K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 

* Khái niệm: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo đến cực). * Tính địa đới của sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất bị phá vỡ vì: – Ảnh hưởng của các dòng biển (cùng nằm ven đại dương, nơi có dòng biển nóng đi qua thì mưa nhiều, ngược lại nơi dòng biển lạnh đi qua mưa ít). – Ảnh hưởng của địa hình (độ cao, hướng sườn): + Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều. Nhưng đến độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, không khí trở nên khô ráo, giảm mưa. + Cùng một dãy núi: sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường khô ráo, ít mưa. – Ảnh hưởng của bề mặt đệm (sự phân bố mặt đệm là lục địa hay đại dương): cùng trên một vĩ độ, trên các hải dương mưa nhiều hơn lục địa, càng đi sâu vào lục địa càng ít mưa. – Ảnh hưởng của gió: + Khu vực có gió Tây ôn đới và gió mùa hoạt động thì mưa nhiều. + Khu vực có gió Mậu dịch hoạt động thì mưa ít. – Ảnh hưởng của khí áp: + Các dải cao áp mưa ít.

+ Các dải áp thấp mưa nhiều.

18 tháng 2 2022

REFER:

* Khái niệm: Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ Xích đạo đến cực). * Tính địa đới của sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất bị phá vỡ vì:

– Ảnh hưởng của các dòng biển (cùng nằm ven đại dương, nơi có dòng biển nóng đi qua thì mưa nhiều, ngược lại nơi dòng biển lạnh đi qua mưa ít).

– Ảnh hưởng của địa hình (độ cao, hướng sườn):

+ Cùng một sườn núi đón gió: càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều. Nhưng đến độ cao nào đó, độ ẩm không khí đã giảm nhiều, không khí trở nên khô ráo, giảm mưa.

+ Cùng một dãy núi: sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió thường khô ráo, ít mưa.

– Ảnh hưởng của bề mặt đệm (sự phân bố mặt đệm là lục địa hay đại dương): cùng trên một vĩ độ, trên các hải dương mưa nhiều hơn lục địa, càng đi sâu vào lục địa càng ít mưa.

– Ảnh hưởng của gió:

+ Khu vực có gió Tây ôn đới và gió mùa hoạt động thì mưa nhiều.

+ Khu vực có gió Mậu dịch hoạt động thì mưa ít.

– Ảnh hưởng của khí áp:

+ Các dải cao áp mưa ít.

+ Các dải áp thấp mưa nhiều.

24 tháng 4 2018

Đáp án là D

Sự phân bố các vành đai nhiệt trên Trái Đất, các đai gió (gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực) và các đai khí áp, các đới khí hậu trên Trái Đất, các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật là biểu hiện của quy luật địa đới

3 tháng 12 2021

Tham KHảo

 

- Thảm thực vật đài nguyên và đất đài nguyên:

+ Phạm vi: từ khoảng vĩ tuyến 60° về cực.

+ Phân bố ở các châu lục: phía Bắc Châu Mĩ (Canada), Bắc châu Á (Bắc Liên Bang Nga), châu Âu (Bắc Âu).

+ Nguyên nhân vì: đây là những khu vực ở vĩ độ cao, khí hậu lạnh, lượng mưa 200 - 750 mm/năm. Thích hợp cho sự sinh trưởng của các loài rêu, địa y, cỏ và cây bụi...; hình thành đất pốtdôn.

- Những kiểu thảm thực vật và nhóm đất thuộc môi trường đới ôn hoà:

+ Phân bố ở các châu lục: châu Á, châu Âu, châu Mĩ, châu Phi, châu Đại Dương.

+ Nguyên nhân: Vì đới này có diện tích lục địa rộng lớn và phân hóa thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau (khí hậu ôn đới lục địa lạnh, khô và hải dương ẩm ướt, cận nhiệt gió mùa ẩm ướt và cận nhiệt lục địa khô hạn...)

- Những kiểu thảm thực và nhóm đất môi trường đới nóng:

+ Chiếm ưu thế ờ châu Phi, châu Mĩ, châu Á; ngoài ra còn có ở châu Đại Dương. Vì các châu lục này có diện tích rộng lớn nằm trong môi trường đới nóng, nhận được lượng nhiệt lớn quanh năm, độ ẩm và lượng mưa lớn.

