K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2016

a/ Phép tu từ: Nhân hóa.

Tác dụng: Biến hành động của vật khác(ở đây là con vật) mang hành động của con người.

b/ Phép tu từ:So sánh.

Tác dụng:

+ "Mặt trời chân lí": So sánh chân lí trong tim như ánh hào quang của mặt trời.

+ "Hồn tôi là một vườn hoa lá": So sánh tâm hồn con người phong phú, rộng lớn như một rừng hoa lá.

 

22 tháng 3 2016

 Xác định bienj háp tu từ có trong câu văn:

a) nhân hóa: Bác giun, đào đất

b) so sánh: hồn tôi là 1 vườn đầy hoa lá

    nhân hóa: mặt trời chân lí chói qua tim

                     trong tôi bừng nắng hạ

c) ẩn dụ

Tác dụng của biện pháp tu từ:

a) làm cho câu văn thêm sinh động, hấp dẫn. ko còn là thế hệ bậc thấp nữa, nó như 1 con người sống trong thế giới chúng ta. " bác" là từ ngữ dùng để chỉ ngừời nhưng ở đây lại đc dùng để xưng hô vs người cần cù như giun. "đào đất suốt ngày"  chỉ về đức tính kiên trì, chịu gian chịu khổ ,  chăm chỉ như những người nông dân nhằm muốn ca ngời loài giun. Nhưng lại có câu: hôm qua chết dưới bóng cây sau nhà thể hiện sự khó nhọc, tần tảo kiếm sống, vất vả của những loài giun và của những con người nói riêng.

các câu còn lại tương tự bn tự làm nhé!

 

23 tháng 12 2021

nhân hóa

 

23 tháng 12 2021

Bptt nhân hoá nhé

5 tháng 4 2016

So sánh là: Mỏ Cốc như cái dùi sắt

Ngôi nhà như trẻ nhỏ

Sải tay

Nhảy múa

Nhân hóa là : Bác giun

21 tháng 3 2022

Tham khảo:

Nói đến thơ thiếu nhi không thể không nói đến nhà thơ Trần Đăng Khoa, người nổi lên như một thần đồng thơ của những thập kỷ 60.

Trần Đăng Khoa bắt đầu làm thơ lúc 8 tuổi, lúc Trần Đăng Khoa 10 tuổi thì tập thơ đầu tay Góc sân và khoảng trời được in lần đầu gồm 52 bài với số lượng 10.000 cuốn; năm 1973,Góc sân và Khoảng trời được bổ sung thành 66 bài, in với số lượng lên tới 50.000 bản. Thế là từ đấy, tập thơ này mỗi năm đều được bổ sung thêm và in lại nhiều lần ở nhiều nhà xuất bản khác nhau. Cho đến lần in năm 2002 là lần thứ 50, một con số có lẽ là kỷ lục cho những cuốn sách được tái bản nhiều lần ở nước ta.

Nhiều bài thơ đã đi cùng năm tháng như “Hạt gạo làng ta”, “Trăng sáng sân nhà em”, … những bài thơ làm nên tên tuổi của thần đồng thơ tám tuổi. Sáng tác nhiều nhưng có lẽ thơ Trần Đăng Khoa chưa bao giờ mất đi cái nét tự nhiên, trẻ thơ như thế. Chúng ta cùng suy ngẫm vài điều thú vị qua bài thơ Đám ma bác Giun trong “Tuyển tập thơ Góc sân và khoảng trời ” nhé.

Bác Giun đào đất suốt ngày

Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà
Họ hàng nhà kiến kéo ra

Kiến con đi trước, kiến già theo sau

Cầm hương kiến Đất bạc đầu

Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang

Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng

Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nặng vai

Đám ma đưa đến là dài

Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà

Kiến Đen uống rượu la đà

Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần...

Trần Đăng Khoa .1967

Bác giun chết, thế là lũ kiến kéo ra để làm thịt bác cùng chia phần nhưng vì anh Khoa thương bác, nên anh cho là chúng đi đưa tang bác. Thật là nhân văn mà cũng thật làtrẻ con.

Bài thơ với lời thơ không hoa mĩ cứ trơn tuồn tuột, ý thơ giản dị, trong sáng nhưng đều toát lên được nét hồn nhiên, rất gần gũi với tuổi thơ nông thôn chúng ta.

Mở đầu bài thơ với hai câu thơ mang tính chất thông báo:

Bác giun đào đất suốt ngày
Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà.

Bác Giun suốt đời cần mẫn, tận tụy làm cái công việc thầm lặng, nặng nhọc của mình để mưu sinh nhưng cũng đem lại ít nhiều lợi ích cho con người nhưng vì lao động quá sức bác đã đột tử ngay vườn chuối sau nhà.

