lưỡi rìu của cháu bật rơi xuống sông mất rồi. Cháu không có gì để chặt cây nữa.
- Không sao cháu ạ. Ông vớt lên cho cháu nhé!
Nói đoạn, ông nhảy xuống nước, lặn một hơi, trở lên, tay cầm một lưỡi rìu bằng vàng. Ông nói:
- Đây, rìu của cháu đây. Đúng rìu của cháu chứ?
- Không phải ông ạ.
Ông già lại lặn xuống mang lên một lưỡi rìu bằng bạc đưa cho anh tiều phu.
- Của cháu phải không?
- Không, không phải ông ạ.
Ông già lặn lần thứ ba và mang lên một lưỡi rìu bằng sắt.
- Cái này đúng của cháu chứ?
- Vâng, vâng, đúng ạ.
Anh cầm vội lấy rìu cảm ơn ông già và định về nhà. Ông già nắm lấy tay anh và nói:
- Cháu cầm lấy cả hai lưỡi rìu này. Cháu không tham lam, thật đáng quý.
kết bài là anh chàng tiều phu cầm ba lưỡi rìu đi về.(hết bài)
Đó chính là bài thơ tự sự. Vì tuy diễn đạt bằng thơ 5 tiếng nhưng bài thơ đã kể lại một câu chuyện có đầu có cuối, có nhân vật, chi tiết diễn biến sự việc nhằm mục đích chế giễu tính ăn tham của mèo đã khiến mèo tự mình sa bẫy của chính mình.
Yêu cầu kể: Tôn trọng mạch kể trong bài thơ.
- Bé Mây rủ mèo con đánh bẫy lũ chuột nhắt bằng cá nướng thơm
treo lơ lửng trong cái cạm sắt.
- Cả bé, cả mèo đều nghĩ bọn chuột sẽ vì tham ăn mà mắc bẫy ngay.
- Đêm, Mây nằm mơ thấy cảnh chuột bị sập bẫy đầy lồng. Chúng chí cha chí choé khóc lóc, cầu xin tha mạng.
- Sáng hôm sau, ai ngờ khi xuống bếp xem, bé Mây chẳng thấy chuột, cũng chẳng còn cá nướng, chỉ có ở giữa lồng, mèo ta đang cuộn tròn ngáy khì khò… Chắc mèo ta đang mơ!...
Bài thơ không kể về lần thứ hai anh đội viên thức dậy, mà từ lần thứ nhất chuyển ngay sang lần thứ ba. Điều này cho thấy trong đêm, anh đã nhiều lần tỉnh giấc và lần nào cũng chứng kiến cảnh Bác Hồ không ngủ. Từ lần thứ nhất đến lần thứ ba, tâm trạng và cảm nghĩ của anh có sự biến đổi rõ rệt.
- Tác phẩm kể về một đêm không ngủ của Hồ Chí Minh trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.
Tóm tắt:
Tỉnh dậy trong một đêm mưa giữa rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ đốt lửa và hết sức tận tình chăm sóc giấc ngủ của anh bộ đội. Lần thứ ba thức dậy anh mời Bác ngủ nhưng Bác từ chối, vì thế mà anh cảm phục và yêu mến tấm lòng cao cả của
- Tác phẩm kể về một đêm không ngủ của Hồ Chí Minh trên đường đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.
-Bài thơ kể về một đêm không ngủ của Bác Hồ cùng anh chiến sĩ. Trong đêm mưa rét ấy, sau một ngày hành quân, Bác vẫn không sao ngủ được vì thương đoàn dân công. Rồi Bác lại không ngồi nghỉ mà đi dém chăn cho từng chiến sĩ một. Hành động ấy khiến anh đội viên vô cùng cảm động và lo lắng cho bác. Sau hai lần khuyên nhủ Bác đi ngủ nhưng không được, anh đã thức cùng Bác với sự tự hào và hạnh phúc.
- Câu chuyện được kể trong bài thơ là vào một đêm mùa Đông ở chiến trường xa xôi, anh chiến sĩ mấy lần tỉnh dậy đều thấy Bác Hồ đang ngồi trầm ngâm, anh rất lo lắng cho sức khỏe của Bác. Sau khi nghe được những lời tâm sự của Bác anh càng thấm thía, biết ơn nỗi lòng của người Cha già vĩ đại.
