K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2020

ủa đây là vật lí mà

29 tháng 3 2020

bạn truy cập hvn ấy

18 tháng 12 2017

Thể tích của bình nhựa là :

           V = a . b . c = 20 . 10 . 30 = 6000 ( cm3 ) = 0,006 ( m3 ) 

Khối lượng xăng cần đổ đầy bình là : 

           m = D . V = 700 . 0,006 = 4,2 ( kg )

           Đáp số : 4,2 kg

 Trong phòng thí nghiệm, người ta còn dùng cân Rôbécvan để xác định chính xác thể tích của vật rắn không thấm nước. Cách làm như sau:- Dùng một loại bình đặc biệt có nút rỗng bằng thủy tinh có thể vặn khít vào cổ bình. Giữa nút có một ống thủy tinh nhỏ, trên có khắc một “ vạch đánh dấu” cho phép xác định một cách chính xác thể tích của nước trong bình tới vạch đánh dấu (...
Đọc tiếp

 Trong phòng thí nghiệm, người ta còn dùng cân Rôbécvan để xác định chính xác thể tích của vật rắn không thấm nước. Cách làm như sau:

- Dùng một loại bình đặc biệt có nút rỗng bằng thủy tinh có thể vặn khít vào cổ bình. Giữa nút có một ống thủy tinh nhỏ, trên có khắc một “ vạch đánh dấu” cho phép xác định một cách chính xác thể tích của nước trong bình tới vạch đánh dấu ( hình 5.4a)

- Dùng cân Rôbécvan cân 2 lần:

     + Lần thứ nhất : đặt lên đĩa cân bình chứa nước cất tới vạch đánh dấu, vật cần xác định thể tích, các quả cân có khối lượng tổng cộng làm m1, sao cho cân bằng với một vật nặng T đặt trên đĩa cân còn lại ( vật T được gọi là tải) (H.5.4b)

     + Lần thứ hai: Lấy bình ra khỏi đĩa cân, mở nút, đổ bớt nước cất trong bình, thả vật cần xác định thể tích vào bình, đậy nút và cho thêm nước vào bình tới vạch đánh dấu, rồi đặt lại bình lên đĩa cân. Thay các quả cân khối lượng m1, bằng các quả cân khối lượng m2 để cân lại cân bằng ( H.5.4c). Biết 1 gam nước cất có thể bằng 1cm3. Hãy chứng minh rằng thể tích V của vật tính ra cm3 có độ lớn đúng bằng độ lớn của hiệu các khối lượng (m2 – m1) tính ra gam

Tại sao cách xác định thể tích này lại chính xác hơn cách đo thể tích vật rắn bằng bình chia độ?

1
26 tháng 9 2019

Lần cân thứ nhất: mT = mb + mn + mv + m1 (1).

Lần cân thứ hai: mT = mb + (mn – mn0) + mv + m2 (2).

Trong phương trình (1), mn là khối lượng của nước chứa trong bình tới vạch đánh dấu, mb là khối lượng vỏ bình, mv là khối lượng vật.

Trong phương trình (2), mn0 là khối lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.

Vì mT là không thay đổi nên từ (1), (2) ta có:

mb + mn + mv + m1 = mb + (mn – mn0) + mv + m2

↔ mn0 = m2 – m1.

Vì 1 gam nước nguyên chất có thể tích là 1cm3, nên số đo khối lượng mn theo đơn vị gam là số đo có thể tích của phần nước bị vật chiếm chỗ theo đơn vị cm3.

Thể tích của phần nước bị vật chiếm chỗ chính là thể tích của vật. Do đó thể tích của vật tính ra cm3 có độ lớn bằng V = m2 – m1.

* Cách xác định vật thể như trên chính xác hơn cách xác định bằng bình chia độ, đo khối lượng bằng cân Rôbécvan chính xác hơn đo thể tích bằng bình chia độ do:

    + GHĐ của cân Rôbécvan nhỏ hơn GHĐ của bình chia độ rất nhiều.

    + Cách đọc mực nước ở bình chia độ khó chính xác hơn cách theo dõi kim của cân ở vị trí cân bằng. Mặt khác, cách cân hai lần như trên loại trừ được những sai số do cân cấu tạo không được tốt, chẳng hạn hai phần của đòn cân không thật bằng nhau về chiều dài cũng như khối lượng.

7 tháng 9 2018

  

honghiaduongGuest

Cách Làm

Tính đường kính :
Đầu tiên đặt quả bóng vào giữa hai bao diêm, hai bao diêm phải đặt sát quả bóng, hai bao diêm phải đặt song song với nhau.
Sau đó dùng thước đo khoảng cách 2 mép trong của 2 bao diêm
\Rightarrow Đó là đường kính của quả bóng.

Tính chu vi :
Do quả bóng là một hình cầu nên không thể tính được chu vi, chỉ có công thức tính chu vi đường tròn.
Để tính chu vi đường tròn của quả bóng ta dùng công thức sau :
P = 2πR = πd
Trong đó : P : chu vi
________R : bán kính
________d : đường kính
________π : số pi = 3,14

_________

13 tháng 9 2020

em lấy 1 sợi dây thật dài.đo quanh sân trường.rồi lấy thước đo từ đoạn,cộng lại rồi ra độ dài của sân trường.

trung bình 500m.

