K
Khách
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các câu hỏi dưới đây có thể giống với câu hỏi trên
a) Ta có: AD=DE(gt)
mà A,D,E thẳng hàng(gt)
nên D là trung điểm của AE
Xét ΔAEN có
D là trung điểm của AE(cmt)
M là trung điểm của AN(gt)
Do đó: DM là đường trung bình của ΔAEN(Định nghĩa đường trung bình của tam giác)
⇒DM//EN và \(DM=\frac{EN}{2}\)(Định lí 2 về đường trung bình của tam giác)
Ta có: DM//EN(cmt)
EN//BC(gt)
Do đó: DM//BC(Định lí 3 từ vuông góc tới song song)
Xét tứ giác DMCB có DM//BC(cmt)
nên DMCB là hình thang có hai đáy là DM và BC(Định nghĩa hình thang)
Hình thang DMCB(DM//BC) có \(\widehat{DBC}=\widehat{NCB}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)
nên DMCB là hình thang cân(Định nghĩa hình thang cân)
b) Ta có: DM//BC(cmt)
⇒MI//BC(I∈DM)
⇒\(\widehat{IMN}=\widehat{BCN}\)(hai góc so le trong)
Ta có: DE=EB(gt)
mà D,E,B thẳng hàng(gt)
nên E là trung điểm của DB
Xét hình thang DMCB(DM//BC) có
E là trung điểm của DB(cmt)
EN//DM//BC(cmt)
Do đó: N là trung điểm của MC(Định lí 3 về đường trung bình của hình thang)
Xét ΔNMI và ΔNCB có
\(\widehat{IMN}=\widehat{BCN}\)(cmt)
MN=CN(N là trung điểm của MC)
\(\widehat{MNI}=\widehat{CNB}\)(hai góc đối đỉnh)
Do đó: ΔNMI=ΔNCB(g-c-g)
⇒MI=CB(hai cạnh tương ứng)
c) Xét tứ giác MICB có MI//BC(cmt) và MI=BC(cmt)
nên MICB là hình bình hành(Dấu hiệu nhận biết hình bình hành)
⇒MB=CI(Hai cạnh đối của hình bình hành MICB)
mà MB=CD(hai đường chéo của hình thang cân DMCB)
nên CI=CD
Xét ΔCDI có CI=CD(cmt)
nên ΔCDI cân tại C(Định nghĩa tam giác cân)
d) Ta có: \(DM=\frac{EN}{2}\)(cmt)
nên \(EN=2\cdot DM\)(1)
Xét hình thang DMCB(DM//CB) có
E là trung điểm của DB(cmt)
N là trung điểm của MC(cmt)
Do đó: EN là đường trung bình của hình thang DMCB(Định nghĩa đường trung bình của hình thang)
\(\Leftrightarrow EN=\frac{DM+BC}{2}\)(2)
Từ (1) và (2) suy ra \(2\cdot DM=\frac{DM+BC}{2}\)
\(\Leftrightarrow DM+BC=4\cdot DM\)
\(\Leftrightarrow BC=3\cdot DM\)
mà BC=MI(cmt)
nên \(MI=3\cdot MD\)(đpcm)