- Yếu tố tự sự ở trong văn bản là câu chuyện mà anh bộ độ kể lại, trên những gì mình đã chứng kiến.
- Yếu tố miêu tả trong văn bản là những từ ngữ được sử dụng để miêu tả ngoại hình, dáng vẻ của Bác
=> Tác dụng: Các yếu tố tự sự, miêu tả đã giúp hình ảnh Bác Hồ được hiện lên thật chân thực, rõ ràng. Qua đó người đọc cũng hiểu hơn về phẩm cách và đức hi sinh muôn đời của Bác dành cho nhân dân.
- Nét đặc sắc về hình thức, nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng thể thơ 5 chữ, nhịp điệu sâu lắng trữ tình gợi lên tình cảm yêu thương, trân trọng Bác của anh bộ đội. Đồng thời làm nổi bật tình cảm sự hi sinh thiêng liêng của Bác dành cho nhân dân.
- Sau khi đọc bài thơ em rất thấm thía và biết ơn những người bộ đội, chiến sĩ và đặc biệt là Bác Hồ. Những người đã dành cả cuộc đời để bảo vệ độc lập dân tộc. Để chúng em được sống cuộc sống hòa bình, tự do, hạnh phúc như ngày hôm nay.
ý là viết lại câu chuyện đó thành bài thơ:)?
Gần khu rừng nọ, một anh tiều phu rất nghèo nhưng thật thà, ngay thẳng. Gia sản của anh ngoài một chiếc rìu sắt để kiếm sống thì chẳng còn thứ gì khác đáng giá. Sáng ấy, như thường lệ chàng vác rìu vào rừng kiếm củi. Vừa chặt được vài nhát thì rìu gãy cán, văng luôn lưỡi rìu xuống dòng sông bên cạnh. Anh tiều phu buồn rầu than vãn: “Ta chỉ có một chiếc rìu để kiếm sống, giờ đã mất, biết sống sao đây!”. Nghe lời than vãn tội nghiệp của anh tiều phu, tiên ông biến thành một ông cụ già râu tóc bạc phơ, tay chống gậy xuất hiện an ủi:
- Thôi con đừng buồn nữa! Ta sẽ giúp con tìm lại rìu.
Anh tiều phu chưa hết ngạc nhiên thì cụ già đã lặn xuống sông. Lần thứ nhất, cụ vớt lên một cây rìu bằng vàng. Trông nó mới đẹp và quý giá lằm sao! Ánh sáng của nó tỏa ra như một vầng hào quang rực rỡ. Cụ già liền hỏi anh tiều phu:
- Rìu này là của con phải không?
- Không! Thưa cụ, cái rìu này không phải của con.
Cụ già lại lặn xuống. Lần thứ hai, cụ vớt lên một cái rìu bằng bạc. Ánh sáng của nó tỏa lấp lánh. Cụ lại hỏi:
- Chắc cái rìu này là của con?
- Thưa cụ, cái này cũng không phải của con.
Như hiểu ý, cụ già lại lặn xuống sông lần nữa. Lần thứ ba, cụ vớt lên một cái rìu bằng sắt. Trông cái rìu cũ kĩ, xấu xí. Cụ già tiến lại gần anh tiều phu và đưa chiếc rìu cho anh ngắm nghía thật lâu, rồi anh thưa:
- Đây đúng là chiếc rìu của con vừa đánh rơi!
Cụ già tươi cười trao chiếc rìu cho anh tiều phu. Anh quỳ xuống cảm ơn và đưa hai tay đỡ chiếc rìu. Cụ già xoa đầu và khen:
- Con là người thật thà! Con không tham lam những gì không phải của mình. Vì thế phần thưởng cho tấm lòng trung thực của con là ba chiếc rìu vừa vớt lên.
- Cụ đã giúp con tìm lại chiếc rìu sắt là đủ rồi. Con không dám nhận hai chiếc rìu kia vì nó không phải là của con.
Cụ già tốt bụng biến mất để lại ba chiếc rìu cho anh tiều phu. Từ đó, anh tiều phu sống trong sung sướng.