Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: - Vì Thạch Sanh là nhân vật bất hạnh thuộc 1 trong các loại nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích.
- Câu truyện xuất hiện các thử thách, chiến công của Thạch Sanh và đó là một trong các cốt truyện phổ biến trong thể loại cổ tích.
- Câu chuyện còn nói lên ước mơ của nhân dân có một người anh hùng bảo vệ đất nước và chứng minh cái thiện luôn chiến thắng cái ác. Câu 2: - Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. - Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước.
a) Hình ảnh "Bọc trăm trứng nở trăm con" nhằm giải thích ý nghĩa về nguồn gốc của con người Việt Nam. Nói lên tinh thần đoàn kết một lòng, giúp đỡ nhau trong những lúc khó khăn của người Việt Nam. Thể hiện tinh thần đoàn kết và yêu thương đùm bọc lẫn nhau.Nói lên người dân Lạc Việt xưa và người Việt Nam hiện nay có tấm lòng nhân hậu, sinh ra cùng một bọc.
b) Niêu cơm thần là chi tiết nghệ thuật mang đậm màu sắc kì ảo, hoang đường nhưng rất sinh động và giàu ý nghĩa. Nó xuất hiện đặc biệt khiến cho quân sĩ mười tám nước vô cùng bất ngờ. Niêu cơm của Thạch Sanh tuy bé nhỏ nhưng rất thần kì lạ, ăn hết lại đầy. Điều đó thể hiện tâm lòng bao dung, độ lượng của nhân dân ta. Đó là niêu cơm của tình người, của lòng nhân ái. Cha ông ta thời xưa đã có công dùng trí tưởng tượng phong phú của mình để dựng lên những câu chuyện giàu chi tiết nghệ thuật, giàu tính nhân văn cho con cháu đời sau hưởng thụ.
c) Chi tiết Tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh là một chi tiết nghệ thuật lấp lánh màu sắc hoang đường nhưng rất giàu ý nghĩa nhân sinh. Nó xuất hiện hai lần trong văn bản. Lần thứ nhất nó vang lên từ trong ngục tối, vạch mặt của Lí Thông, minh oan cho Thạch Sanh và giải câm cho công chúa. Đó chính là tiếng nói của công lí, của lẽ phải, tiếng đàn của hạnh phúc và tình yêu lứa dôi. Tiếng đàn đã làm rõ trắng đen, tốt xấu, bênh vực người có công, vạch mặt kẻ có tội, thể hiện khát vọng về chân lí của nhân dân ta. Và tiếng đàn chỉ thực sự có phép màu kì diệu khi ở trong tay người dũng sĩ có tâm hồn thanh cao. Lần thứ hai, tiếng đàn vang lên trước mặt binh sĩ mười tám nước chư hầu. Nó thức tỉnh nỗi nhớ quê nhà da diết của họ, khơi gợi tình người, lòng nhân ái trong họ, khiến cho quân sĩ bủn rủn tay chân, không muốn đánh. Đó là bức thông điệp hoà bình, phản ánh khát vọng, ước mơ xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc của cha ông ta từ thời xa xưa. Hai chi tiết nghệ thuật hấp dẫn trên đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thú vị, khiến ta càng thêm yêu thế giới truyện dân gian.
a, Câu truyện truyền thuyết mà tôi thích nhất là Con Rồng Cháu Tiên , truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo mang nhiều ý nghĩa và trong số đó có chi tiết Âu Cơ sinh ra một bọc trăm trứng - một cội nguồn của dân tộc . Điều đó thể hiện sự đoàn kết của dân tộc ta thời xưa , cho tinh thần không ngại khó khăn gian khổ và là một niềm tự hào của dân tộc Việt Nam . Chiếc bọc đã nở ra một trăm người con là tổ tiên của chúng ta bây giờ chứng tỏ thêm sự thần kì đặc sắc .
b, Câu truyện cổ tích Thạch Sanh là câu truyện nói về dũng sĩ có tài năng kì lạ . Có chi tiết tưởng tượng kì ảo mà tôi thích là tiếng đàn thần mang nhiều ý nghĩa thể hiện dũng khí đánh đuổi giặc ngoại xâm , tiếng đàn còn giúp Thạch Sanh được giải oan và nó nói lại ước mơ công lí . Tiếng đàn thể hiện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta thời xưa .
c, Cùng với tiềng đàn thần thì niêu cơm thần cũng là một chi tiết đặc sặc không kém , thể hiện nên niềm tin về hòa bình và tấm lòng nhân đạo của nhân dân ta thời xưa . Niêu cơm khiến 18 nước chư hầu từ sự chế giễu chuyển sang thán phục . Niêu cơm đã cảm hóa kẻ thù vì thế mà nó khẳng định được sự tài giỏi của Thạch Sanh và sự kì lạ của niêu cơm . Chi tiết đã làm toát lên nhiều ý nghĩa hay của câu truyện Thạch Sanh .
