K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 4 2016

Theo ý

5 tháng 4 2016

Khi chấm điểm tập làm văn, người ta thường chấm theo ý bạn nhé!

Chúc bạn học tốt!hihi

3 tháng 12 2019

a, Ý nghĩa văn chương thuộc văn nghị luận văn chương (nội dung nghị luận về vấn đề văn chương)

b, Đặc sắc trong văn nghị luận của Hoài Thanh: vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh

- Ví dụ như trong đoạn văn mở đầu: “Người ta kể... nguồn gốc của thi ca.”

   + Đoạn này nghị luận về nguồn gốc của thi ca

   + Tác giả lấy dẫn chứng từ một câu chuyện có từ xa xưa về thi sĩ Ấn Độ

C) Hoạt động luyện tập 1. a) Đọc gợi ý...ở dưới Lập luận là đưa ra luận cứ nhằm dẫn dắt người nghe ( người đọc) đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận, mà kết luận đó là tư tưởng (quan điểm, ý định) của người nói (người viết). (1) Xác định luận cứ, kết luận trong các câu sau đây: - Hôm nay trời mưa, chúng ta ko đi chơi công viên nữa. - Em rất thích đọc...
Đọc tiếp

C) Hoạt động luyện tập

1.

a) Đọc gợi ý...ở dưới

Lập luận là đưa ra luận cứ nhằm dẫn dắt người nghe ( người đọc) đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận, mà kết luận đó là tư tưởng (quan điểm, ý định) của người nói (người viết).

(1) Xác định luận cứ, kết luận trong các câu sau đây:

- Hôm nay trời mưa, chúng ta ko đi chơi công viên nữa.

- Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học đc nhiều điều.

- Trời nóng quá, đi ăn kem thôi.

(2) Xác định mối quan hệ giữa luận cứ và két luận.

(3) Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?

b) So sánh kết luận của các lập luận trong những câu ở mục a) với các kết luận dưới đây và nhận xét về đặc điểm của luận điểm trong bản nghị luận.

- Chống nạn thất học.

- Dân ta có một lòng nồng nàng yêu nước.

- Sách là người bn lớn của con người.

(Gợi ý: Do luận điểm có vai trò quan trọng ... sắp xếp chặt chẽ.) Bài tập Ngữ vănBài tập Ngữ vănc) Đọc văn bản sau và tra lời các câu hỏi bên dưới. Bài tập Ngữ văn

(1) Văn bản nêu lên tư tưởng gì? Tư tưởng ấy thể hiện ở những luận điểm nào? Tìm những câu mang luận điểm.

(2) Văn bản có bố cục mấy phần? Hãy cho biết cách lập luận đc sử dụng trong bài. Bài tập Ngữ văn

6
25 tháng 1 2017

Mình giúp bạn một ít thôi nhé, dài quá à ^^

(1) Xác định luận cứ, kết luận trong các câu sau đây:

- Hôm nay trời mưa, chúng ta ko đi chơi công viên nữa.

- Em rất thích đọc sách, vì qua sách em học đc nhiều điều.

- Trời nóng quá, đi ăn kem thôi.

Chú ý: Những câu mình in đậm ở bên trên là luận cứ

(2) Xác định mối quan hệ giữa luận cứ và két luận.

Mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận là một mối quan hệ vô cùng chặt chẽ. không có luận cứ thì không có kết luận, Luận cứ hay nói cách khác là nguyên nhân còn kết luận là hậu quả, kết quả

(3) Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau không?

Có (bạn có thể xem qua những VD tương tự ở mục (1))

Còn câu cuối mình có làm nhưng không biết có đúng hay không nên bạn tham khảo trước các câu kia nhé ^^

3 tháng 2 2017

Đúng rồi bạn, mình đã nêu rõ ở phần chú ý bạn đọc kĩ lại nhé ^^

9 tháng 8 2019

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

 

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

 

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

 

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

 

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

 

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

 

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

 

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

 

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

 

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

 

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh,

lịch sự, có văn hoá.

Cho đoạn văn sau:Học tập là một quá trình lâu dài bền bỉ kiên trì đòi hỏi mỗi người phải luôn tích cực phấn đấu. Mục đích của học tập chính là " Học hỏi được rất nhiều kiến thức xã hội để xây dựng nền tảng cho con người có thể làm việc và thực hiện các giấc mơ của mình. Lê Nin đã từng nói:" Học, hoc nữa, học mãi " nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập....
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

Học tập là một quá trình lâu dài bền bỉ kiên trì đòi hỏi mỗi người phải luôn tích cực phấn đấu. Mục đích của học tập chính là " Học hỏi được rất nhiều kiến thức xã hội để xây dựng nền tảng cho con người có thể làm việc và thực hiện các giấc mơ của mình. Lê Nin đã từng nói:" Học, hoc nữa, học mãi " nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập. Học chẳng bao giờ là đủ. Mỗi ngày cuộc sống lại dạy cho ta thêm những bài học mới, nhân loại laị cho ra đời những phát minh sáng tạo mới. Mục đích của chúng ta chính là : Học hỏi hết công suất, cố gắng tìm hiểu chuyên sâu được càng nhiều càng tốt mục đích học tập văn nghị luận xã hội

Đoạn văn trên được viết theo phép lập luận nào? Chỉ ra phép lập luận cho đoạn văn đó?

