">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 9 2023

Trong truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân, có nhiều tình huống độc đáo và thú vị. Tình huống chính trong truyện là khi anh Tràng, một người nghèo xấu trai, "nhặt" được vợ giữa lúc nạn đói năm 1945 đang hoành hành. Điều này gây ngạc nhiên và tạo ra sự hấp dẫn cho câu chuyện. Tình huống này cũng thể hiện sự độc đáo và sáng tạo của nhà văn Kim Lân trong việc xây dựng câu chuyện.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

* Đoạn kết truyện Vợ nhặt: Trong bữa cơm ngày đói, người vợ nhặt kể về việc phá kho thóc Nhật của người dân miền ngược. Hiện lên trong tâm trí anh Tràng là hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ.

* Đoạn kết truyện Chí Phèo: Cái chết của Chí Phèo, Bá Kiến và hình ảnh cái lò gạch cũ hiện lên trong tâm trí của thị Nở với suy nghĩ “Nói dại, nếu mình chửa, bây giờ hắn chết rồi thì làm thế nào”?

* So sánh:

- Giống nhau:

+ Đều mở ra một cuộc đời mới

+ Đều thể hiện được tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn.

- Khác nhau:

+ Truyện ngắn Vợ nhặt: Hình ảnh đoàn người đói và lá cờ đỏ gợi mở về một tương lai tươi sáng cho tất cả các nhân vật, đánh thức một điều gì đó thật mới mẻ và giúp Tràng bắt đầu bước gần hơn với con đường cách mạng.

=> Chỉ có đi theo cách mạng, đứng lên đấu tranh chống lại cái bạo tàn, áp bức mới có thể bảo vệ được hạnh phúc và sự bình yên của những người thân yêu.

+ Truyện ngắn Chí Phèo: Nếu Thị Nở có con với Chí Phèo, số phận của đứa trẻ sẽ lặp lại những đau khổ, bất hạnh của bố mẹ.

=> Gợi liên tưởng về cái vòng luẩn quẩn của bi kịch Chí Phèo: Chí Phèo chết đi nhưng bi kịch Chí Phèo vẫn còn đó, áp bức, bạo tàn vẫn còn thì vẫn còn những cảnh đời khốn cùng như Chí.

=> Mở ra bi kịch mới.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

a. Thị nở (Chí Phèo – Nam Cao)

- Xuất thân: là người có dòng giống mả hủi.

- Ngoại hình: là người xấu xí, ngẩn ngơ, là người khó có được hạnh phúc bởi một con người mang trên mình toàn những điều bất lợi.

- Phẩm chất: là con người với phẩm chất tốt đẹp, giàu tình người.

- Đánh giá giá trị nhân đạo của nhà văn Nam Cao:

+ Tác giả xây dựng hình tượng nhân vật Thị Nở xấu ma chê quỷ hờn không phải để miệt thị mà nhằm làm nổi bật nội tâm đầy tình thương của Thị Nở. Chính tình thương và sự quan tâm khiến Thị trở nên có duyên trong mắt Chí đồng thời cũng thể hiện khát khao hạnh phúc về một mái ấm gia đình.

+ Thị là nhân vật góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: bi kịch cuộc đời Chí Phèo nhân vật thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện, đồng thời cho người ta cảm nhận sâu sắc hơn bi kịch của nhân vật chính: Chí Phèo

= > Nam Cao hướng ngòi bút của mình vào miêu tả những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh cuộc sống hàng ngày, từ đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, những triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống, nghệ thuật. Thể hiện sự xót thương đối với những người thấp cổ, bé họng, bị chèn ép như Chí Phèo và phản ánh sự thối nát, chèn ép của xã hội phong kiến đương thời. Đồng thời khẳng định, đề cao nhân tính, đề cao con người, mang ý nghĩa hiện thực và triết lí sâu sắc: lật đổ xã hội tàn bạo để bảo toàn nhân tính của con người.

b. Hình tượng nhân vật thị (Vợ nhặt – Kim Lân)

- Nguồn gốc: không có quê hương, gia đình, sống trong nạn đói năm 1945. Tên tuổi cũng không có và gọi là “vợ nhặt”

- Hoàn cảnh: Không việc làm cụ thể, cuộc sống bấp bênh, bị nạn đói dồn dập đẩy đang trên bờ vực cái chết. Thị là nạn nhân của nạn đói với số phận bi thảm, đáng thương.

- Ngoại hình: Thân hình gầy nhom, quần áo tả tơi, là người không mấy dễ nhìn, là hiện thân của sự nghèo đói, khốn khổ.