Nhưng mà cũng có niềm an ủi là bác đi mát mẻ, nhẹ nhàng dưới bóng cây chứ không phải dưới cái nắng chang chang chết cả cá cờ mà Khoa đã tả.

Họ hàng nhà kiến kéo ra

Kiến con đi trước, kiến già theo sau

Nghe đọc hai câu thơ, chúng ta cảm nhận được rằng khi lũ kiến đánh hơi thấy mùi tanh của xác chết chúng đã đàn đàn lũ lũ kéo ra để tranh nhau chia phần ăn bởi vì lâu lâu mới có một bữa tiệc ngon lành đến như thế. Nhưng không! Trần Đăng Khoa đã biến cái đó thành một đám ma đưa bác giun về nơi an nghỉ. Bối cảnh thật là hợp lí và đầy tính nhân văn.

Cầm hương kiến Đất bạc đầu

Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang

Kiến Lửa đốt đuốc đỏ làng

Kiến Kim chống gậy, kiến Càng nặng vai

Dẫn đầu đoàn đưa tang bác Giun là lão kiến Đất già làm tăng thêm phần uy nghiêm trang trọng. Đi sau có thể kể đến sự xuất hiện của kiến Cánh, chú ta khóc than bác hàng xóm qua đời một cách thật sự đau xót và thương cảm làm cho ta liên tưởng đến sự ra đi của một con người trong cái tình người với nhau. Không thể để kiến Đất hay kiến Cánh cùng thể hiện mà ngay cả kiến Lửa, kiến Kim, kiến Càng đều cùng cật lực, hăng hái chung sức vào gánh vác phần nặng nhọc về mình để thể hiện ân nghĩa cuối cùng đối với người đã khuất- một con vật hiền lành chịu thương chịu khó. Phải chăng anh Khoa đưa đến chúng ta một triết lí sống ân nghĩa ân tình xóm giềng với nhau.

Đám ma đưa đến là dài

Qua những vườn chuối, vườn khoai, vườn cà

Kiến Đen uống rượu la đà

Bao nhiêu kiến Gió bay ra chia phần...

Xin đừng trách kiến Đen. Đám tang nào mà chẳng có người say. Kiến Đen buồn vì sự ra đi của bác Giun mà uống cho say đấy. Đáng trách, đáng giận là lũ kiến Gió. Khi bác Giun mất chẳng biết trốn đi đằng nào, sau khi “Đám ma đưa đến là dài/Đi qua vườn chuối, vườn khoai, vườn cà” mới chịu thò cái mặt ra “chia phần” quả thực vội đến nỗi có chân nhưng không kịp khởi động để chạy mà phải bay mau ra chia phần. Lẽ đời là như thế như đấy, trong xã hội cũng có kẻ này, kẻ khác nhưng vẫn thật nhiều người tốt, nhiều người sống nghĩa tình lắm chứ?

Đọc xong bài thơ, gập sách lại rồi nhưng âm hưởng bài thơ vẫn như còn đó những âm hưởng như nhắc nhở chúng ta hãy sống thật nghĩa tình, trọn vẹn cùng nhau ngay cả đến khi không còn trên cõi đời

24 tháng 6 2021

Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa.

Mk chỉ biết vậy

24 tháng 6 2021


Nhân hóa: Cây tre vốn là một sự vật vô tri vô giác được nhà thơ miêu tả như một con người: rễ tre siêng năng, cần cù không ngại khó; thân tre vươn mình đu trong gió; cây tre hát ru lá cành; tre biết yêu biết ghét.
Ẩn dụ: Tre là biểu tượng đẹp đẽ cho đất nước và con người Việt Nam.

Giới thiệu khái quát về đoạn thơ: giới thiệu xuất xứ của đoạn thơ, giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Duy và bài thơ Tre Việt Nam
Cảm nhận về khổ thơ:
Nằm trong mạch thơ được viết theo thể thơ lục bát, rất gần gũi, giản dị, đời thường; ngôn ngữ thơ cũng rất mộc mạc, giản dị.
Đoạn thơ trước hết vẽ lên trước mắt ta một bức tranh tre xanh cao vút trên nền trời xanh, màu xanh của tre hòa quyện cùng màu xanh của bầu trời - một cảnh sắc yên bình, êm ả thân thuộc nơi làng quê Việt Nam.
Khéo léo và tinh tế trong việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ Nguyễn Duy đã dựng lên hình ảnh cây tre tượng trưng cho hình ảnh con người Việt Nam với những phẩm chất vô cùng cao quý:
→ Phẩm chất siêng năng, chăm chỉ, cần cù
"Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù"
→ Tinh thần lạc quan, yêu đời
"Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành"
→ Khí phách kiên cường bất khuất, hiên ngang
"Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm"
Cây tre đã trở thành biểu tượng đẹp đẽ về đất nước và con người Việt Nam.

21 tháng 8 2018

Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người nhé bạn