Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhờ hệ tuần hoàn:
- Máu vận chuyển chất dinh dưỡng và oxi từ các cơ quan tới các tế bào
- Máu nhận chất thải, chất bã từ tế bào tới các cơ quan để thải ra ngoài
Những đặc điểm cấu tạo của ruột non giúp nó đảm nhiệm tốt vai trò hấp thụ các chất dinh dưỡng là :
- Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tích bề mặt bên trong của nó tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài.
- Ruột non rất dài (tới 2,8 - 3m ở người trưởng thành), dài nhất trong các cơ quan của ống tiêu hóa.
- Mạng mao mạch máu và mạng bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.
Câu 1:
Thành phần của máu | Chức năng |
Hồng cầu | Vận chuyển O2 và CO2 trong hô hấp tế bào . |
Bạch cầu | Bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào,tạo kháng thể,tiết protein đặc hiệu phá huỷ tế bào đã nhiễm bệnh. |
Tiểu cầu | Dễ bị phá huỷ để giải phóng 1 loại enzim gây đông máu. |
Huyết tương | Duy trì máu ở thể lỏng và vận chuyển các chất dinh dưỡng,chất thải,hoocmon,muối khoáng dưới dạng hoà tan. |
Câu 2:
-Cấu tạo của hệ tuần hoàn:
+ Dịch tuần hoàn.
+ Tim.
+ Mạch máu.
+ Các van.
- Chức năng của hệ tuần hoàn :
+Vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể
+Mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết
+Có vai trò trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn
+Vận chuyển hormone.
Câu 3:
- Sự thở (thông khí I phổi): Hít vào và thở ra làm cho khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
- Sự trao đổi khí ở phổi: Không khí ở ngoài vào phế nang (động tác hít vào) giàu khí ôxi (O2), nghèo cacbonic (CO2). Máu từ tim tới phế nang giàu cacbonic (CO2), nghèo ôxi (O2). Nên ôxi (O2) từ phế nang khuếch tán vào máu và cacbonic (CO2) từ máu khuếch tán vào phế nang.
- Sự trao đổi khí ở các tế bào: Máu từ phổi về tim giàu ôxi (02) sẽ theo các động mạch đến tế bào. Tại tế bào luôn diễn ra quá trình ôxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng, đồng thời tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonic (CO2), nên nông độ O2 luôn thâp hơn trong máu và nồng độ CO2 lại cao hơn trong máu. Do đó O2 từ máu được khuếch tán vào tế bào và CO2 từ tế bào khuếch tán vào máu.
Câu 4:
Các bước tiến hành hà hơi thổi ngạt:
- Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay.
- Hít một hơi đầy ghé sát miệng nạn nhân thổi 1 hơi không để không khí lọt ra ngoài.
- Ngưng thổi rồi thổi tiếp.
- Cứ làm như vậy 12-20 lần/phút đến khi nạn nhân tự thở được.
Chúc bạn học tốt!
Võng mạc của mắt người có vô vàn tế bào nhạy sáng. Có hai loại tế bào: tế bào hình que và tế bào hình nón. Tế bào hình que phân biệt độ sáng tối trong khi tế bào hình nón ghi nhận màu sắc. Có 3 loại tế bào hình nón, 1 loại phản ứng các bước sóng cố định trong dải quang phổ từ 400 đến 500 nm cho cảm giác màu Lam; một loại phản ứng với bước sóng từ 500 đến 600nm cho cảm giác màu Xanh Lá và một loại phản ứng với bước sóng từ 600 đến 700nm cho cảm giác màu Đỏ.
ngón cái chân phải -) tĩnh mạch chủ dưới -) tâm nhĩ phải -) tâm thất phải -) đm phổi -) phổi -)tm phổi -) tnt -) ttt -) đm chủ -) đm nhỏ hơn -) ngón cái chân phải
cái dấu -) là hiểu là dấu mũi tên
-Các tế bào máu gốc đa năng làm nguồn tạo ra tất cả các loại tế bào máu, bao gồm hồng cầu. Các tế bào đa năng sinh sôi, một số tế bào con sẽ tiếp tục làm nguồn tế bào gốc đa năng, còn đa số sẽ biệt hóa qua nhiều giai đoạn để thành các dòng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu.
-Sự tăng trưởng và sinh sản của các tế bào gốc được điều khiển bởi các protein gọi là các chất cảm ứng tăng trưởng, mỗi chất có những đặc điểm riêng. Interleukin-3 là chất cảm ứng tăng trưởng tác động lên hầu hết các dòng tế bào máu, trong khi các chất cảm ứng tăng trưởng khác chỉ ảnh hưởng đến một vài loại tế bào mà thôi.
-Nhờ hoạt động của lồng ngực với sự tham gia của các cơ hô hấp mà ta thực hiện được hít vào và thở ra, giúp cho không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.Trao đổi khí ở phổi gồm sự khuếch tán của 02 từ không khí ở phế nang vào máu và của C02 từ máu vào không khí phế nang.Trao đổi khí ờ tế bào gồm sự khuếch tán của 02 từ máu vào tế bào của C02 từ tế bào vào máu.
Giải thích sự khác nhau:
- Tỉ lệ % O2 trong khí thở ra thấp rõ rệt do O2: đã khuếch tán từ khí phế nang vào máu mao mạch.
- Tỉ lệ % CO2 trong khí thở ra cao rõ rệt do CO2 đã khuếch tán từ máu mao mạch ra khí phế nang.
- Hơi nước bão hoà trong khí thở ra do được làm ẩm bởi lớp niêm mạc tiết chất nhày phủ toàn bộ đường dẫn khí.
- Tỉ lệ % N2 trong khí hít vào và thở ra khác nhau không nhiều, ở khí thở ra có cao hơn chút do tỉ lệ O2 bị hạ thấp hẳn. Sự khác nhau này không có ý nghĩa sinh học.
_ Về cấu tạo:
+ Khối lượng não người so với khối lượng cơ thể người lớn hơn thú.
+ Não người có nhiều khúc cuộn não => tăng diện tích bề mặt, tăng noron (là trung tâm của các phản xạ có điều kiện)
_ Về chức năng: Não người có những vùng chức năng mà thú không có:
+ Vùng vị giác
+ Vùng hiểu tiếng nói
+ Vùng hiểu chữ viết
+ Vùng vận động ngôn ngữ
=> Đại não người tiến hóa hơn hẳn so với lớp thú.
1)bề ngoài
2)minh mẫn
3)bên trong
4)thể chất
5)trạng thái
6)tinh thần
Nhờ hoạt động các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực mà ta thực hiện được hít vào và thở ra giúp không khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
- Thông qua môi trường trong của cơ thể.
- Môi trường trong thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua các hệ cơ quan như da, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ bài tiếp.