- Hành động, cử chỉ: Cái đói khổ không chỉ làm biến dạng ngoại hình mà cả nhân cách con người, khiến người ta mất đi cả lòng tự trọng, sĩ diện và sự e thẹn, dịu dàng vốn có của người phụ nữ.

- Phẩm chất, vẻ đẹp tâm hồn của Thị:

+ Là người có khát vọng sống mãnh liệt, sau khi lấy Tràng trở thành một người có ý tứ và nết na. Tuy cái đói có thể cướp đi nhân phẩm trong khoảnh khắc nào đó chứ không vĩnh viễn cướp đi được tâm hồn con người.

+ Thị là người có niềm tin vào tương lai: kể chuyện phá kho thóc trên Thái Nguyên, Bắc Giang để thắp lên hi vọng cho cả gia đình, đặc biệt là cho Tràng.

- Đánh giá giá trị nhân đạo của tác giả Kim Lân: Nhân vật người vợ nhặt là nhân vật thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo trong tác phẩm, tiêu biểu cho những người nghèo khổ, khốn cùng bị cái đói, cái chết đe dọa, dồn đẩy đến bước đường cùng. Thị luôn khao khát hạnh phúc gia đình, đem đến làn gió tươi sáng, ấm áp cho gia đình anh Tràng và cả người dân ở xóm ngụ cư trong hoàn cảnh bi đát nhất.

⇒ Kim Lân thể hiện niềm cảm thương, đồng cảm sâu sắc của nhà văn trước số phận của những người nghèo khổ. Nói lên tiếng nói khẳng định, đề cao những tình cảm cao đẹp của người lao động nghèo khổ: đó là tình yêu thương đùm bọc, tình mẫu tử, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc. Từ đó thể hiện niềm tin, niềm hi vọng vào cuộc sống vào tương lai dù ở trong tình cảnh khốn khó nhất đồng thời cũng lên án tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra nạn đói khủng khiếp.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

Bài viết tham khảo

     “Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm độc đáo của Kim Lân khi viết về cuộc sống và con người ở nông thôn. Khi viết về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “Một trong những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của Kim Lân trong truyện ngắn “Vợ nhặt” là đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn”. Có thể nói, đây chính là yếu tố tạo nên thành công của tác phẩm.

     Là cây bút truyện ngắn vững vàng, Kim Lân viết về người nông dân và cuộc sống ở nông thôn bằng tình cảm, tâm hồn của người vốn là “con đẻ” của đồng ruộng. Những ông Hai, bà cụ Tứ, anh cu Tràng... hiện lên trong tác phẩm hồn hậu chân thực, chất phác và chiếm được nhiều thiện cảm trong lòng người đọc. Sáng tác ngay sau khi cách mạng tháng Tám thành công và sau này được viết lại vào khoản sau hòa bình lập lại (1954) truyện ngắn có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”, là câu chuyện kể về cuộc sống của những người không có “hộ khẩu” chính thức trên mảnh đất mà mình sinh sống. Trên cái nền lịch sử của nạn đói năm 1945, Kim Lân đã đặt nhân vật của mình vào trong một tình huống độc đáo vừa buồn vừa vui, có hạnh phúc nhưng cũng đầy rẫy những lo toan. Nghệ thuật xây dựng tình huống là việc đặt nhân vật vào trong những ngữ cảnh nhất định, làm môi trường cho nhân vật hoạt động qua đó bộc lộ phẩm chất, cá tính. Trong tác phẩm, Kim Lân đã sáng tạo ra một tình huống đặc biệt. Đó là tình huống anh nông dân nghèo tên Tràng, xấu trai, đang có nguy cơ ế vợ bỗng nhiên lại có vợ, mà lại là nhặt được vợ, là theo không chỉ nhờ một câu hát vu vơ và bốn bát bánh đúc. Tình huống ấy kéo theo hàng loạt các tình huống khác không kém phần lí thú. Tình huống này gây nên sự ngạc nhiên cao độ trong xóm ngụ cư, cho mẹ Tràng và ngay cả bản thân anh cu Tràng nữa bởi hai lý do: Ai có thể ngờ rằng một người nghèo túng, xấu trai, thậm chí có vẻ hơi ngờ nghệch lại là dân ngụ cư như Tràng, xưa nay con gái không ai thèm để ý, vả lại cũng không có tiền cưới vợ mà nay bỗng dưng lấy được vợ, mà là theo khống hẳn hoi. Hơn nữa, trong một bối cảnh như thời điểm ấy, khi cái đói đang hoành hoành, khắp nơi đều vạ vật những người “xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ (...) Không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người” thì một người như Tràng đến nuôi thân còn chẳng lo nổi lại còn mẹ già, nói chi đến chuyện đèo bòng. Bằng ấy cái vô lý và không thể nhưng sự kiện chấn động ấy vẫn cứ diễn ra. Khi Tràng dẫn người đàn bà lạ về nhà, cả xóm ngụ cư đều ngơ ngác không hiểu. Chưa thể nào tin được đó là vợ Tràng họ bắt đầu phỏng đoán:

Ai đấy nhỉ?... Hay là người nhà dưới quê bà cụ Tứ mới lên?

