Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, ptbđ: miêu tả+ biểu cảm
b, biện pháp tu từ:
-so sánh, tác dụng: giúp bộc lộ cảm xúc của người viết, 1 tình yêu quê hương da diết, trân thành, sự gắn bó, hòa quyện vô cùng ấm áp, thân quen ,quê hương còn là cái nôi nuôi dưỡng ta khôn lớn trưởng thành (dẫn chứng: so sánh với: dàn hoa bí, dậu mùng tơi, bờ dâm bụt, ao sen trắng, như người mẹ)
-ẩn dụ: "là hoa sen trắng tinh khôi" /tác dụng: thể hiện vẻ đẹp trong sáng, thanh bình, đó là sự trường tồn, phát triển của quê hương.
-điệp ngữ, điệp từ: quê hương,... : nhấn mạnh vẻ đẹp của quê hương, tinh yêu tha thiết của tác giả.
c, mình cho ý , bạn viết nhé ^^:
- là nơi chôn rau cắt rốn của con người
-quê hương đem đến cho con người giá trị vật chất, tinh thần, nuôi sống ta cả về thể xác lẫn tâm hồn.( điểm tựa vững vàng trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng về của mỗi con người)
- mang cho chúng ta lòng tự hào, tự tôn dân tộc, bồi đắp những tình cảm cao đẹp( tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm,tình yêu quê hương, đất nước,...)
-phê phán những người không có tình yêu quê hương đất nước
-liên hệ bản thân.
Chúc bạn học tốt nhé^^
Nội dung chính của đoạn trích: Lời dặn của người cha với con:
- Lời dặn thể hiện tinh thần nhân văn: thương yêu, giúp đỡ con người, tôn trọng con người.
- Lời dặn đầy sự chiêm nghiệm sâu sắc về lẽ đời như: cơ trời vần xoay, lòng tốt, cho và nhận... khiến con người phải suy nghĩ về cách sống.
Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Từ nội dung đoạn thơ: Lời dặn con của người cha phải biết giúp đỡ và tôn trọng những người hành khất. Giúp người, đến khi gặp hoạn nạn, người khác sẽ giúp mình.
- Nêu vấn đề: cho và nhận ở đời.
* Phân tích vấn đề:
- Giải thích:
+ Cho là cho đi (vật chất, tinh thần, kinh nghiệm, …).
+ Nhận là nhận về niềm vui, sự thanh thản và kể cả vật chất.
* Phân tích biểu hiện:
- Cuộc sống còn rất nhiều mảnh đời khốn khổ, cần sự giúp đỡ của cộng đồng.
- Khi giúp đỡ người khác, con người cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc. Và khi lỡ sa chân vào khốn khó, có thể sẽ nhận được sự sẻ chia từ cộng đồng.
* Bình luận:
- Cho và nhận làm cho cuộc sống có ý nghĩa, nó cũng là quy luật của cuộc sống, giúp cho xã hội nhân văn và phát triển hơn, đáng được ca ngợi.
- Nhưng cuộc sống cũng còn lắm kẻ chỉ biết nhận mà không biết cho, hoặc cho đi và đòi phải nhận lại. Điều ấy cần phải phê phán.
* Kết luận:
Cuộc đời sẽ giàu ý nghĩa khi ta biết cho và nhận.
- Từ đồng nghĩa với từ hành khất: ăn xin, ăn mày.
- Tác giả dùng từ hành khất vì:
+ Tác dụng phối thanh.
+ Hành khất là từ Hán Việt có sắc thái trang trọng, khác với sắc thái trung tính của các từ thuần Việt ăn xin, ăn mày, do đó phù hợp với cảm xúc của nhân vật trữ tình trong lời dặn con (phải tôn trọng, giữ thể diện cho những người hành khất).
- Đoạn thơ cho ta thấy tác giả đã bộc lộ những suy nghĩ về quê hương thông qua những hình ảnh rất cụ thể. Quê hương yêu dấu gắn liền với những hoài niệm của tuổi thơ. “Cánh diều biếc” thảtrên cánh đồng từng mang dấu ấn của tuổi thơ đẹp. Đó là cánh diều thả sau mùa gặt. Chữ “biếc” gợi tả cánh diều tuyệt đẹp.
- Âm thanh của “con đò nhỏ” khua nước trên dòng sông quê hương êm đềm mà lắng đọng. Âm thanh mộc mạc, giản dị nhưng rất đỗi thân thiết không thể nào quên. Tiếng mái chèo đêm khua nước ấy là kỷ niệm của tuổi thơ với quê hương yêu dấu.- Có thể nói những kỷ niệm đơn sơ, giản dị của quê hương luôn có sự gắn bó bằng tình cảm của con người gần như là máu thịt.Nghĩ về quê hương như vậy, ta thấy tình cảm của nhà thơ đối với quê hương thật đẹp đẽ và sâu sắc.1đ- Nghệ thuật so sánh tạo nên hình ảnh đẹp, đầy sáng tạo, đặc sắcvà độc đáo đã gợi tả một không gian nghệ thuật có chiều cao,sắc biếc của bầu trời, có chiều dậu của cánh đồng quê, có chiềudài của năm tháng, có âm thanh thân thuộc của mái chèo trên dòng sông quên. Nhà thơ đã nói lên một cách đằm thắm, thiết tha một tình yêu quê hương.