Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Phân bố dân cư tiền sử: Các di tích văn hóa của cư dân hậu kỳ Đá mới - Kim khí Đắk Lắk phân bố chủ yếu trên các cao nguyên M'Đrắk, Buôn Ma Thuột. Ngoài ra còn cư trú ở các vùng trũng như Krông Pắk - Lắk; ở vùng đồi núi thấp Ea H'Leo hoặc vùng bán bình nguyên Ea Súp.
- Hoạt động kinh tế: Chủ yếu thời tiền sử Đăk Lắk là các hoạt động săn bắt, hái lượm, thủ công chế tác đồ đá, làm gốm, làm nông, trao đổi sản phẩm và bước đầu luyện kim.
- Kinh tế sản xuất: Khảo cổ học không có nhiều bằng chứng trực tiếp về các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi trong thời Đá mới và thời Kim khí ở Đắk Lăk. Tổ hợp công cụ làm nông nghiệp như cuốc đá, rìu và bôn đá... Trong các di chỉ tiền sử Đắk Lắk giống di vật cùng loại ở Lung Leng (Kon Tum), nơi đã tìm thấy những hạt thóc cháy đựng trong một nồi gốm, có niên đại tuyệt đối là 3.000 năm cách ngày nay.
- Thủ công đúc đồng: Cồng chiêng làm từ đồng là nhạc khí không thể thiếu được trong đời sống cộng đồng các dân tộc hiện nay ở Đắk Lắk. Do chưa có bằng chứng về nguồn nguyên liệu, lò đúc đồng thủ công truyền thống nên có người cho rằng, đồng bào Tây Nguyên không biết đến luyện kim. Tất cả cồng chiêng của họ là do trao đổi voi và vàng bạc đá quý với các dân tộc người xung quanh.
- Tổ chức xã hội: Từ phương thức sống như đã trình bày ở trên có thể giúp ta hình dung xã hội của cư dân tiền sử Đăk Lắk là một cộng đồng gồm nhiều bộ lạc sống dàn trải trên các địa hình khác nhau của vùng đất Đắk Lắk. Tuy nhiên mức độ tập trung, liên kết trong một địa bàn bằng một tổ chức xã hội nhất định đã xuất hiện, mặc dù có phần lỏng lẻo hơn so với cư dân cùng thời ở miền đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.
tham khảo:
Là học sinh để giữ gìn truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta , em sẽ :
- Ko chia sẻ những thông tin có ảnh hưởng đến đất nước , chính quyền
- Tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.
- Tuyên truyền về những truyền thống tốt đẹp chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta
Bên cạnh đó, cũng có những hạn chế cần được nhìn nhận và điều chỉnh kịp thời, như: Một bộ phận sinh viên xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc. Không ít người có thái độ ứng xử, biểu hiện tình cảm thái quá trong các hoạt động giải trí, văn hóa, nghệ thuật; lãng quên, thờ ơ đối với dòng nhạc dân ca, dòng nhạc cách mạng, truyền thống. Bên cạnh đó, chúng ta thấy một hiện tượng đáng báo động của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng trong việc hội nhập, tiếp thu văn hóa thế giới, du nhập những hoạt động văn hóa tiêu cực, không phù hợp thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Không ít sinh viên đang ngày đêm cuốn vào các trò chơi điện tử, online mang nặng tính bạo lực, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thời gian học tập. Có những người say mê với các ấn phẩm, văn hóa phẩm không lành mạnh, độc hại, dẫn đến những hành động suy đồi đạo đức, vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, những biểu hiện sai lệch của những người mà giới trẻ coi là thần tượng như ca sĩ, diễn viên điện ảnh...
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của một số sinh viên hiện nay. Ngoài ra, ngôn ngữ dùng trong những cuộc trò chuyện trên các trang mạng xã hội hay tin nhắn cũng bị một bộ phận học sinh, sinh viên "biến tấu" với những từ ngữ khó hiểu, thậm chí dung tục và sử dụng một cách tràn lan, khó chấp nhận, không còn giữ được sự trong sáng của tiếng Việt.
Thậm chí, có những từ ngữ bị dùng sai bản chất với ngụ ý không lành mạnh.
Những thực trạng nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và những nguyên nhân chủ quan. Trước hết, cần phải khẳng định, bản thân mỗi học sinh, sinh viên chưa thật sự xây dựng cho mình ý thức tự rèn luyện, nâng cao trình độ, học hỏi kỹ năng.