- Chả phải, từ ngày còn mồ ma ông cụ Tứ có thấy họ mạc nào lên thăm đâu.

- Quái nhỉ?

Im một lúc, có người bỗng lại cười lên rung rúc.

- Hay là vợ anh cu Tràng? ừ khéo mà vợ anh cu Tràng thật anh em ạ, trông chị ta thèn thẹn hay đáo để”.

     Hạnh phúc của đồng loại tạm làm người ta quên đi cái đói khổ trong giây lát. “Hình như họ hiểu được đôi phần. Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tối tăm ấy của họ”. Nhưng rồi ngay sau đó lại là nỗi lo lắng. “Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ đời về. Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?”.

     Từ đây, Kim Lân kéo người đọc về với tình huống trước đó như một lời lý giải cho việc nhặt được vợ của Tràng, một tình huống cũng thú vị không kém. Tràng nhặt được vợ chỉ nhờ vào câu hát vu vơ khi đẩy xe bò cho đỡ mệt nhọc:

“Muốn ăn cơm trắng với giò này

Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì”

     Cái đói khổ làm cho người ta mất hết cả sự xấu hổ và lòng tự trọng. Người đàn bà đã chớp lấy câu nói của Tràng như cái phao cứu sinh cho cuộc đời mình. Lần thứ hai gặp lại thì “xưng xỉa”: “Hôm ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống thế mà mất mặt”, rồi không ngần ngại ngồi xuống làm một chập hết bốn bát bánh đúc. Thế là nên vợ nên chồng.

     Có thể nói đây là một tình huống hết sức oái oăm, không biết nên vui hay nên buồn, không biết nên mừng hay nên lo? Thứ tâm trạng đan xen ấy hiện lên trong suy nghĩ đầy mâu thuẫn của những người trong cuộc. Tràng “mới đầu cũng chợn nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng”. Nhưng rồi hắn cũng tặc lưỡi. Cảm giác ấy cùng với những tình cảm mới lạ đan xen khiến Tràng giống như một đứa trẻ. Khác với Tràng, bà cụ Tứ là một người từng trải, nhìn thấy con trai về cùng với người đàn bà lạ mặt “lòng người mẹ nghèo khổ ấy hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”. Bà hiểu cả tình cảnh bất hạnh của người đàn bà, cũng như tình cảnh khó khăn sắp tới của cả gia đình. Nỗi lo lắng cùng với niềm hy vọng đan xen, “May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo hết được?”. Bản thân người đàn bà, sau những phút giây chao chát chỏng lỏn để có được miếng ăn, theo không người ta về nhà, chắc chắn giờ đây cũng suy nghĩ mông lung nhiều lắm. Thị trở về với dáng vẻ ngượng ngùng, bẽn lẽn, e thẹn “cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt”.

     Đặt nhân vật vào trong tình huống đặc biệt, éo le như vậy, Kim Lân đã làm nổi bật những ý nghĩa sâu sắc của truyện. Không cần đến những lời kết tội to tát câu chuyện thông qua tình huống nụ cười và giọt nước mắt đan xen ấy mà lên án gay gắt bọn phát xít thực dân phong kiến và tay sai đã gây ra nạn đói năm 1945, đẩy con người đến cái chết, dẫn đến những tình huống éo le, cùng cực, làm cho giá trị con người bị rẻ rúng: người ta có thể nhặt được vợ chỉ với bốn bát bánh đúc.

     Tình huống ấy cũng chính là môi trường cho nhân vật bộc lộ đặc điểm tính cách cũng như đời sống tinh thần của mình. Tràng tỏ ra là một anh thanh niên chất phác, hiền lành, chăm chỉ làm ăn và có đời sống nội tâm có phần hơi đơn giản. Bà cụ Tứ mang trong mình sự từng trải, nghĩ trước sau chu toàn. Tràng “nhặt” được vợ, bà vừa mừng vừa lo. Bà hiểu cái tao đoạn mà bà và những người xung quanh đang phải trải qua, hiểu vị trí của những người dân ngụ cư trong quan niệm của người khác, hiểu được tình thế oái oăm, đèo bòng của con trai mình. Hơn thế nữa, bà cũng hiểu và cảm thông cho hành động theo không của người đàn bà “Người ta có gặp lúc khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình”. Ngày đầu tiên của cuộc sống mới, cũng chính bà là người gợi ra tương lai tươi sáng, gieo vào trong lòng đôi vợ chồng trẻ niềm hy vọng. Còn ở cô “vợ nhặt” thì tính cách có sự thay đổi đến bất ngờ: từ một người đàn bà chao chát, chỏng lỏn, chị khác hẳn trong tư cách một người vợ, một người quen, dịu dàng, biết thu vén cho cuộc sống gia đình.

