Câu 1:Số phần tử của tập hợp các số tự nhiên chẵn không vượt quá 30 là .................Câu 2:Có bốn đội bóng đá thi đấu vòng tròn trong một giải đấu (hai đội bất kì đều gặp nhau một trận). Số trận đấu của giải đó là .............Câu 3:Q là tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số mà trong mỗi số chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là 2. Số phần tử của tập Q là...
Đọc tiếp
Câu 1:
Số phần tử của tập hợp các số tự nhiên chẵn không vượt quá 30 là .................
Câu 2:
Có bốn đội bóng đá thi đấu vòng tròn trong một giải đấu (hai đội bất kì đều gặp nhau một trận). Số trận đấu của giải đó là .............
Câu 3:
Q là tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số mà trong mỗi số chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là 2. Số phần tử của tập Q là .............
Câu 4:
Số phần tử của tập hợp các số tự nhiên lẻ lớn hơn 30 và nhỏ hơn 2000 là .................
Câu 5:
Cho tập hợp M = {5; 8; 9; 1986; 2010}. Có bao nhiêu tập hợp con của M gồm những số chẵn ?
Trả lời: .................... tập hợp.
Câu 6:
Có sáu đội bóng đá thi đấu vòng tròn trong một giải đấu (hai đội bất kì đều gặp nhau một trận lượt đi và một trận lượt về). Số trận đấu của giải đó là
Câu 7:
Số phần tử của tập hợp các số tự nhiên lẻ lớn hơn 1001 nhưng không vượt quá 2009 là ................
Câu 8:
Cho hai tập hợp A = {1; 2; 3; 4; 5; 6} và B là tập hợp các số tự nhiên lẻ, lớn hơn 2. Gọi C là một tập hợp con nào đó của cả hai tập hợp A và B. Số phần tử nhiều nhất có thể của C là ............
Câu 9:
Trong ngày hội khỏe Phù Đổng, một trường có 12 học sinh giành được giải thưởng, trong đó có 7 học sinh giành được ít nhất hai giải, 4 học sinh giành được ít nhất ba giải, 2 học sinh giành được số giải nhiều nhất là bốn giải. Hỏi trường đó giành được tất cả bao nhiêu giải ?
Trả lời:........... giải.
Câu 10:
Số phần tử của tập hợp các số tự nhiên chia hết cho 3 và nhỏ hơn 30 là
Giả sử: các phần tử trong tập hợp A khác tất cả các phần tử trong tập hợp B
Mà A có 15 phần tử là các số nguyên dương không vượt quá 28
B có 14 phần tử là các số nguyên dương không vượt quá 28
=> có 15 + 14 = 29 phần tử khác nhau không và không vượt quá số 28. Điều này không đúng vì Từ 1 đến 28 có 28 số nguyên dương
Vậy có ít nhất 1 phân f tử thuộc A = 1 phần tử thuộc B