Bản lĩnh, ý thức tìm hiểu còn hạn chế của sinh viên trước những loại hình hoạt động văn hóa, nghệ thuật khác nhau cũng là một trong những nguyên nhân đáng chú ý dẫn đến những hạn chế, yếu kém của một bộ phận bạn trẻ trong việc tham gia gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Trong thực tế cuộc sống, một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật không còn phù hợp với sở thích của tuổi trẻ, cho nên giới trẻ và sinh viên phải tìm đến với những loại hình nghệ thuật du nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, các loại hình này lại chưa được chọn lọc trước khi tràn lan trong xã hội. Công tác quản lý của các ban, ngành chức năng chưa thật sự có hiệu quả trong việc khắc phục thực trạng này.
Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương.
Các làng nghề truyền thống hầu hết tập trung ở vùng châu thổ sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định... Một số ít rải rác ở các vùng cao và châu thổ miền Trung và miền Nam.
Những phát hiện về khảo cổ học, những cứ liệu lịch sử đã chứng minh được các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây[cần dẫn nguồn]. Cùng với sự phát triển của nền văn minh nông nghiệp, nhiều nghề thủ công cũng đã ra đời tại các vùng nông thôn Việt Nam, ban đầu là những công việc phụ tranh thủ làm lúc nông nhàn, để chế tại những vật dụng cần thiết trong sinh hoạt, phát triển lên thành nhu cầu trao đổi hàng hóa và tìm kiếm thu nhập ngoài nghề nông.
Làng nghề truyền thống đạt 03 tiêu chí sau được quy định tại Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn: Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận; Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc; Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
Sản phẩm của các nghề truyền thống được nhìn nhận, đánh giá từ nhiều góc độ của kinh tế xã hội với những giá trị hết sức to lớn và độc đáo. Cũng cần nhận thấy rằng ở thời đại của công nghệ tin học và công nghệ cao khác ngày nay dẫu có phát triển tới đâu cũng không thay thế được sự sáng tạo của các nghệ nhân, nghề truyền thống và giá trị của nhiều nghề truyền thống vẫn còn mãi với thời gian.
Nghề truyền thống đã làm ra các sản phẩm hết sức thiết dụng, độc đáo từ độ vận dụng trong gia đình hàng ngày tới các mặt hàng tinh xảo trong các lễ hội, chùa đình. Hàng vạn thợ giỏi và nghệ nhân đã tạo nên công ăn việc làm trong xã hội và các nghề được truyền lại trong dòng họ, làng xóm hoặc vùng miền, trở thành "Bí quyết" nghề nghiệp qua nhiều đời. Sản phẩm truyền thống không chỉ đem lại giá trị kinh tế trong nước mà còn đem lại giá trị ngoại tệ khi được xuất khẩu ra nước ngoài. Đức Đinh montage
Sản phẩm của nghề truyền thống đã thể hiện rõ và bảo tồn được những nét, những sắc thái độc đáo của dân tộc. Những giá trị văn hóa của dân tộc thể hiện tư duy của người Việt triết lý Á Đông, phong tục tập quán đặc sắc, truyền thống dân tộc, phong cách sống... đều được thể hiện qua nét vẽ, hình mẫu, cách trang trí và cấu trúc của sản phẩm. Điều đó chỉ có được ở nghề truyền thống mới lột tả hết giá trị nhân văn, giá trị văn hóa. Những sản phẩm thủ công đều chứa đựng tình cảm, lòng yêu thiên nhiên đất nước qua bàn tay tài hoa của con người. Đây cũng chính là ưu thế của các sản phẩm truyền thống của người Việt khi mở rộng giao lưu trên thị trường quốc tế và mở rộng quan hệ văn hóa, nghệ thuật với các nước trên thế giới.
Giữa du lịch làng nghề và làng nghề truyền thống có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ tác động qua lại với nhau. Phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống là một giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế xã hội ở làng nghề truyền thống nói chung theo hướng tích cực và bền vững. Ngược lại các làng nghề truyền thống cũng tạo nên sức hấp dẫn mới lạ thu hút du khách và có những tác động mạnh mẽ trở lại đối với du lịch trong một mục tiêu phát triển chung.