     Thông qua tình huống truyện đặc sắc Kim Lân cũng muốn thể hiện khát vọng của con người có thể chiến thắng hoàn cảnh để sống và có được hạnh phúc. Người lao động, dù trong tình huống bi thảm đến đâu, ngay cả khi gần kề cái chết vẫn khát khao hướng về ánh sáng, tin tưởng ở sự sống và tương lai. Giá trị nhân văn của tác phẩm là ở đó. Cầu chuyện kết thúc với những ánh sáng báo hiệu điều gì đó tốt đẹp hơn đang đến. Tràng “bỗng vừa chợt nhận ra, xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ, khác lạ...” và anh bắt đầu hi vọng: “Hắn đã có một gia đình. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng. Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này “. Người mẹ già cũng “nhẹ nhõm, tươi tỉnh khác ngày thường”, cái mặt bủng beo u ám “rạng rỡ hẳn lên”. Và tất nhiên, nhiều nhất phải nói tới sự thay đổi của người “vợ nhặt”, giờ đây đã trong vai trò của một người vợ hiền đảm đang. Hình ảnh đám người đi phá kho thóc cứ gieo vào trong lòng Tràng đầy ám ảnh như dự báo một cuộc cách mạng không sớm thì muộn cũng sẽ tất yếu xảy ra.

     Xây dựng tình huống đặc sắc trong “Vợ nhặt”, Kim Lân đã một lần nữa chứng minh cái tâm, cái tài của mình với tư cách là một nhà văn một đời đi về với “đất”, với “người”, với “thuần hậu nguyên thủy” của cuộc sống nông thôn.

     “Vợ nhặt” là một truyện ngắn độc đáo trong nghệ thuật xây dựng tình huống. Chính điều này đã góp phần vào việc thể hiện chủ đề, tư tưởng cũng như tăng tính hấp dẫn trong tác phẩm.

5 tháng 8 2018

Vi hành của Nguyễn Ái Quốc, nó tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái Pháp trong chuyến tàu điện ngầm: người An Nam (nhân vật tôi) và cho đó là Khái Định

→ Tình huống nhầm lẫn tưởng như vô lí, nhưng lại có lí, người Tây rất khó phân biệt được bộ mặt khác nhau của da vàng, nhờ sự nhầm lẫn Khải Định được miêu tả khách quan

- Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan tạo ra tình huống trào phúng:

Mâu thuẫn giữa chính quyền với người dân nghèo, giữa sự khuếch trương của bọn quan lại thực dân phong kiến ước mong xin nhà của người dân nghèo. Mỗi tình cảnh riêng lại có nét hài hước riêng

- Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo. Hai nhân vật Huấn Cao- cầm đầu cuộc nổi loạn nhưng có tài, nhân cách thanh cao gặp quản ngục có tâm hồn nghệ sĩ, cuộc gặp gỡ nhau trong hoàn cảnh éo le để rồi họ thành tri âm, tri kỉ của nhau.

→ Tạo dựng tình thế gặp nhau giữa chốn ngục tù, tối tăm nhơ bẩn, tạo nên cuộc kì ngộ đáng nhớ

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

- Đề 1:

Con người có tâm hồn được tạo nên từ vô vàn những mảng màu, những cung bậc cảm xúc nối tiếp nhau. Trong đó, dù ở bất cứ thời đại nào thì chúng ta cũng cần sống với tình yêu thương. Hiểu được điều đó, người nghệ sĩ đã để cho các nhân vật sống với tình yêu thương của mình. Nam Cao với “Chí Phèo” đã giúp người đọc hiểu được sức mạnh của tình yêu thương giữa con người với con người.

