Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khổ thơ đầu của bài thơ "Quê hương của Tế Hanh đã cho ta thấy vẻ đẹp của đoàn thuyền ra khơi đánh cá:
Quê hương là chùm khế ngọt,
Cho con trèo hái mỗi ngày.
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay...."
Trong nền văn học Việt Nam đề tài quê hương luôn là đề tài mở muôn thuở, bởi đây là nơi cuội nguồn của mỗi chúng ta, nó thiêng liêng, mỗi vùng miền khác nhau có nét đẹp riêng. Bởi thế quê hương trong thơ ca luôn ấm áp, trữ tình, giàu cảm xúc, luôn lắng động niềm vui tự hào trong tâm hồn mỗi người. Tiêu biểu trong số những tác phẩm viết về quê hương là bài thơ "Quê hương" của nhà thơ Tế Hanh.
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông
Rất dễ để nhận bài thơ được mở đầu là lời giới thiệu của tác giả về làng quê miền biển của mình. Tế Hanh giới thiệu với mọi người về nghề nghiệp chính ở quê mình ngay trong những vần thơ đầu tiên của bài thơ, đó là nghề ngư nghiệp. Quê hương của tác giả rất đặc biệt khác hẳn với các vùng quê miền biến nằm ăn sát ra biển nhưng lại "cách biển nửa ngày sông", bốn bề quanh năm sóng vỗ. Cuộc sống mưu sinh của người dân ở đây là nghề "chài lưới" vất vả lênh đênh trên biến. Khung cảnh đi đánh cá được nhà thơ miêu tả rất thơ mộng, đẹp đến mê lòng người:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Buổi sáng khi tiết trời trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng buồm, tiến ra biển cả. Nếu những câu thơ ba và bốn nhẹ nhàng, tinh tế bao nhiêu thì hai câu thơ tiếp theo càng mạnh mẽ, quyết liệt và khỏe khoắn bấy nhiêu.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: "hăng", "phăng" kết hợp với phép so sánh độc đáo khiến cho bức tranh đi đánh cá trở nên giàu chất tạo hình, giàu đường nét và giáu cá tính mạnh. Việc sử dụng động từ "phăng" đã gợi tả sự khéo léo kết hợp sự tinh tế và khỏe mạnh của những người dân vùng chài lưới. Sức lực tràn trề của những người trai làng như truyền vào con thuyền, tạo nên khung cảnh ấn tượng, rất mạnh mẽ và hoành tráng:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Nhà thơ lấy hình ảnh cánh buồm để tượng trưng cho "hồn làng" bởi cánh buồm ấy hàng ngày tạo nên công ăn việc làm nuôi sống những người dân miền biển. Thuyền lướt ra khơi, cánh buồm được kéo lên từ từ rồi bất chợt căng phồng vì no gió... Những hình ảnh so sánh đẹp và gợi cảm đi vào bài thơ một cách tự nhiên, dung dị, như không cần một cố gắng kĩ thuật nào. Cánh buồm dường như có sức mạnh phi thường trong không khí trong lành nó hiện lên với vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào, cánh buồm vi vu trong gió biển. Biết bao thi tứ đã nảy sinh từ cánh buồm kiêu hãnh và thơ mộng. Lec-môn-tôp (nhà thơ Nga) có bài thơ trữ tình nổi tiếng về một cánh buồm khao khát đời giông tố:
"Thấp thoáng xa xa một cánh buồm Chập chờn trên biển cả mù sương Buồm kiếm tìm chi nơi đất lạ?
Giã từ chi đó chốn quê hương?"
(Thuý Toàn dịch)
Tình cảm gắn bó với làng quê khiến nhà thơ cảm nhận được sâu sắc niềm vui đơn sơ, hồn hậu của những người dân chài khi đoàn thuyền đánh cá trỏ về:
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ,
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
"Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe"
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Khắp thân mình nồng thở vị xa xăm.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Có thể nói cuộc sống lênh đênh sông nước là cuộc sống khắc nghiệt, luôn phải chuẩn bị tinh thần đương đầu với muôn trùng nguy hiểm buộc những người dân ở đây phải luôn đoàn kết, thống nhất với nhau để cùng hỗ trợ nhau trong công việc đánh bắt cá trên biển. Họ hợp lực với nhau trong những chuyên đi biển và chia sẻ, san sẻ những gánh nặng cùng nhau và mọi nỗi vui buồn. Mỗi lần thuyền ra khơi đánh cá không chỉ người ra đi mà những người thân ở lại đều cầu khấn trời đất mong chuyến đi được bình an, may mắn. Kết quả của thành quả lao động không mệt mỏi ấy là khoang cá nặng chở về là niềm vui, là hạnh phúc của mọi nhà: " Những con cá tươi ngon thân bạc trắng ".