Các làng nghề truyền thống thường gắn với một vùng nông thôn. Mỗi làng nghề là một môi trường văn hóa, kinh tế - xã hội và kỹ thuật truyền thống lâu đời. Là nơi bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật, kỹ thuật sản xuất từ đời này sang đời khác đúc kết ở những nghệ nhân tài hoa. Bên trong các làng nghề thường chứa đựng những nét văn hóa thuần Việt với không gian văn hóa nông nghiệp: Cây đa, giếng nước, sân đình, với những câu hát dân gian, cánh cò trắng, lũy tre xanh... Đằng sau lũy tre làng là những mảng màu trầm mặc, những nét tinh hoa văn hóa của dân tộc, hiền hòa, yên ả khiến cho du khách ghé thăm đều có cảm giác yên lành, thư thái. Có thể nói rằng du lịch làng nghề truyền thống sẽ là địa chỉ lý tưởng để du khách tham quan tìm hiểu các giá trị văn hóa, các phong tục tập quán lễ hội trong điều kiện hiện đại khi mà nền sản xuất công nghiệp khiến môi trường ồn ào đến ghẹt thở. Đặc biệt du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi bắt gặp những sản phẩm thủ công độc đáo chỉ có được những người nghệ nhân tài hoa và có thể mua những món đồ lưu niệm tinh tế có một không hai ở các làng quê này.
Ngoài ra làng nghề còn là nơi sản xuất ra những sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc biệt, có giá trị sử dụng và giá trị nghệ thuật cao, đặc trưng cho văn hoá một vùng quê, một dân tộc hiền hoà mà hiếu khách. Du khách đến du lịch làng nghề truyền thống không chỉ thỏa mãn được nhu cầu chiêm ngưỡng tìm hiểu các giá trị văn hóa độc đáo mà còn có dịp mua sắm cho mình hoặc người thân những món đồ thủ công tinh tế, độc đáo, thoả mãn nhu cầu mua sắm lớn của du khách.
Làng nghề truyền thống là tài nguyên du lịch nhân văn góp phần thu hút số lượng lớn khách du lịch, làm cho hoạt động du lịch thêm phong phú đa dạng, tạo nên nhiều lựa chọn hấp dẫn cho du khách.
Ngoài ra du lịch làng nghề truyền thống còn làm đa dạng các sản phẩm du lịch.
(đủ ko ạ?)
Truyện Tấm Cám có trước hay truyện Trầu, Cau có trước?=>trầu cau
Để phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta, bản thân em, cũng như các bạn trẻ ngày nay cần phải cố gắng học tập và rèn luyện đạo đức thật tốt để trở thành một công dân có ích cho xã hội, cho đất nước. Phải biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Là học sinh, chúng ta phải ghi nhớ và thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy. Luôn ghi nhớ lịch sử dân tộc và biết ơn những người đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc, cần học tập tốt để góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày một giàu mạnh.
Là học sinh em sẽ làm gì để phát huy những truyền thống đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay?
`=>` Là một học sinh, em sẽ tuyên truyền với mọi người về phát huy những truyển thống đẹp mà cha ông truyền dạy.
`=>` Học tập thật tốt, có lòng yêu nước sâu sắc.
`=>` Giữ gìn truyền thống văn hóa học.
1. hiên ngang chống giặc ngoại xâm, ko khuất phục bất kì 1 ai.
2. thời kì Bắc thuộc là thời kì nước ta chịu sự đô hộ, phải phụ thuộc vào Phía Bắc
BÀ TRƯNG-BÀ TRIỆU-LÝ BÍ-NGÔ QUYỀN
3.hùng dũng đánh tan quân xâm lược, nổi dậy khời nghĩa ko chịu khuất phục
Dân Mai Dịch làm cốm bởi họ là dân gốc làng Dịch Vọng Hậu di cư xuống đây lập ra Mai Dịch từ thế kỷ XVII. Mai Dịch cũng có tên nôm là làng Vòng. Làng này do ông Nguyễn Khả Chạc lập ra, nay tên ông đặt cho con phố chính của phường Mai Dịch. Ông là người làng Dịch Vọng Hậu, đỗ Tiến sĩ năm 1631 đời vua Lê Thần Tông.
Cho tớ hỏi là truyền thống của Làng cốm vòng là gì vậy
Truyền thống của ngôi làng trên đã được nói lên qua cái tên
Nơi đây nổi tiếng về một món ăn cổ truyền tao nhã là cốm
HT
thì tát nhiên là làm cốm vòng rùi mà
~HT~