Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
(1) Dế Choắt ra cửa, hé mắt nhìn chị Cốc. (2) Rồi hỏi tôi:
- (3) Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta đấy hả?
- (4) Ừ.
- (5) Thôi thôi...hừ hừ... (6) Em xin vái cả sáu tay. (7) Anh đừng trêu vào...(8) Anh phải sợ...
(9)Tôi quắc mắt:
- (10) Sợ gì? (11) Mày bảo tao sợ cái gì? (12) Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa!
(3) Để hỏi
(10) + (11) Để bộc lộ cảm xúc
- Các câu nghi vấn trong những đoạn trích trên:
+ Hồn ở đâu bây giờ?
+ Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?
+ Có biết không?... phép tắc gì nữa à?
+ Một người hằng năm chỉ cặm cụi lo lắng vì mình… văn chương hay sao?
+ Con gái tôi vẽ đấy ư?
- Những câu nghi vấn trên không dùng để hỏi
a, Dùng để bộc lộ sự nuối tiếc, hoài cổ của tác giả
b, Bộc lộ sự tức giận, đe dọa của tên cai lệ
c, Bộc lộ sự đe dọa, quát nạt của tên quan hộ đê
d, Khẳng định vai trò của văn chương trong đời sống
e, Bộc lộ sự ngạc nhiên của nhân vật người bố.
- Các câu nghi vấn trên có dấu hỏi chấm kết thúc (hình thức),
+ Câu nghi vấn trên để biểu lộ cảm xúc, đe dọa, khẳng định, ngạc nhiên…
+ Không yêu cầu người đối thoại trả lời.
Trong giao tiếp những câu như: "Anh ăn cơm chưa?", "Cậu đọc sách đấy à?" không nhằm để hỏi mà dùng để chào hỏi. Mối quan hệ của người nói và người nghe ở đây gần gũi và thân thiện.
- Các câu nghi vấn này có dấu hỏi chấm kết thúc câu. Sử dụng từ hay để nối tạo ra mối quan hệ lựa chọn câu nghi vấn.
- Không thể thay từ "hay" bằng từ "hoặc", câu sẽ sai lo-gic, sai ngữ pháp và có nghĩa khác hẳn với mục đích câu hỏi đề ra.
Cách đọc câu "Mở cửa!" trong (b ) khác với cách đọc "Mở cửa." trong câu (a ).
- Câu "Mở cửa!" trong (b ) dùng để yêu cầu, ra lệnh. "Mở cửa." trong ( a) dùng để trả lời cho câu hỏi " Anh đang làm gì đấy?"