Hơn ai hết, người dân hiểu rằng: đằng sau những mẻ cá "tươi ngon" là bao nỗi vất vả gian nan, bao hiểm nguy mà người thân của họ đã trải qua.
Hình ảnh những chàng trai vùng biển mang một màu da thật riêng "ngăm rám nắng", nước biển mặn ngấm vào da thịt người dân chài tạo thành mùi vị riêng trên cơ thể họ - để gợi nên một hình ảnh vô cùng lãng mạn: chàng đánh cá sau chuyến phiêu du trên biển, lúc trở về còn mang theo hương vị nồng nàn của những vùng biển lạ. Cái mùi này chỉ những người yêu quê hương tha thiết, nồng nàn như tác giả Tế Hanh mới có thể cảm nhận được. Chiếc thuyền dường như cũng hòa mình tựa như con người vậy, cũng mệt mỏi sau những ngày dài đi biển, cũng cần phải nghỉ ngơi. Cái chất muối thấm trong thớ vỏ cũng được tác giả cảm nhận bằng cách "nghe", thật độc đáo!
Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Kết thức bài thơ là nỗi lòng của nhà thơ Tế Hanh, xa nơi mình lớn lên, nơi đã gắn bó cho ông biết bao kỷ niệm của tuổi thơ. Nỗi nhớ ấy khiến ông phải thốt nên lời: Nhớ màu nước biển xanh, nhớ những con cá bạc, nhớ cánh buồm trắng, nhớ con thuyền đang băng băng rẽ sóng ra khơi. Ông còn nhớ cả cái mùi muối mặn của biển quê nhà, thậm chí có những lúc nhớ quê hương mà ông thấy hình ảnh con thuyển ra khơi. Có thể thấy những hình ảnh ấy cứ trở đi trở lại, day dứt mãi trong tầm trí nhà thơ để rồi cuối cùng lại làm bật lên cảm xúc:
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động, đầy chất lãng mạn trữ tình về một làng quê miền biển, với những hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và những sinh hoạt lao động thường ngày của làng chài. Bài thơ như một lời nói hộ những tình cảm yêu quê hương đất nước của người con xa quê.
Em tham khảo:
Tình yêu thương giữa người với người vô cùng quý giá, đáng trân, đáng quý. Tình yêu thương được hiểu là sự đồng cảm, sẻ chia và giúp đỡ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt. Tình cảm ấy được biểu hiện rất cụ thể trong cuộc sống hằng ngày qua từng hành động, việc làm dẫu nhỏ bé. Đó có thể chỉ là một lời động viên, một số tiền ủng hộ, một bộ quần áo sạch sẽ cho người khó khăn...nhưng nó mang theo bao sức mạnh tinh thần lớn lao. Vì những yêu thương ấy mà người với người luôn gắn kết bên nhau và tạo nên những hình ảnh đẹp đẽ của tình người ấm êm. Không có sự yêu thương,yêu quý con người chỉ là một loài vật máu lạnh sống bằng lí trí khô cằn và cả đời nhốt mình trong băng giá cô đơn. Yêu thương là ngọn lửa ấm thắp sáng trái tim, làm giàu nhân cách và làm đẹp cuộc sống của tất cả chúng ta. Bạn và tôi, chúng ta đừng để: nơi lạnh lẽo nhất không phải là Bắc Cực mà là trái tim con người!