+ Châu Âu và châu Nam Cực không có, vì  lãnh thổ châu Âu nằm ở môi trường đới ôn hoà, châu Nam Cực nằm ở môi trường đới lạnh, khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm thấp không thuận lợi cho sự sinh trưởng của các loài thực vật nhiệt đới ẩm, xích đạo ẩm.



 

22 tháng 12 2021

Đây là một trong những biểu hiện của quy luật địa đới

A.vòng tuần hoàn của nước

B.các hoàn lưu trên đại dương

C.các đới khí hậu trên trái đất 

D.các vành đai đất và thực vật theo độ cao

3 tháng 2 2023

* Khái niệm: Quy luật phi địa đới là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần và cảnh quan địa lí.

* Ở sườn Tây dãy Cáp-ca (từ chân núi lên đỉnh núi) có những vành đai thực vật và đất sau:

Độ cao (m)

Vành đai thực vật

Vành đai đất

0-500

Rừng lá rộng cận nhiệt

Đất đỏ cận nhiệt

500-1200

Rừng hỗn hợp

Đất nâu

1200-1600

Rừng lá kim

Đất pốt dôn

1600-2000

Đồng cỏ núi

Đất đồng cỏ núi

2000-2800

Địa y và cây bụi

Đất sơ đẳng xen lẫn đá

Trên 2800

Băng tuyết

Băng tuyết

Sự thay đổi vành đai thực vật và đất theo độ cao là do sự thay đổi nền nhiệt, độ ẩm, lượng mưa theo độ cao -> Làm cho thực vật và đất thay đổi.

* Sự phân bố đất và thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy An-đét

Độ cao (m)

Vành đai thực vật

Sườn tây

Sườn đông

0-1000

Thực vật nửa hoang mạc

Rừng nhiệt đới

1000-2000

Cây bụi xương rồng

Rừng lá rộng, rừng lá kim

2000-3000

Đồng cỏ cây bụi

Rừng lá kim

3000-4000

Đồng cỏ núi cao

Đồng cỏ

4000-5000

Đồng cỏ núi cao

Đồng cỏ núi cao

Trên 5000

Băng tuyết

Băng tuyết

Sự thay đổi các vành đai thực vật ở hai sườn và theo độ cao là do sự thay đổi nền nhiệt, độ ẩm và lượng mưa theo độ cao. Ngoài ra còn do sự khác nhau về khí hậu giữa các sườn núi (sự thay đổi theo hướng núi, hướng sườn).

22 tháng 12 2020

1. Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí.

 

* Khái niệm: Lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau.

Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí:

Tiêu chí

Lớp vỏ Trái Đất

 

Lớp vỏ địa lí

Chiều dày

Độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa).

Khoảng 30 đến 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa)

Thành phần vật chất

Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan).

Gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.

 

22 tháng 12 2020

4. Trình bày và giải thích hoạt động của gió đất, gió biển và gió fơn.

* Gió biển:

Ban ngày ở lục địa, ven bờ đất hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt nước biển, nên hình thành áp thấp; nước biển hấp thụ nhiệt chậm nên mát hơn, hình thành cao áp.

Gió thổi từ cao áp (vùng biển) vào tới áp thấp (đất liền) gọi là gió biển.

* Gió đất:

 Ban đêm, đất liền toả nhiệt nhanh mát hơn, hình thành cao áp ở vùng đất liền; còn vùng nước biển ven bờ toả nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp.

Gió thổi từ áp cao (đất liền) tới áp thấp (vùng biển) nên gọi là gió đất.

*  Gió fơn:

- Khi gió mát và ẩm thổi tới một dãy núi, bị núi chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao và giảm nhiệt độ theo tiêu chuẩn của khí ẩm, trung bình cứ lên cao 100m giảm 0,6°C. Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành và mưa rơi bên sườn đón gió.

- Khi không khí vượt sang sườn bên kia, hơi nước đã giảm nhiều, nhiệt độ tăng lên theo tiêu chuẩn không khí khô khi xuống núi, trung bình là 100m tăng 1°C nên gió trở nên khô và rất nóng, gọi là hiệu ứng phơn khô nóng.