Chí Phèo và Thị Nở đều là những con người khốn khổ dưới đáy xã hội, họ là nạn nhân đáng thương của xã hội phong kiến thối nát, phải chịu những định kiến khắc nghiệt. Tình yêu của Thị Nở và Chí Phèo diễn ra thật tự nhiên, họ nhìn thấy ở nhau những giá trị tốt đẹp mà định kiến của người dân làng Vũ Đại không thể trông thấy. Tình yêu đã làm cho Chí nhận ra giá trị của cuộc sống, nhận ra sự quan tâm của Thị Nở và muốn làm một người tử tế. Tình yêu đã khiến Thị Nở biết thẹn, biết quan tâm đến Chí. Từ hai cuộc đời, hai thân phận khiếm khuyết, hai trí tuệ mông muội tăm tối của Chí Phèo - Thị Nở, Nam Cao đã để cho họ kết hợp lại như một sự liên kết hoàn hảo để tạo ra một con người mới thống nhất trong sự bừng nở trở lại của một trí tuệ minh triết. Sức mạnh của tình yêu thật kì diệu!

Ta như nhận thấy được rằng, chắc chính mỗi người chúng ta có thể dễ dàng nhận ra hay không thể nhận ra bởi tình yêu thương nó vô cùng đơn giản, và gần gũi biết bao nhiêu. Ta dường như cũng lại nhận thấy được cũng chính là người thân yêu mẹ bạn yêu bạn, anh chị người thân bạn chăm sóc cho bạn, bạn bè bạn lo lắng cho bạn…. Tình yêu thương cũng được hiểu đó chính là tình thân, tình nghĩa. Mỗi con người chúng ta đều sinh ra may mắn được sống trong tình yêu của cha của mẹ, chúng ta được gắn kết bởi tình yêu nồng nàn từ cha mẹ thân yêu của chúng ta. Không những thế ta như cũng nhận thấy được cũng chính trên đường đời sẽ xuất hiện rất nhiều tình yêu thương. Điều này cũng có thể nhận thấy được rằng chính con người chúng ta sống trên cùng một tổ quốc, cùng một mảnh đất, chung tiếng nói và màu da vì thế, chúng ta dành tình cảm như thật khăng khít đó để có thể mà dành cho nhau.

Tình yêu thương thực sự nó được ví như thật giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa sao cho tường tận được. Ta như nhận thấy được tình yêu thương thực sự trừu tượng đến mức khó hiểu. Tình yêu thương đơn giản đó cũng chính là khi chúng ta mà nhìn đứa trẻ mồ côi như đang lặng lẽ nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn. Và làm sao ta có thể không động lòng khi chúng ta nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình ly tán và của cải bị mất mát. Ta như nhận thấy được cũng chính vì tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt qua nhanh chóng. Còn có những người luôn cố gắng cho đi mà không bao giờ nghĩ nhận lại cho riêng mình cả.

Có ai đó đã từng nói rằng “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà nơi lạnh nhất là nơi thiếu tình thương”. Thực sự đây là một câu nói rất ý nghĩa. Tình thương như có thể giúp cho con người chúng ta xua đi mọi những u tối trong cuộc đời. Thay vào đó cũng chính là những tia sáng ấm áp của tình thương.

Thật tuyệt vời biết bao nhiêu vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi ngày trong mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẽ cho cuộc sống của chính mình. Cuộc sống sẽ thật đẹp biết bao nhiêu khi có tình thương.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

- Đề 2:

Nguyễn Tuân là một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông khám phá thiên nhiên trên phương diện thẩm mỹ, khám phá con người trên phương diện tài hoa nghệ sĩ. Vận dụng điều đó, nhà văn đã viết tác phẩm “Chữ người tử tù”, văn bản đã gợi cho người đọc những suy nghĩ về cái “đẹp” và cái “thiện” trong cuộc sống.

Con người và những vẻ đẹp Người bao giờ cũng là trung tâm cảm hứng của văn học lãng mạn, chữ của Huấn Cao thực chất là sự lí giải một góc tâm hồn Huấn Cao, là lời ca tụng cái đẹp Con Người trong hoàn cảnh tưởng chừng chỉ tồn tại những điều xấu xa. Xem Huấn Cao là nhân vật đại diện cho cái Tài – cái Đẹp – cái Thiên Lương theo quan niệm Nguyễn Tuân cũng cần phải xét đến vai trò của viên quản ngục và thầy thơ lại. Bởi, cái đẹp chỉ thật sự có ý nghĩa khi có người biết thưởng thức. Đó cũng là một khía cạnh chủ đề của tác phẩm mà nhà văn muốn thông qua những nhân vật của mình phát biểu. Sẽ không ai biết đến Huấn Cao vào những thời khắc khốc liệt nhất của đời ông nếu như không có những người như quản ngục, thơ lại. Hai nhân vật này cùng Huấn Cao làm nên “ba đốm sáng đặc biệt” trên nền hiện thực tăm tối. Từ đó, gợi cho người đọc suy nghĩ về mối quan hệ giữa cái “đẹp” và cái “thiện” trong cuộc sống.

