K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

- Cách gieo vần: Bài thơ gieo vần “on” ở cuối câu (non, tròn, hòn, con).

- Sử dụng các động từ mạnh: trơ, xiên ngang, đâm toạc → sự phản kháng mạnh mẽ, dữ dội, quyết liệt của người phụ nữ.

- Từ láy tượng thanh “văng vẳng”: những âm thanh nhỏ từ xa vọng đến → nhấn mạnh sự tĩnh lặng của không gian (nghệ thuật lấy động tả tĩnh).

- Thời gian: đêm khuya; không gian: im ắng, tĩnh lẵng 

5 tháng 3 2023

- Cách gieo vần: vần “eo”

- Từ láy: lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng

- Từ chỉ màu sắc, âm thanh: trong veo, sóng biếc, lá vàng, xanh ngắt, vắng teo, đớp động.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 12 2023

- Bài thơ gieo vần chân: "eo" – “tử vận”, oái oăm, khó làm à Vần "eo" giúp diễn tả không gian vắng lặng, thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc cá nhân.

- Màu sắc: "nước trong veo", "sóng biếc", "trời xanh ngắt", "lá vàng".

- Đường nét chuyển động: "sóng" - "hơi gợn tí", "lá" – "khẽ đưa vèo", "tầng mây" – "lơ lửng"

- Hòa sắc tạo hình: bao trùm lên cảnh vật là một màu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sông, xanh tre, xanh trời, xanh bèo và có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

- Bài thơ được ngắt nhịp 4/3, đặc biệt có những câu thơ tác giả đặt dấu chấm, phẩy để nhấn mạnh hơn vào nhịp điệu của bài:

“Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang”

“Có kẻ theo chồng, bỏ cuộc chơi”.

- Cách gieo vần: vàng – sang, trắng – nắng, chang – chang. Các vần kết thúc bằng âm “ng” tạo ra sự ngân nga, vang vọng mãi của bài thơ. 

- So sánh với một bài thơ trung đại:

 

Thu hứng – Đỗ Phủ

Mùa xuân chín – Hàn Mạc Tử

 

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm

Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm

Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng

Tái thượng phong vân tiếp địa âm.

Trong làn nắng ửng khói mơ tan

Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng

Sột sọt gió trêu tà áo biếc

Trên giàn thiên lí. Bóng xuân sang. 

Ngắt nhịp

4/3 

4/3

Gieo vần

Gieo vần “âm” ở cuối các câu 1,2,4

Gieo vần “ang” cuối các câu 2,4 (vần “tan” trong câu 1 cũng có nét tương đồng với vần “vàng, sang” ở câu 2,4)

3 tháng 3 2023

- Số chữ trong các câu: câu đầu và cuối (6 chữ), các câu còn lại (7 chữ).

- Những từ thuần Việt: mùi hương, hóng mát, lao xao, chợ cá.

- Động từ: đùn đùn, giương, phun, tiễn.

- Từ chỉ màu sắc: hòe lục, thạch lựu..đỏ, hồng liên trì.

- Từ chỉ hương vị: mùi hương.

- Từ chỉ âm thanh: dắng dỏi, lao xao

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 12 2023

- Số chữ trong câu: 7 chữ trong câu, riêng câu cuối 6 chữ

- Những từ thuần Việt: nhiều từ thuần Việt : hóng mát, thuở, ngày, hoè, đùn đùn, tán rợp giương, thạch lưu, hiên, phun, đỏ, mùi hương, lao xao, chợ cá, làng, dắng dỏi, ve, đàn, một tiếng

- Động từ: đùn đùn, phun, tiễn

- Màu sắc: lục, đỏ, hồng

- Âm thanh: lao xao chợ cá, dắng dỏi cầm ve

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc toàn bộ văn bản.

- Chú ý cách gieo vần, số tiếng, cách ngắt nhịp trong các dòng thơ.

Lời giải chi tiết:

- Bảo kính cảnh giới được viết bằng thể thất ngôn xen lục ngôn với một số nét đặc sắc như:

+ Câu 1 và câu 8 chỉ có sáu chữ.

+ Câu 3 và câu 4 ngắt nhịp 3/4.

+ Câu 1 và câu 8 trở thành câu độc lập, khác với thể thơ Đường luật khi câu 1 phải gắn với câu 2 thành một “liên” chỉnh thể. Câu 7 và câu 8 cũng vậy.

→ Từ đó, làm nổi bật cách quan sát, cảm nhận đặc sắc và tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp của tác giả.

7 tháng 5 2023

- Bảo kính cảnh giới được viết bằng thể thất ngôn xen lục ngôn với một số nét đặc sắc như:

+ Câu 1 và câu 8 chỉ có sáu chữ.

+ Câu 3 và câu 4 ngắt nhịp 3/4.