Tham khảo nha em:
Thơ Bác là sự kết hợp hài hoà giữa chất cổ điển và nét hiện đại. Màu săc cổ điển trong thơ Người được thể hiện qua nhiều phương diện. Trước hết đó là thể thơ cổ điển, nhất là thể thơ tứ tuyệt. Vọng nguyệt là 1 tác phẩm tiêu biểu của Bác và cũng được viết theo thể thơ này. Đề tài của thơ Bác cũng mang đậm tính cổ điển, chủ yếu là thiên nhiên, đặc biệt là trăng. Phải chăng tâm hồn Á Đông phù hợp với vẻ đẹp trong sáng, hài hòa, kín đáo của ánh trăng mà thơ Bác cũng đầy trăng? "Nguyên tiêu", "Vọng nguyệt", "Cảnh khuya",.. là những bài thơ iêu biểu. Bút pháp miêu tả quan sát từ cao đến xa với cái nhìn bao quát, toàn cảnh hay bút pháp chấm phá. 'Đi đường" là tác phẩm được miêu tả quan sát trong cái nhìn từ cao đến xa. Cổ điển còn thể hiện qua hình ảnh của nhân vật trữ tình, luôn mang phong thái của nhà hiền triết phương Đông, thưởng ngoạn thiên nhiên. Trong tâm hồn cổ điển ấy luôn chan chứa 1 tinh thần hiện đại. Nhân vật trữ tình luôn mang trong mình cốt cách của 1 chiến sĩ Cách mạng vĩ đại với thái độ ung dung, tự tại. Cảnh vật trong thơ Bác không tĩnh mà luôn vận động, một sự vận động khỏe khoắn hướng tới ánh sáng và tương lai. Bài thơ 'tức cảnh Pác Bó" đã làm nổi bật tư thế của 1 nhà Cách mạng với phong thái ung dung, tự tại, gắn bó với cuộc sống thiên nhiên.
-câu nghi vấn: Phải chăng tâm hồn Á Đông phù hợp với vẻ đẹp trong sáng, hài hòa, kín đáo của ánh trăng mà thơ Bác cũng đầy trăng?
Bn tham khảo nha
Chị Dậu là một người yêu thương chồng con tha thiết, đảm đang, hiền dịu và tháo vát nhưng có sức sống mạnh mẽ, có tinh thần phản kháng tiềm tàng. Sau khi a Dậu bị trói và cùm kẹp ở ngoài đình làng , bị bọn người nhà Hào Lí khiêng về. Chị đã nấu cháo, quạt cho nguội cháo rồi đi rón rén, ngồi xem chồng ăn có ngon miệng không. Qua đó, thể hiện chị Dậu là người phụ nữ đảm đang, dịu dàng và tận tụy hết lòng yêu thương chăm sóc chồng. Anh Dậu vừa được cứu, chưa tỉnh lại, bưng bát cháo được đưa lên miệng chưa kịp húp thì bọn cai lệ và người nhà lý trưởng từ ngoài sầm sập xông vào. Lúc đầu chị đã hết sức lễ phép, nhã nhặn vì chị biết chúng là “người nhà nước” còn chồng chị là kẻ cung đinh có tội. Chị ” run run” xin khất rồi vẫn tha thiết van nài. Đến lúc cai lệ sầm sập đến chỗ anh Dậu định trói, chị xám mặt chạy đến đỡ tay hắn và năn nỉ ” cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc ông tha cho”, nhưng đến khi chính mình bị đánh , chị Dậu tức quá không thể chịu được, liều mạng cự lại bằng lí xưng hô ngang hàng, chị đứng lên và nói: ” chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Cai lệ tát vào mặt chị rồi hắn cứ nhảy vào chói anh Dậu, chị nghiền hai hàm răng: ” mày trói ngay chồng bà đi, mà cho mày xem”. chị đã đứng lên với niềm căm phẫn ngùn ngụt tư thế đứng trên đầu kẻ thù đè bẹp đối phương đấu lực với chúng, bằng tất cả sức mạnh của lòng căm thù tức giận ấy, chị Dậu đã túm lấy cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa, lần lượt, người đàn bà lực điền này đã quật ngã tên cai lệ và người nhà lý trưởng. Trước những hành động hung bạo, độc ác, đểu cáng của bọn hào lý tham lam hống hách chị Dậu đã vùng dậy đứng lên đấu tranh để bảo vệ mạng sống cho chồng. Chị Dậu mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, tiêu biểu cho tầng lớp phụ nữ nông dân giàu sức sống dưới ách áp bức của chếđộ nửa thực dân nửa phong kiến khi chưa bắt gặp ánh sáng Đảng.
