Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Đến với nước Nhật Bản có chiếc áo Ki-mô-nô, Hàn quốc có chiếc Han-bok, người Hoa có chiếc xườn xám…Còn với Việt nam chúng ta từ xưa đến nay chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống.
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, đấu tranh dựng nước và giữ nước, đố cũng chính là khoảng thời gian tàn phá đi những giá trị văn hóa của dân tộc. Chính bởi vậy mà không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy có từ bao giờ và hình dáng của nó ra sao. Khi đọc đến cuốn “ Kể chuyện chín Chúa mười ba vua thời Nguyễn” của Tôn Thất Bình, người ta đã tìm thấy lịch sử ra đời của chiếc áo dài là vào khoảng thế kỉ thứ 18. Ban đầu chiếc áo dài còn thô sơ nhưng nó rất kín đáo, là sản phẩm có tính chất dung hòa của hai miền Bắc- Nam. Từ đó đến nay chiếc áo dài không ngừng được hoàn thiện và trở thành thứ y phục dân tộc mang tính thẩm mĩ cao.
Bộ áo dài gồm hai bộ phận quần và áo. Áo dài lại gồm ba bộ phận là cổ áo, tay áo, thân áo. Cổ áo trước kia người ta thường may cổ cao từ 4- 5 phân , lót một miếng vải ở trong cho cứng tạo nên sự kín đáo trang trọng của chiếc áo dài.Ngày nay trong chiếc cổ áo đã có nhiều thay đổi tạo nên sự phong phú đa dạng mà thuận lợi cho người đọc. Các nhà thiết kế đã sáng tạo ra nhiều kiểu cổ áo dài khác nhau như cổ ba phân, cổ tròn, cổ thuyền góp phầ tô thêm vẻ đẹp, làn da trắng cho người mặc. Tay áo thường được may tay dài đến mắt cá tay, phần dưới hơi loe ra để tạo cảm giác mềm mại, hiện nay có nhiều chiếc áo dài được thiết kế với nhiều kiểu tay lỡ, tay được may bằng chất liệu vải von rất điệu đà. Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại (hai bên ở thân sau và hai bên ở thân trước) làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông. Ngày nay các nhà thiết kế còn sáng tạo ra khóa áo ở thân sau vừ thuận tiện vừa kín đáo mà tạo sự mềm mại cho dáng áo. Quần dài được may ống rộng, trùng sát đất. Quần thường được may đồng màu với áo hoặc màu quần được lựa chọn sao cho phối hợp hài hòa và làm nổi bật dáng áo. Chất liệu may áo dài thường là loại vải lụa tơ tằm, lụa tổng hợp, nhung, the, gấm, vải càng nhẹ và mỏng thì khi lên áo càng thanh thoát. Ngày nay áo dài thường được trang trí thêm nhiều phụ kiện như ren, voan, kim tuyến, cườm,…
Chiếc áo dài đã trở thành quốc phục, mang trong mình quốc hồn, quốc túy của dân tộc. Các cô gái Việt trở nên đẹp hơn, duyên dáng hơn, tế nhị hơn khi mặc trên mình bộ trang phục truyền thống của dân tộc. Chính vì thế mà trong những ngày Tết khi đón tiếp khách đặc biệt là khác quốc té, phụ nữ Việt lại tự hào chọn cho mình bộ áo dài đẹp nhất để mặc. Trong các cuộc thi hoa hậu Việt Nam hay hoa hậu thế giới người Việt, khán giả đều có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của người phụ nữ khi mặc trên mình bộ áo dài truyền thống. Nhiều trường trung học phổ thông ở miền Nam còn quy định học sinh nữ phải mặc áo dài trắng đến trường, áo dài vì thế trở thành trang phục học đường hết sức hồn nhiên, trong sáng.
Cùng với chiếc nón lá, áo đã trở thành một biểu tượng tôn vinh vẻ đẹp Việt. Nó cũng đi vào thơ ca, nhạc họa như một đề tài khơi gợi cảm xúc cho các nghệ sĩ. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.
Áo dài là nét đẹp là biểu tượng của nước Việt Nam, chúng ta hãy giữ gìn để áo dài mãi là trang phục truyền thống của mỗi người Việt Nam, khi nhắc đến tà áo dài chúng ta nghĩ ngay đến nền văn hóa đậm đà bản sức dân tộc, chúng ta hãy phát huy để bản sắc ấy ngày càng tươi đẹp hơn.
a, Trong câu trên đồ dùng học tập không cùng nhóm với quần áo, giày dép vì thế nên sửa thành:
- Chúng em đã giúp các bạn học sinh vùng bão lụt quần áo, gày dép và đồ dùng học tập.
- Chúng em đã giúp các bạn học sinh vùng bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác.
b, Phạm vi đối tượng trong câu có dạng A nói chung và B nói riêng, khi đó A và B phải cùng loại nhưng trong bài này A và B khác loại. Sửa thành:
- Thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
- Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng, niềm say mê là nhân tố quan trọng dẫn đến thành công.
c, Lão Hạc và Bước đường cùng là tác phẩm, còn Ngô Tất Tố là tác giả, hai phạm trù này không thể được xếp cùng làm chủ ngữ. Sửa thành:
- Lão Hạc, Bước đường cùng và Tắt đèn đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám 1945.
d, Trí thức có nghĩa bao hàm nghĩa của từ bác sĩ. Câu trên sửa thành:
- Em muốn trở thành một kỹ sư hay một bác sĩ.
e, Nghệ thuật bao hàm nghĩa của từ "ngôn từ". Câu trên sửa thành:
- Bài thơ trên không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung.
g, Một người cao gầy (hình dáng) và một người mặc áo ca rô (trang phục) thuộc hai phạm trù khác nhau, sửa thành:
- Trên sân ga chỉ có hai người. Một người thì cao gầy, còn một người thì béo mập.
h, Cần cù và chịu khó là nguyên nhân của hành động yêu thương chồng con, vì thế không thể dùng từ "nên". Sửa thành:
- Chị Dậu rất cần cù chịu khó và chị rất mực yêu thương chồng con.
i, Hai vế Nếu… thì vốn để biểu thị quan hệ điều kiện- kết quả nhưng ở đây lại không thể biểu thị quan hệ đó vì những đức tính tốt đẹp không tạo ra " những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề.
- Nếu không phát huy những đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt Nam ngày nay không thể hoàn thành được những nhiệm vụ vinh quanh và nặng nề đó.
k, Khi câu thể hiện mối quan hệ song đôi vừa A vừa B phải có quan hệ đẳng lập chứ không bao hàm. Sửa thành:
- Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe vừa tốn tiền.
- Trường từ vựng đồ dùng học tập: sách vở, quyển vở, bút thước
- Trường từ vựng hoạt động của tay: trao, ghì, nắm, ôm.