+ Câu 1 và câu 8 trở thành câu độc lập, khác với thể thơ Đường luật khi câu 1 phải gắn với câu 2 thành một “liên” chỉnh thể. Câu 7 và câu 8 cũng vậy.

=> Từ đấy, làm nổi bật cách quan sát, cảm nhận đặc sắc và tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp của tác giả.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Bài thơ viết bằng thể thất ngôn xen lục ngôn. Nhìn vào số câu, cách gieo vần, lối đối ngẫu ở bốn câu giữa, thì thấy bài thơ vẫn là dạng thất ngôn bát cú. Nhưng có hai điểm khác:

- Câu 1 và câu 8 chỉ có sáu chữ.

- Câu 3 và câu 4 ngắt nhịp 3/4.

Hai điểm khác biẹt này làm cho cấu trúc bài thơ thay đổi:

- Câu 1 và câu 8 trở thành câu độc lập, khác với thể thơ Đường luật khi câu 1 phải gắn với câu 2 thành một "liên" chỉnh thể. Câu 7 và câu 8 cũng vậy.

- So với thể thơ Đường luật, cấu trúc tiết tấu của bài thơ thất ngôn bát cú đa dạng hơn. Ở bài Cảnh ngày hè:

Câu 1: ngắt nhịp 1/2/3

Câu 2: ngắt nhịp 4/3 (hoặc 1/3/3)

Câu 3: ngắt nhịp 3/4

Câu 4: ngắt nhịp 3/4

Câu 5: ngắt nhịp 4/3

Câu 6: ngắt nhịp 4/3

Câu 7: ngắt nhịp 4/3

Câu 8: ngắt nhịp 3/3

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
14 tháng 11 2023

Các vần được gieo trong bài thơ

vàng – sang, mây – ngây, làng – chang chang

Những từ ngữ có thể gợi ra nhiều nét nghĩa hoặc nhiều khả năng liên tưởng về âm thanh, hình ảnh

làn nắng ửng, khói mơ tan, lấm tấm vàng, sột sọt gió, tà áo biếc, cỏ xanh tươi, đám xuân xanh, tiếng ca vắt vẻo, mùa xuân chín, khách xa, bờ sông trắng,....

Những kết hợp từ ngữ ít gặp trong lời nói thông thường

 

nắng ửng, khói mơ, sột soạt gió, sóng cỏ, đám xuân xanh, tiếng ca vắt vẻo, mùa xuân chín,

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

* Bức tranh thiên nhiên trong đoạn 1:

- Hùng vĩ, dữ dội, hoang dã:

+ Hiểm trở, núi trùng điệp, độ cao ngất trời: khúc khuỷu, thăm thẳm, cồn mây, súng ngửi trời, ngàn thước lên cao ngàn thước xuống.

+ Linh thiêng, huyền bí, dữ dội, hoang vu: gầm thét, oai linh.

- Thơ mộng, trữ tình: Mường Lát hoa về trong đêm hơi, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

* Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến trong đoạn 1:

- Vượt qua gian khó, nhọc nhằn, nguy hiểm: đối mặt với mưa rừng, sương đêm, thác gầm, cọp đe dọa.

- Bi tráng, coi thường cái chết: dãi dầu không bước nữa, bỏ quên đời.

- Ngang tàng, tinh nghịch, đậm chất lính: cách diễn đạt súng ngửi trời cho thấy sự tếu táo, hồn nhiên.

- Tình cảm, lãng mạn, mơ ước cuộc sống bình yên: người lính nhớ tới hình ảnh cơm lên khói, mùi thơm của nếp xôi.

* Một số nét đặc sắc trong cách sử dụng hình ảnh, từ ngữ, vần, nhịp của đoạn thơ:

- Sử dụng các câu thơ toàn thanh trắc hoặc thanh bằng tạo cảm giác về sự gân guốc, khúc khuỷu, hiểm trở của dãy núi hoặc cảm giác bình yên của hình ảnh ngôi nhà trong mưa (Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm; Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi). Cách sử dụng các câu thơ toàn thanh trắc hoặc thanh bằng cũng giống cách sử dụng những gam màu trong hội họa: giữa những gam màu nóng, tác giả sử dụng gam màu lạnh làm dịu cả khổ thơ.

- Sử dụng biện pháp đối:

- Đối hình ảnh trong một câu thơ: Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống.

- Đối hình ảnh trong đoạn thơ: Hình ảnh thiên nhiên dữ dội và hình ảnh sinh hoạt của người dân bình yên.

- Đối thanh điệu: Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm và Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

* Sử dụng các từ láy có sức biểu cảm cao: chơi vơi, khúc khuỷu, thăm thẳm.

- Vần: đa dạng, kết hợp các vần lưng, vần chân liền, vần chân cách.

- Nhịp: chủ yếu là nhịp 4/3, 2/2/3.