K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2023

thừa các chất dinh dưỡng  ảnh hưởng đến sức khỏe và ngoại hình : dẫn tới các bệnh về tim mạnh  , tăng huyết áp , tiểu đường , hoạt động khó khăn 

thiếu các chất dinh dưỡng : ngoại hình gây gò , thường xuyên mệt mỏi , chán nản , thường xuyên bị các bệnh vặt , ...

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
16 tháng 9 2023

Một số bệnh do thiếu dinh dưỡng ở động vật:

- Thiếu vitamin A gây bệnh quáng gà, khô kết mạc,...

- Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.

- Thiếu Mg gây hiện tượng co giật ở gà.

Bệnh do thiếu dinh dưỡng ở thực vật:

- Thiếu đạm làm thực vật sinh trưởng kém, thân và cành còi cọc, ít để nhánh, lá chuyển màu vàng và dễ rụng.

- Thiếu K làm thân cây yếu, lá úa vàng dọc mép lá, cây dễ bị nhiễm vi sinh vật gây thối rễ.

22 tháng 2 2023

- Chất dinh dưỡng là các chất hoá học được cơ thể sinh vật hấp thụ từ môi trường bên ngoài, có vai trò cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào, tham gia các phản ứng hoá học trong tế bào và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, sinh trưởng và phát triển của cơ thể sinh vật

- Một số biểu hiện do thiếu hoặc thừa dinh dưỡng ở thực vật: 

+  Khi thiếu Bo thì chồi ngọn bị chết, các chồi bên cũng thui dần, hoa không hình thành, tỷ lệ đậu quả kém, quả dễ rụng, rễ sinh trưởng kém, lá bị dày lên

+ Thiếu Kali làm thân cây yếu, lá úa vàng dọc mép lá, cây dễ bị nhiễm vi sinh vật gây thối rễ.

+ Thừa Nitơ sẽ làm cây sinh trưởng quá mạnh, do thân lá tăng trưởng nhanh mà mô cơ giới kém hình thành nên cây rất yếu, dễ lốp đổ, dễ bị sâu bệnh tấn công. 

Vào mùa hè thì cây thoát hơi nước nhiều hơn, dẫn tới rễ cây hút nhiều nước và dinh dưỡng hơn

Còn vào buổi tối thì cây không quang hợp nên cây không thoát hơi nước nhiều, tốc độ hút nước của rễ cũng giảm xuống

26 tháng 2 2023

Sự khác nhau ở cây thiếu dinh dưỡng, cây thừa dinh dưỡng và cây đủ dinh dưỡng là:

- Cây thừa dinh dưỡng: cây sinh trưởng và phát triển quá mạnh, vượt trội về chiều cao, số lá nhưng thân bị yếu, dễ gãy, lá dễ gãy rụng.

 -Cây thiếu dinh dưỡng: cây sinh trưởng và phát triển kém, thân còi cọc, lá ít và nhạt màu.

- Cây đủ chất dinh dưỡng: Cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, đầy đủ lá, lá xanh mượt.

-Là nguyên liệu xây dựng tế bào, tham gia điều hoà hoạt động sống, vận chuyển các chất và bảo vệ cơ thể

Vd như là protein

-Cung cấp năng lượng, giúp cấu tạo nên tế bào và các mô

Vd như là carbon hydrate

-Là thành phần tất yếu cấu tạo tế bào, tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể

Vd như là chất khoáng, vitamin

-Cung cấp, dự trữ năng lượng ,tham gia cấu trúc màng tế bào

Vd như là lipit

-Tham gia vào quá trình trao đổi chất và điều hoà thân nhiệt

Vd như nước

22 tháng 2 2023

- Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng tới sinh trưởng và phát triển của sinh vật: Chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Thiếu chất dinh dưỡng, sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật bị ức chế, thậm chí là chết. Thừa chất dinh dưỡng, quá trình sinh trưởng và phát triển cũng bị ảnh hưởng.

- Ví dụ:

+ Ở động vật: Nếu thiếu protein, động vật sẽ chậm lớn, gầy yếu, sức đề kháng kém.

+ Ở thực vật: Nếu thiếu nitrogen thì quá trình sinh trưởng của cây sẽ bị ức chế, lá có màu vàng, thậm trí còn gây chết.

24 tháng 2 2023

Để biết được một người thiếu hay thừa chất dinh dưỡng, có thể dựa vào các biểu hiện sinh trưởng, phát triển như:

- Cân nặng: Khi các chất dinh dưỡng bị dư thừa sẽ tích lũy lại tạo thành lớp mỡ, làm cân nặng tăng lên.

- Chiều cao: Thiếu chất dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển chiều cao chậm hơn.

- Cấu trúc cơ thể và các dự trữ về năng lượng và protein thông qua các mô mềm bề mặt như lớp mỡ dưới da và cơ,…

26 tháng 2 2023

• Một số biện pháp trong việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí và vệ sinh ăn uống để bảo vệ sức khỏe con người:

- Có chế độ dinh dưỡng cân đối (không ăn quá nhiều, không ăn quá ít), phù hợp với độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe, tính chất công việc.

- Sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ.

- Cần đảm bảo vệ sinh khi ăn uống (rửa tay sạch trước khi ăn).

- Chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách.

- Bảo vệ môi trường sống, không sử dụng hóa chất độc hại,…

• Tác dụng của các biện pháp trên:

- Giúp cơ thể có đủ nguyên liệu để xây dựng tế bào, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể; có đủ năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

- Phòng tránh được các bệnh đường tiêu hóa như giun, sán, ngộ độc thực phẩm,…

25 tháng 9 2023

Tham khảo:

Ví dụ để chỉ ra ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật: Gà Đông Tảo khi được chăm sóc tốt, đủ dinh dưỡng, không cần dùng thuốc tăng trọng, gà mái có thể nặng tới 5 – 6 kg trong thời gian khoảng 5 – 6 tháng, tuy nhiên, nếu chăm sóc không tốt, gà mái chỉ có thể đạt tối đa 3 kg/con.