Cái đẹp là biểu trưng cho một giá trị, đáp ứng nhu cầu khát vọng sống của con người, đem lại cho con người cảm xúc tích cực và thôi thúc con người sáng tạo. Cái đẹp là một phạm trù mỹ học, trong đó phản ánh và đánh giá những hiện tượng của hiện thực và những tác phẩm nghệ thuật đem lại cho con người một cảm giác khoái lạc về mặt thẩm mỹ biểu hiện dưới hình thức cảm tính đồng thời xác định giá trị thẩm mỹ của đối tượng theo quan điểm về sự hoàn thiện xem chúng là những hiện tượng có giá trị thẩm mỹ cao nhất. Cái đẹp hiện ra thiên hình vạn trạng với tính chất khác nhau. Nghệ thuật là nơi tập trung cao nhất mối quan hệ của con người đối với hiện thực. Nếu con người bao giờ cũng sáng tạo theo quy luật của cái đẹp thì nghệ thuật chính là nơi tập trung cao nhất của quy luật này. Mặt khác, cái gì đẹp thì luôn luôn gắn liền với cái tốt, cái thiện (do đó mà chúng ta thường gắn liền thành hai chữ ‘tốt đẹp’).

Theo nghĩa triết học, Thiện là “điều tốt về phạm vi đạo đức, là lý tưởng thỏa mãn ý chí con người, cũng như chân thỏa mãn lý trí và mỹ, thỏa mãn tình cảm”. Mạnh tử thì cho rằng “Ai cũng có lòng thương người… Nếu thình lình thấy một đứa nhỏ sắp ngã xuống giếng, ai cũng có lòng bồn chồn thương xót”. Đó là minh chứng cho một trong tứ đoan (mầm thiện) gồm: lòng trắc ẩn, lòng tu ố, lòng từ nhượng, lòng thị phi.

Cuộc sống luôn gắn liền buộc chặt cái đẹp và cái thiện. Nếu thiếu đi một trong hai cuộc sống sẽ dần trở nên vô nghĩa. Mỗi người cần phải khám phá cuộc sống bằng con mắt thẩm mỹ và trái tim rung cảm với đời.

Trong văn học, cái đẹp và cái thiện cũng luôn đi liền với nhau. Một trong những nhiệm vụ của nhà văn, nhà thơ là tái hiện lại cuộc sống vào trang sách, phát hiện cái đẹp và thâm nhập những mảnh đời. Bởi “văn học luôn gắn liền với cái đẹp và cái thiện”. Nhờ đó ta tìm ra chân lý, cho ta lòng yêu cuộc sống và biết đồng cảm, yêu thương. Nói như Gamzatov thì nhà thơ, nhà văn đã góp phần nuôi dưỡng cái đẹp trong mỗi chúng ta, làm nên diện mạo đẹp đẽ của thế giới. “Tuy nhiên, nhiều tác phẩm văn học lại miêu tả cái xấu, cái ác”.

Tóm lại, chúng ta không thể tách rời cái đẹp và cái thiện. Bởi “suy cho cùng cái đẹp là đứa con ruột của đời sống. Hư vô tuyệt đối không có gạch đá và vôi vữa, không có hạnh phúc lẫn bi ai, thì lấy gì để mà làm chất liệu tạo hình nên cái gọi là “Cái đẹp”?”(Miên Di).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 8 2023

Xin chào thầy cô và các bạn. Sau đây em xin trình bày bài thảo thảo luận hôm nay về vấn đề sau: Từ truyện Chí Phèo (Nam Cao), em hãy bàn về sức mạnh của tình yêu thương giữa con người với con người. 

Chúng ta vẫn nhắc đến Chí Phèo như một truyện ngắn xuất sắc nhất của tài năng nghệ thuật Nam Cao. Cũng từ sáng tác này, chúng ta còn được chứng kiến một điều kì diệu trong cuộc sống - sức mạnh của tình yêu thương con người.

