Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Tác giả Bằng Việt đã có quãng thời gian rất hạnh phúc bên người bà thân thương của mình. Và (Phép nối) hình ảnh in sâu trong tâm chí ông chính là hình ảnh chiếc bếp lửa cùng ngọn lửa của tình thương nơi bà thân yêu của ông. Ôi! (Câu cảm thán) Cuộc đời của bà phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ, những sự thử thách của thiên tai cũng như xã hội dường nhưu đã trở thành một điều xảy ra bình thường với bà. Trong hoàn cảnh khó khăn ấy thì bà vẫn sáng lên những phẩm chất đáng quý của một người phụ nữ Việt Nam. Điệp từ "nhóm" đã càng nhấn mạnh những hi sinh và hình ảnh tuyệt vời của bà. Trong cuộc đời này, bà tần tảo, nhẫn lại và đầy lòng yêu thương. Bà là người nhóm lửa và cũng là người giữ cho ngọn lửa đó luôn tỏa sáng trong mọi hoàn cảnh. Bà đã nhóm lên sự sống cũng như tình yêu thương dành cho mọi người. Chính nhờ ngọn lửa mà bà “ủ”, bà “nhen”, bà “giữ”, cháu biết cách sống ân nghĩa, thủy chung, biết mở lòng ra với mọi người xung quanh, biết sẻ chia, gắn bó với xóm làng. Bếp lửa trở nên thiêng liêng hơn bao giờ hết "Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!". Từ cảm thán "Ôi" kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như phát hiện ra một chân lí, điều kì diệu giữa cuộc sống đời thường. Hình ảnh bếp lửa và bà như hóa thân vào làm một, luôn rỡ cháy, bất tử trong lòng của người cháu. Trong cuộc đời mỗi con người khi sinh ra ai cũng có người thân, gia đình và những kỉ niệm ấm áp bên họ.
5 câu tiếp theo:
"Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang"
Tham khảo:
Hội tan sao chẳng buồn? có thể nói sáu câu trên đã diễn tả sâu sắc cảnh chị em Thúy Kiều trên đường trở về với một khung cảnh yên ả, dường như đối lập với cảnh lễ hội lúc trước. Cảnh mang nét thanh thanh, dìu dịu của buổi chiều xuân với nắng nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu bắc ngang như nhuộm màu tâm trạng. Bóng dương đã chênh chếch xế tà, ” tà tà” bóng ngả về tây” nhưng (phép nối) đây không phải là hoàng hôn của cảnh vật mà dường như con người cũng chìm vào cảm giác bâng khuâng, khó tả. Buổi chiều tà thường gợi lên một cảm giác buồn khó tả. Ở đây, cuộc vui đã tàn, lễ hội tưng bừng náo nhiệt đã hết, tâm hồn con người cũng ” chuyển điệu” cùng cảnh vật, Dưới cái tài miêu tả của Nguyễn Du, không khí lễ hội lúc tan không ảm đạm, buồn bã mà có phần thanh ịu, lặng lẽ mơ mộng, không gian thu hẹp lại, thời gian trôi chậm hơn, cảnh vật như nhạt dần, nhạt dần, lặng lẽ theo bước chân thơ thẩn trên dặm đường về, phảng phất nỗi tiếc nuối, lưu luyến của lòng người. Mọi chuyển động nhẹ nhàng đều đều thể hiện qua tâm trạng giai nhân đa sầu, đa cảm bằng hàng loạt các từ láy ” tà tà”, ” thanh thanh”, ” nao nao” ” nho nhỏ” vừa gợi tả cảnh, vừa gợi tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến từ dư âm ngày vui xuân vừa như đã dự báo, linh cảm về điều sắp xảy ra trong tâm hồn nhạy cảm của Thúy Kiều. Và đúng như vậy, nàng(phép thế - Thúy Kiều) đã gặp nấm mồ bất hạnh ” Đạm Tiên” – một ca nhi tài sắc mà mệnh yểu và cả sự ngẫu nhiên gặp chàng nho sinh ” phong tư tài mạo tót vời”- Kim Trọng, để rồi ” tình trong như đã mặt ngoài còn e” như một định mệnh tiền duyên, rõ ràng cảnh đã nhuốm màu tâm trạng của nhân vật. Như vậy sáu câu thơ cuối của đoạn trích với việc sử dụng từ láy đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình- cảnh gắn với tình – cảnh tình tương hợp đã làm cho lòng người hòa vào cảnh vật như đang lắng lại cùng cảnh vật. Từ đó, ta thấy được tâm trạng nhạy cảm cùng niềm vui cuộc sống của tác giả.