1
7 tháng 4 2018

mik nghĩ :

lập luận giải thích

phép giải thích : chính là giải thích câu nói của Lê Nin đó 

bn tự tìm nha

hok tốt

Bài làm

Câu 1: 

a) Tên văn bản trên là văn bản " Bạn đến chơi nhà "

b) Bài thơ thuộc thể loại: Thất ngôn bát cú đường luật.

c) Cụm từ " ta với ta " trong bài thơ " Bạn đến chơi nhà " nhằm chỉ chủ nhà và khách, chúng ta không thể phân biệt được đâu là chủ nhà, đâu là khách

=> Thể hiện tình bạn rất thắm thiết, sâu sắc, có thể vượt lên tất cả mọi của cải, cật chất bên ngoài.

d) Theo em, câu " Đầu trò tiếp khách trầu không có" hay hơn. Vì, dân gian đã có câu " Miếng trầu là đầu câu truyện ", nên muốn mở đầu câu chuyện thì ít nhất phải có trầu, nhưng kể cả trầu không có nhưng tác giả vẫn giữ được tình bạn đẹp. Còn câu " Trầu buồn một nỗi cau không có " , chỉ sự buồn rầu, nỗi buồn chỉ có một mình là trầu nhưng không có cau. 

Câu 2: 

Bài làm

Thông thường, ai cũng chỉ muốn cuộc đời mình gắn với những niềm vui, chẳng ai lại thích thú trước những nỗi buồn. Thế nhưng khi tất cả những điều vui buồn bỏ lại sau lưng, ta sẽ thấy nhớ và quý quá khứ dù quá khứ đó có cả nỗi buồn. Tuổi thơ đối với tôi không ngọt ngào như viên kẹo tròn, không mơ mộng như một miền cổ tích nhưng lại khiến trái tim ghi nhớ cả một đời. Những vui buồn ngày ấy là những kỉ niệm tươi đẹp nhất trong đời tôi.

Ngày còn nhỏ, thấy các bạn thành thị xúng xính cặp sách, quần áo, đồ chơi đẹp, tôi thấy mình và những đứa trẻ vùng quê sao mà thiệt thòi thế. Chúng tôi chỉ có những bộ quần áo mới khi tết đến, đồ chơi cũng rất ít chủ yếu là những món vụn vặt mà chúng tôi nhặt được. Khi đủ khôn lớn tôi chợt thấy mình may mắn khi chúng tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê, nơi tôi có thể thỏa thích thả những cánh diều mơ ước. Tôi gửi những niềm vui nỗi buồn của mình trên những cánh đồng lúa bát ngát, hòa vào dòng nước mát rượi của dòng sông và lẫn bên trong từng trận cười giòn tan hay những giọt nước mắt của cô bé dỗi hờn. Ngày ấy, có một cô bé háo hức đợi cơn mưa đầu mùa để rủ đám bạn trong xóm chơi trò tạt nước, rồi theo những con kênh rạch cạn suốt ngày nắng hè để tìm những chú cá rô lên bờ. Niềm vui bắt được những chú cá vượt cạn, những con ốc, con cua đầy giỏ mà tôi cứ ngỡ như niềm vui của nàng Tấm khi nghĩ về chiếc yếm đào. Lũ trẻ đồng quê chúng tôi chẳng sợ bùn lầy cũng không ngại mưa gió như những đứa trẻ thành thị bây giờ. Có khi cả ngày lặn lội dưới ao xúc từng con tép hoặc những ngày nắng đầu trần đi câu cá mà vẫn không hề bị cảm. Chúng tôi giống nhau ở màu da sạm nắng và mái tóc cháy vàng, đôi chân trần vững chải duy chỉ có mỗi nụ cười vẫn hiện hữu trong đôi mắt.Rồi những nỗi buồn bất chợt khiến tôi bao lần bật khóc. Đó là ngày cô bạn thân sát nhà chuyển sang lớp khác, chẳng còn ngồi chung bàn với tôi dù chúng tôi vẫn gặp nhau mỗi ngày sau giờ đi học. Cô bạn ấy là cả một miền kí ức với tôi. Chúng tôi cùng nhau lớn lên, cùng nhau xây ngôi nhà mơ ước dưới gốc me, gốc khế. Cùng nhau đi qua những tháng năm buồn vui của tuổi thơ và cùng hẹn ước mai sau lớn lên vẫn là những người bạn tốt. Hay những lần chơi trò rượt đuổi mải chẳng bắt được ai, cô bé hay hờn dỗi ấy đã khóc một mình bên đống rơm khô khiến cả đám bạn phải năn nỉ, chọc cười. Nỗi buồn của tuổi thơ tôi cũng có lúc vỡ òa trong thương nhớ. Đó là lần mẹ tôi về quê ngoại phụ ngoại thu hoạch vườn cây suốt một tháng trời. Tôi đếm từng ngày, mong từng đêm có khi còn mơ thấy mẹ về mang rất nhiều đồ chơi cho tôi. Nhưng những nỗi buồn ấy chẳng khác gì những bong bóng nước, nó dễ xuất hiện theo mỗi cơn mưa và cũng dễ tan vỡ đi trong phút chốc. Không giống như người lớn, những đứa trẻ chúng tôi sẽ cười thật to thật vui khi hạnh phúc và khóc òa khi buồn phiền. Chúng tôi chẳng biết gặm nhắm nỗi buồn vì ngày mai lại là một ngày mới.