24 tháng 3 2020

trọng lượng riêng của thanh kim loại là : 

        800 : 10 = 80         

        đáp số ; 80         

Bài 1 : Viết công thức tính khối lượng riêng của một chất ? cho biết tên gọi và đơn vị các đại lượng có trong công thức trên.Một tảng đá có thể tích 1,2 mét3 . cho khối lượng riêng của đá là 2650 kg/m3 .tính khối lượng và trọng lượng của tảng đá.Bài 2 : Một bình tràn có thể tích chứa được nhiều nhất là 100 cm3 nước, đang đựng 60 cm3 nước. Thả một vật rắn không thấm nước...
Đọc tiếp

Bài 1 : Viết công thức tính khối lượng riêng của một chất ? cho biết tên gọi và đơn vị các đại lượng có trong công thức trên.

Một tảng đá có thể tích 1,2 mét3 . cho khối lượng riêng của đá là 2650 kg/m3 .tính khối lượng và trọng lượng của tảng đá.

Bài 2 : Một bình tràn có thể tích chứa được nhiều nhất là 100 cm3 nước, đang đựng 60 cm3 nước. Thả một vật rắn không thấm nước vào bình thì thấy thể tích nước tràn ra khỏi bình là 30 cm3 . Tính thể tích vật rắn đó.

Bài 3 : Một  Quyển sách nằm yên trên mặt bàn. Hãy cho biết những lực nào đã tác dụng lên quyển sách .nêu rõ phương và chiều của lực này. Nhận xét về những lực đó.

Các bạn thông cảm nhé Đây là môn vật lý nhưng trong chọn môn không có vật lý lên mình phải chọn ngôn ngữ văn vậy

 

0
11 tháng 2 2020

khi nhiệt độ tăng thì khối lượng ko đổi , thể tích tăng , khối lượng riêng giảm , trọng lượng riêng giảm.

khi nhiệt độ giảm thì ngược lại

Câu1:Tim những con số thích hợp điiền vào chỗ trống: a.Một Qủa cân có khối lượng 100g thì có trọng lượng .........N; b.Một quả cân có khối lượng ......... thì có trọng lượng là 2N; c.Một quả cân có khối lượng 1kg thì có trọng lượng .........N.Câu2:Một xe tải có khối lượng 2,5 tấn sẽ có trọng lượng là bao nhiêu Niutơn.Câu3:Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của một vật có...
Đọc tiếp

Câu1:Tim những con số thích hợp điiền vào chỗ trống:

 a.Một Qủa cân có khối lượng 100g thì có trọng lượng .........N;

 b.Một quả cân có khối lượng ......... thì có trọng lượng là 2N;

 c.Một quả cân có khối lượng 1kg thì có trọng lượng .........N.

Câu2:Một xe tải có khối lượng 2,5 tấn sẽ có trọng lượng là bao nhiêu Niutơn.

Câu3:Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của một vật có khối lượng 250kg,thể tích 100dm3.

Câu 4:tính khối lượng riêng của một khối đá.Biết khối đá có thể tích là 0,5m3 và khối lượng riêng của đálà 2600kg/m3.

Câu 5:Một hộp sữa ông thọ có khối lượng 397g và có thể tích 320cm3.Hãy tính khối lượng riêng của sữa trong hợp theo đôn vị kg/m3.

Câu 6:Tính khối lượng của 2lít nước và 3 lít dầu hỏa, biết khối lượng riêng của nước và dầu hỏa lần lượt là: 1000kg/m3 và 800kg/m3.

                                                              VẬT LÍ LỚP 6 AI GIẢI ĐC MIK TIK CHO NHÉ                                                                  

 

2
16 tháng 12 2018

Câu 1:

a,   1N

b,   200g (hoặc 0,2kg)

c,   10N

16 tháng 12 2018

Câu 1:

a. 1N

b.200g

c.10N

Câu 2 :  25000N

Câu 3 :

  Đổi 100dm3 = 0,1 m3

Khối lượng riêng của vật đó là :

   D = m : V = 250 : 0,1 =2500 ( kg /m3)

Trọng lượng riêng của vật đó là :

   d = 10D = 10 . 2500 = 25000 ( N/m3)

Câu 4 :

Khối lượng riêng  của khối đá là : 2600 kg / m3

Câu 5 :

  Đổi 397 g = 0,397 kg ; 320 cm3 = 0,00032 m3

     Khối lượng riêng của  sữa trong hộp là:

          D = m : V = 0,397 : 0,00032 = 1240,625 ( kg /m3 )

Câu 6 :

Đổi 2l = 0,002 m3 ; 3l =0,003m3

Khối lượng của 2l nước là :

          m = D . V = 1000 . 0,002 = 2 (kg )

Khối lượng của 3l dầu hỏa là :

          m = D. V = 800 . 0,003 = 2,4 ( kg )