K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 2 2018

+ ) Ta thấy ngay hai tam giác vuông AHC và ANC có chung cạnh huyền AC nên A, H, N, C cùng thuộc đường tròn đường kính AC.

\(\Rightarrow\widehat{HNA}=\widehat{HCA}\) (Hai góc nội tiếp cùng chắn cung AH)

Ta thấy ngay hai tam giác vuông AMB và AHB có chung cạnh huyền AB nên A, M, H, B cùng thuộc đường tròn đường kính AB.

\(\Rightarrow\widehat{HMN}=\widehat{ABH}\) (Góc ngoài tại đỉnh đối diện bằng góc trong tại đỉnh)

Vậy nên \(\Delta ABC\sim\Delta HMN\left(g-g\right)\)

+) Ta có \(\widehat{ADC}=\widehat{ABC}\)  (Hai góc nội tiếp cùng chắn cung AC)

Mà \(\Delta ABC\sim\Delta HMN\Rightarrow\widehat{ABC}=\widehat{HMN}\) 

nên \(\widehat{ADC}=\widehat{HMN}\)

Chúng lại ở vị trí so le trong nên DC // HM

Ta có \(DC\perp AC\Rightarrow HM\perp AC\)

Gọi J là trung điểm AB

Ta có ngay IJ là đường trung bình tam giác ABC nên IJ // AC

Vậy nên \(HM\perp IJ\)

Mà J là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác AMHB nên IJ vuông góc cung HM tại trung điểm HM hay IJ là trung trực của HM.

Vậy thì IM = IH.

Tương tự ta có IM = IH = IN hay I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác HMN.

11 tháng 2 2018

ad dqi

8 tháng 2 2019

A B C D E F O I X Y Z M N P J S T R K L V G U Q

Gọi giao điểm thứ hai của AZ,BZ,CZ với đường tròn (O) là S,T,R. Cho đường thẳng DF cắt các đoạn ST,RT lần lượt tại K,L. Gọi AK giao CL tại V. Gọi Q là trung điểm đoạn DF. 

Trước hết, ta thấy: 5 điểm A,R,S,C,T cùng thuộc (O), AV cắt RT tại K, AS cắt CR ở Z, CV cắt ST ở L

Đồng thời có bộ điểm: (K Z L) thẳng hàng. Suy ra: Hệ điểm (A R V S C T) cùng thuộc 1 đường tròn (ĐL Pascal đảo)

Áp dụng ĐL Con Bướm cho 4 điểm A,B,S,T trên (O) thì có Z là trung điểm của FL. Mà P là trung điểm CF

Nên ZP là đường trung bình của \(\Delta\)FLC => ZP // CL. Tương tự: ZM // AK

Do đó: 2 góc ^MZP và ^AVC có 2 cặp cạnh song song => ^MZP = ^AVC = ^ABC (Do V thuộc (O) cmt)

Dễ thấy MQ là đường trung bình \(\Delta\)ADF => MQ // AB. Tương tự: QP // BC => ^MQP = ^ABC

Từ đó: ^MZP = ^MQP => Tứ giác MZQP nội tiếp đường tròn.

Nếu ta gọi trung điểm của DE,EF thứ tự là G,U thì như lập luận trên, các tứ giác NPUX, MYGN nội tiếp

Ta sẽ chứng minh các đường tròn (MPQ),(NPU),(MNG) đồng quy

Thật vậy: Gọi giao điểm thứ hai của (MPQ) và (NPU) là J => ^NJM = ^MJP + ^NJP = ^MQP + ^NUP

Bằng tính chất đường trung bình, góc có cặp cạnh song song dễ có:

^MQP = ^ABC, ^NUP = ^BAC => ^NJM = ^ABC + ^BAC = 1800 - ^ACB = ^MGN

Suy ra: Tứ giác MJNG nội tiếp => (MNG) cũng đi qua J => (MPQ),(NPU),(MNG) đồng quy

Hay 3 đường tròn (NPX),(YMN),(ZNP) đồng quy (tại J) (đpcm).

(P/S: Đề sai nhé, phải là (XNP),(YNM),(ZNP) đồng quy)

1. cho nữa đường tròn tâm O bán kính R có đường kính AB và bán kính AC vuông góc AB, điểm M di động trên cung AC, điểm H là hình chiếu của M lên OC. xác dịnh vị trí của M để MA + MH lớn nhất2. cho (o;r) có đường kính AB, đường trung trực của AO cắt đường tròn ở C và D.a. tứ giác ACOD là hình jb. tam giác BCD là tam giác jc. tính chu vi và diện tích tam giác BCD3. tam giác ABC nhọn nội tiếp...
Đọc tiếp

1. cho nữa đường tròn tâm O bán kính R có đường kính AB và bán kính AC vuông góc AB, điểm M di động trên cung AC, điểm H là hình chiếu của M lên OC. xác dịnh vị trí của M để MA + MH lớn nhất

2. cho (o;r) có đường kính AB, đường trung trực của AO cắt đường tròn ở C và D.

a. tứ giác ACOD là hình j

b. tam giác BCD là tam giác j

c. tính chu vi và diện tích tam giác BCD

3. tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn O; AB là 1 đường kính của đường tròn. H là trực tâm của tam giác ABC.

a. CM: tứ giác BHCD là hình bình hành

b. CM: HA + HB + HC = 2( OM + ON + OK) trong đó M, N, K là hình chiếu của O lên 3 cạnh của tam giác ABCgiúp với1. cho nữa đường tròn tâm O bán kính R có đường kính AB và bán kính AC vuông góc AB, điểm M di động trên cung AC, điểm H là hình chiếu của M lên OC. xác dịnh vị trí của M để MA + MH lớn nhất

2. cho (o;r) có đường kính AB, đường trung trực của AO cắt đường tròn ở C và D.

a. tứ giác ACOD là hình j

b. tam giác BCD là tam giác j

c. tính chu vi và diện tích tam giác BCD

3. tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn O; AB là 1 đường kính của đường tròn. H là trực tâm của tam giác ABC.

a. CM: tứ giác BHCD là hình bình hành

b. CM: HA + HB + HC = 2( OM + ON + OK) trong đó M, N, K là hình chiếu của O lên 3 cạnh của tam giác ABCgiúp với

0
4 tháng 3 2022

a, Xét tứ giác CDME có 

^MEC = ^MDC = 900

mà 2 góc này kề, cùng nhìn cạnh MC 

Vậy tứ giác CDME là tứ giác nt 1 đường tròn 

b, bạn ktra lại đề 

NV
2 tháng 2 2022

Tết nghỉ ngơi đi em, thời gian này nên chơi cho đầu óc thanh thản chứ ko nên học

Hướng dẫn sơ sơ cách giải cho câu này:

Trước hết em chứng minh \(MN\perp DF\)

Sau đó chứng minh \(DN=NF\) (đều bằng \(\dfrac{1}{2}AC\), lý do là 2 trung tuyến của 2 tam giác vuông đều có cạnh huyền AC)

\(\Rightarrow MN\)  là trung trực DF (1)

Hoàn toàn tương tự, gọi P là trung điểm AB thì cũng chứng minh được \(MP\perp DE\) và \(PD=PE\Rightarrow PM\) là trung trực DE (2)

(1);(2) suy ra đpcm

2 tháng 2 2022

-Buồn anh vì đăng câu này nhiêu lần mà vẫn không có ai trả lời :) (em cũng không trả lời được vì em mới lớp 8 :)