Chí Phèo từng là một đứa trẻ bị bỏ rơi. Vốn là người thật thà, tốt tính đi làm thuê cho nhà Bá Kiến. Thế nhưng vì sự ghen tuông vô lí của mình, Bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù. Bảy, tám năm sau Chí Phèo ra tù nhưng giờ đây hắn không còn là con người như trước. Hắn tìm đến nhà Bá Kiến để trả thù. Hắn trở thành một tên lưu manh, biến chất. Từ cái dáng hình đáng sợ: “trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết. Hắn mặc cái quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những vết chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế, trông gớm chết...”. Đến cách ăn vạ thật đáng sợ: lấy mảnh chai vỡ mà cào vào mặt, vừa cào vừa lăn lộn. Từ một thằng lưu manh, chế độ phong kiến mà đại diện là Bá Kiến đã hoàn thành nốt quá trình tha hoá để biến Chí thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Cùng với những chuỗi ngày dài chìm trong men say là những ngày hẳn đã phá đi biết bao ngôi nhà, làm chảy máu và nước mắt của biết bao người lương thiện. Hắn làm tất cả những việc đó trong khi say, hắn không nhận thức được rằng mình đang trượt dài xuống vực thẳm và người ta đang lảng tránh hắn như lảng tránh một con vật đáng sợ nào đó. 

Đọc những trang đầu của Chí Phèo, khó có thể hình dung được sẽ có lúc nhân vật chính của truyện - một con người bao nhiêu năm đắm mình trong men rượu, con qủy dữ của làng Vũ Đại lại có thể thức tỉnh cả phần xác và linh hồn. Khó hình dung hơn nữa khi Chí được đánh thức bởi một mụ đàn bà xấu ma chê quỷ hờn. Và không thể tin nổi khi chính người đàn bà xấu xí ấy lại mang trong mình lòng tốt bình thường mà cả làng Vũ Đại không ai khác có được. Bát cháo hành nóng hổi với những cử chỉ, lời nói thô vụng của thị Nở đã đánh thức trong Chí phần “Người” lương thiện bị vùi lấp lâu nay. Không thể ngờ con người mới hôm qua còn đi đốt nhà, bắt vật, rạch mặt ăn vạ lại có thể tỉnh táo nhận ra nhịp sống thường ngày, có thể khóc, có thể sống dậy những cảm xúc tê dại bấy lâu nay, có thể yêu và khao khát được trở lại cuộc sống lương thiện. Điều đáng nói hơn, đánh thức Chí không phải là sức mạnh của quyền lực từ bá Kiến, cũng không phải là sức mạnh được mang đến từ những người dân làng Vũ Đại mà là lòng yêu thương ngây thơ, thuần phác trong con người Thị.
Thực ra không phải đến Nam Cao, sức mạnh của tình yêu thương con người mới được khai phá. Trước ông, văn học thế giới đã có V. Hugo - nhà văn lãng mạn bậc nhất của Pháp thế kỉ XIX viết hàng loạt các tiểu thuyết ngợi ca lòng thương yêu giữa con người với con người. Tuy nhiên, phải thấy rằng Nam Cao đã nhìn nhận vấn đề đó bằng nhãn quan hiện thực sắc bén và chính điều đó khiến chúng ta tin tưởng rằng sức mạnh của tình yêu thương con người là sức mạnh hiện hữu giữa cuộc đời thực.

Từ câu chuyện thức tỉnh của Chí Phèo, có thể thấy tình yêu thương giữa người với người là sức mạnh có khả năng cảm hoá, giáo dục con người một cách nhanh chóng, mạnh mẽ. Trong thực tế cuộc sống, nhiều lần chúng ta đã bắt gặp sức mạnh đó, ở người thầy hết lòng yêu thương học trò, dù đó là đứa học trò ngỗ ngược, ở người cảnh sát trại giam luôn cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ các phạm nhân cải tạo. Tình cảm yêu thương chân thành đã lay động và kêu gọi thức tỉnh phần lương tri bị vùi khuất phía sau bao tội lỗi, cứu vớt bao con người khỏi sa xuống vực thẳm đau thương. Tình yêu thương đưa thế giới này thoát khỏi bao thảm họa diệt chủng, ươm lại trong con người niềm tin vào tương lai tươi sáng. Có nhiều cách để giành lại hạnh phúc, công bằng cho con người nhưng nếu yêu thương có thể hàn gắn mọi đau thương, xoá mờ mọi tội lỗi thì tại sao chúng ta không nhân nó lên trong mọi trái tim, không phát huy sức mạnh của nó? Có thể làm được điều đó lắm chứ!

Nhà thơ Tố Hữu từng viết rằng: Có gì đẹp trên đời hơn thế?Người yêu người, sống để yêu nhau.
Tồn tại và ngày càng phát triển - đó là quy luật của sự sống. Để phát triển, trong cuộc chiến giữa chính và tà, những thế lực phi nghĩa sẽ phổi đầu hàng trước sức mạnh chính nghĩa. Dìm con người chìm đắm trong khổ đau là bóng tối, cái ác. Vậy thì kéo con người lên khỏi bờ vực, đưa con người ra ánh sáng, lương thiện phải là tình yêu thương. Như vậy, sự tồn tại của tình yêu thương, sức mạnh của tình yêu giữa con người với con người là tất yếu, là vô địch. Chúng ta có quyền tin vào sự trường tồn mãi mãi của sức mạnh này. Chừng nào con người còn tồn tại, chừng đó tình yêu thương còn nồng nàn.

Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý để bài thảo luận được hoàn thiện hơn. 

7 tháng 2 2021

“Chúng sẽ làm thành một cặp rất xứng đôi. Chúng cũng nhận thấy thế và nhất định là lấy nhau” 

Nghĩa sự việc: một cặp rất xứng đôi

Nghĩa tình thái: nhất định(mức độ khẳng định cao)

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1 2024

*Bài viết mẫu tham khảo

Con người có tâm hồn được tạo nên từ vô vàn những mảng màu, những cung bậc cảm xúc nối tiếp nhau. Trong đó, dù ở bất cứ thời đại nào thì chúng ta cũng cần sống với tình yêu thương. Hiểu được điều đó, người nghệ sĩ đã để cho các nhân vật sống với tình yêu thương của mình. Nam Cao với “Chí Phèo” đã giúp người đọc hiểu được sức mạnh của tình yêu thương giữa con người với con người.

Chí Phèo và Thị Nở đều là những con người khốn khổ dưới đáy xã hội, họ là nạn nhân đáng thương của xã hội phong kiến thối nát, phải chịu những định kiến khắc nghiệt. Tình yêu của Thị Nở và Chí Phèo diễn ra thật tự nhiên, họ nhìn thấy ở nhau những giá trị tốt đẹp mà định kiến của người dân làng Vũ Đại không thể trông thấy. Tình yêu đã làm cho Chí nhận ra giá trị của cuộc sống, nhận ra sự quan tâm của Thị Nở và muốn làm một người tử tế. Tình yêu đã khiến Thị Nở biết thẹn, biết quan tâm đến Chí. Từ hai cuộc đời, hai thân phận khiếm khuyết, hai trí tuệ mông muội tăm tối của Chí Phèo - Thị Nở, Nam Cao đã để cho họ kết hợp lại như một sự liên kết hoàn hảo để tạo ra một con người mới thống nhất trong sự bừng nở trở lại của một trí tuệ minh triết. Sức mạnh của tình yêu thật kì diệu!

Ta như nhận thấy được rằng, chắc chính mỗi người chúng ta có thể dễ dàng nhận ra hay không thể nhận ra bởi tình yêu thương nó vô cùng đơn giản, và gần gũi biết bao nhiêu. Ta dường như cũng lại nhận thấy được cũng chính là người thân yêu mẹ bạn yêu bạn, anh chị người thân bạn chăm sóc cho bạn, bạn bè bạn lo lắng cho bạn…. Tình yêu thương cũng được hiểu đó chính là tình thân, tình nghĩa. Mỗi con người chúng ta đều sinh ra may mắn được sống trong tình yêu của cha của mẹ, chúng ta được gắn kết bởi tình yêu nồng nàn từ cha mẹ thân yêu của chúng ta. Không những thế ta như cũng nhận thấy được cũng chính trên đường đời sẽ xuất hiện rất nhiều tình yêu thương. Điều này cũng có thể nhận thấy được rằng chính con người chúng ta sống trên cùng một tổ quốc, cùng một mảnh đất, chung tiếng nói và màu da vì thế, chúng ta dành tình cảm như thật khăng khít đó để có thể mà dành cho nhau.

Tình yêu thương thực sự nó được ví như thật giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa sao cho tường tận được. Ta như nhận thấy được tình yêu thương thực sự trừu tượng đến mức khó hiểu. Tình yêu thương đơn giản đó cũng chính là khi chúng ta mà nhìn đứa trẻ mồ côi như đang lặng lẽ nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn. Và làm sao ta có thể không động lòng khi chúng ta nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình ly tán và của cải bị mất mát. Ta như nhận thấy được cũng chính vì tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt qua nhanh chóng. Còn có những người luôn cố gắng cho đi mà không bao giờ nghĩ nhận lại cho riêng mình cả.

Có ai đó đã từng nói rằng “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà nơi lạnh nhất là nơi thiếu tình thương”. Thực sự đây là một câu nói rất ý nghĩa. Tình thương như có thể giúp cho con người chúng ta xua đi mọi những u tối trong cuộc đời. Thay vào đó cũng chính là những tia sáng ấm áp của tình thương.

Thật tuyệt vời biết bao nhiêu vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi ngày trong mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẽ cho cuộc sống của chính mình. Cuộc sống sẽ thật đẹp biết bao nhiêu khi có tình thương.