Dù hôm nay tôi đã xa quê hương, xa những buồn vui tuổi thơ nhưng kí ức ấy vẫn nằm yên trong một góc tâm hồn. Mỗi khi gặp chuyện gì không vui tôi cố gắng nhớ lại những nụ cười đã mất và an ủi bản thân rồi sẽ vượt qua. Kí ức tuổi thơ dù vui hay buồn vẫn rất quan trọng trong đời mỗi con người, vì thế hãy để những đứa trẻ của chúng ta hôm nay được tự do trong vùng trời của ước mơ riêng chúng.

# Chúc bạn học tốt #

Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luậnđiểm nào đó.D. Là một phép lập luận sử dụng các tác...
Đọc tiếp

Câu 1: Chứng minh trong văn nghị luận là gì?

A. Là một phép lập luận sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.

B. Là một phép lập luận sử dụng lý lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.

C. Là một phép lập luận sử dụng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ một nhận định, một luận

điểm nào đó.

D. Là một phép lập luận sử dụng các tác phẩm văn học để làm rõ một vấn đề nào đó.

Câu 2: Lí do nào khiến cho bài văn viết theo phép lập luận chứng minh thiếu tinh thần thuyết phục?

A. Luận điểm được nêu rõ ràng, xác đáng.

B. Lí lẽ và dẫn chứng đã được thừa nhận.

C. Lí lẽ và dẫn chứng phù hợp với luận điểm.

D. Không đưa dẫn chứng, chỉ giải thích và đưa lí lẽ để làm sáng tỏ luận điểm

Câu 3:Trong bài văn chứng minh, chúng ta chỉ sử dụng thao tác chứng minh, không cần giải thích vấn đề cần chứng minh. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 4: Trong phần mở bài của bài văn chứng minh, người viết phải nêu lên được nội dung gì?

A. Nêu được các dẫn chứng cần sử dụng trong khi chứng minh.

B. Nêu được luận điểm cần chứng minh.

C. Nêu được các lý lẽ cần sử dụng trong bài làm.

D. Nêu được vấn đề cần nghị luận và định hướng chứng minh.

Câu 5: Trong phần Thân bài của bài văn chứng minh người viết cần phải làm gì?

A. Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.

B. Chỉ cần nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết.

C. Chỉ cần gọi tên luận điểm cần chứng minh.

D. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh

Câu 6: Lời văn phần Kết bài nên hô ứng với lời văn của phần nào?

A. Thân bài.

B. Mở bài.

C. Cả mở bài và thân bài.

D. Với phần dẫn chứng đưa ra trong phần thân bài.

 Câu 7: Theo quy trình tạo lập văn bản làm văn nghị luận thì sau bước tìm hiểu đề bài để định hướng cho bài làm sẽ đến bước nào?

A. Lập dàn ý đại cương.

B. Xác định các lý lẽ cho bài văn.

C. Tìm dẫn chứng cho bài văn.

D. Viết thành bài văn hoàn chỉnh.

Câu 8:Xác định luận điểm chính trong lời thơ khuyên thanh niên của Bác Hồ:

A. Khó khăn khắc phục sẽ thành công.

B. Phải làm việc lớn.

C. Con người phải có quyết tâm, kiên trì.

D. Có ý chí, sự kiên trì, bền bỉ sẽ thành công trong cuộc đời.

 Câu 9: Câu nào không dùng làm dẫn chứng trực tiếp làm rõ luận điểm: “Tục ngữ khuyên dạy con người về lời ăn tiếng nói”?

A. Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

B. Đất xấu trồng cây khẳng khiu/ Những người thô tục nói điều phàm phu.

C. Người thanh tiếng nói cũng thanh/ Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.

 Câu 10: Cho đề bài sau: Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người. Vì vậy, con người phải bảo vệ rừng. Em hãy chứng minh ý kiến trên.

Trong các luận điểm nêu ra sau đây, luận điểm nào không phù hợp với bài văn viết về đề bài này?

A. Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, cung cấp cho con người nguồn lâm sản lớn.

B. Rừng là hệ sinh thái quan trọng, góp phần điều hòa khí hậu trên trái đất.

C. Con người có thể khai thác thật nhiều tài nguyên rừng mà không cần phải trồng cây gây rừng.

D. Rừng là môi trường du lịch hấp dẫn với con người.

 

4
14 tháng 4 2020

1. C 

2. D

3. B

4. D

5. A

6. B

7. A

8. D

9. B

10. C

14 tháng 4 2020

1. C                     6. B

2. D                     7. A

3. B                     8. D

4. D                     9. B

5. A                     10. C