Biểu hiện của tình yêu tổ quốc rất phong phú.
Biểu hiện của tình yêu quê hương thực sự rất nhiều, ngay trong chính hàng động của mỗi người. Là nỗi nhớ thường trực mỗi lần xa quê, là háo hức, mong chờ khi sắp được lên chuyến xe mang tên trở về, là lòng thổn thức, lưu luyến khi phải rời xa quê. Đó là tình cảm xuất phát từ tim.
Tình yêu quẻ hương còn là yêu những gì thuộc về mảnh đất mà mình sinh ra ấy, yêu làng xóm, yêu những con đường sỏi đá, yêu nắng, yêu gió dù thời tiết khắc nghiệt. Hơn hết là yêu những con người thuộc về mảnh đất đó, thương dáng mẹ tảo tần nắng mưa, thương dáng cha nhọc nhằn sớm hôm.
Quê hương gắn với những con người, những gương mặt mà đi đâu cũng nhớ về. Khi đất nước ngày càng phát triển, quá trình xây dựng nông thôn mới cũng được đẩy mạnh. Tình yêu quê hương đã được hiển hiện thành hành động. Có nhiều người thành đạt, xa quê trở về quyên góp tiền bạc và sức lực để cùng xây dựng trạm xá, làm đường, trồng cây để giúp cho quê hương thoát nghèo. Đó đều là những biểu hiện thiết thực nhất của tình yêu quê hương, làng xóm. Yêu quê hương còn phải có trách nhiệm với quê hương, đó là trách nhiệm bảo vệ, dựng xây. Trách nhiệm ấy không của riêng ai mà của tất cả mọi người. Vậy thì ngay từ bây giờ, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường chúng ta hãy là những người có ích, học tập tốt để mai sau có thể đóp góp sức mình đựng xây quê hương. Đó là tình yêu lớn lao nhất.
Mùa xuân đến cây cối đâm chồi nảy. Cả đất trời bừng tỉnh giấc .Những mầm non sau giấc ngủ đông dài dằng dặc, khẽ vươn nhú mầm qua lớp cỏ cây xù xì mốc thếch ,vai vẫy lá chào đón gió xuân. Muôn loài hoa khoe sắc, khoe hương trong nắng mới. Con đường làng vốn im lìm nép dưới bóng tre, sáng nay cũng rộn lên tiếng chim lảnh lót. Chích chòe, sáo sậu, chào mào… đua nhau chuyền cành. Đàn chim én vun vút chao liệng trên cánh đồng rồi bay là là ngang ngọn tre. Dòng sông phẳng lặng như một tấm gương trong. Con đò từ từ rời bến, mặt nước xôn xao. Một mùa xuân tràn đầy sức sống đang về trên quê hương thân yêu của tôi!
~ Chúc bn học tốt!~
Mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc .Những tia nắng xuân đầu tiên như những ngón tay hồng nhẹ nhàng gõ cửa đánh thức vạn vật, muôn loài bừng giấc say...
Ngoài kia, sau một mùa đông dài tơi bời dông bão, những chiếc lộc non đã đâm chồi, những nụ mầm bé nhỏ run run như bàn tay non tơ. Có phải màu của lá non là màu của sự sống đang lên nhựa thanh xuân? Từ những thân cây mẹ, chồi non mạnh mẽ xuyên thủng lớp vỏ xù xì rồi bật ra nõn nà như tiếng trẻ thơ. Đây đó là thâm u dưới những tầng cội rễ cỏ, bầy ấu trùng đợi ngày lột xác thành con ve sầu. Đâu đó trong những mắt lá diệp lục, tiếng chim ri âu yếm gọi bạn. Dường như mọi cội nguồn của sự sinh thành đều đổ dồn vào mùa xuân. Mùa xuân như có phép lạ, sau một đêm, trên những thân cây cằn khô bất ngờ bật ra những chồi non mạnh mẽ. Mùa xuân đến như chiếc chìa khoá mở toang kho nhật nguyệt cho đất trời ấm lại, cho vạn vật sáng tươi. Những chiếc lá non còn ngậm sương mai, giọt sương ngày đầu xuân trong vắt như một ánh nhìn tha thiết yêu thương.