1/ Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc: lòng yêu nước của :nhân dân ta từ xưa đã có sẵn ở những lứa tuổi nhỏ nhất, tiếng nói ấy là dấu hiêu mở đầu cho truyền thống yêu nước của lớp thiếu niên Việt Nam trong các thế kỉ dựng nước về sau với nhiều tấm gương, nỗi căm giận giặc xâm lăng làm cho em bé không biết nói bật ra tiếng nói đầu tiên đòi đánh giặc.
2/Chi tiết Tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh là một chi tiết nghệ thuật lấp lánh màu sắc hoang đường nhưng rất giàu ý nghĩa nhân sinh. Nó xuất hiện hai lần trong văn bản. Lần thứ nhất nó vang lên từ trong ngục tối, vạch mặt của Lí Thoong, minh oan cho Thạch Sanh và giải câm cho công chúa. Đó chính là tiếng nói của công lí, của lẽ phải, tiếng đàn của hạnh phúc và tình yêu lứa dôi. Tiếng đàn đã làm rõ trắng đen, tốt xấu, bênh vực người có công, vạch mặt kẻ có tội, thể hiện khát vọng về chân lí của nhân dân ta. Và tiếng đàn chỉ thực sự có phép màu kì diệu khi ở trong tay người dũng sĩ có tâm hồn thanh cao. Lần thứ hai, tiếng đàn vang lên trước mặt binh sĩ mười tám nước chư hầu. Nó thức tỉnh nỗi nhớ quê nhà da diết của họ, khơi gợi tình người, lòng nhân ái trong họ, khiến cho quân sĩ bủn rủn tay chân, không muốn đánh. Đó là bức thông điệp hoà bình, phản ánh khát vọng, ước mơ xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc của cha ông ta từ thời xa xưa. Hai chi tiết nghệ thuật hấp dẫn trên đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thú vị, khiến ta càng thêm yêu thế giới truyện dân gian.Chi tiết Tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh là một chi tiết nghệ thuật lấp lánh màu sắc hoang đường nhưng rất giàu ý nghĩa nhân sinh. Nó xuất hiện hai lần trong văn bản. Lần thứ nhất nó vang lên từ trong ngục tối, vạch mặt của Lí Thoong, minh oan cho Thạch Sanh và giải câm cho công chúa. Đó chính là tiếng nói của công lí, của lẽ phải, tiếng đàn của hạnh phúc và tình yêu lứa dôi. Tiếng đàn đã làm rõ trắng đen, tốt xấu, bênh vực người có công, vạch mặt kẻ có tội, thể hiện khát vọng về chân lí của nhân dân ta. Và tiếng đàn chỉ thực sự có phép màu kì diệu khi ở trong tay người dũng sĩ có tâm hồn thanh cao. Lần thứ hai, tiếng đàn vang lên trước mặt binh sĩ mười tám nước chư hầu. Nó thức tỉnh nỗi nhớ quê nhà da diết của họ, khơi gợi tình người, lòng nhân ái trong họ, khiến cho quân sĩ bủn rủn tay chân, không muốn đánh. Đó là bức thông điệp hoà bình, phản ánh khát vọng, ước mơ xây dựng tình đoàn kết giữa các dân tộc của cha ông ta từ thời xa xưa. Hai chi tiết nghệ thuật hấp dẫn trên đã đem đến cho người đọc những cảm xúc thú vị, khiến ta càng thêm yêu thế giới truyện dân gian.
1.- So sánh:
- Giống nhau:
Đều bắt nguồn từ truyền miệng hoặc do dân gian để lại ,những câu chuyên có tính chất hư cấu và không có thật 100%.Đều dạy con người ta làm lành tránh điều ác,đều có ý chiến thắng dành về chân chính,cái tà luôn bị đẩy lùi.Có tính giáo dục cao
- Khác nhau:
*Truyền thuyết: Nhất định phải có tên nhân vật cụ thể,địa điểm cụ thể để thuyết minh lại nhân vật hoặc địa điểm mang tính chất được lưu truyền .
*Cổ tích: Là nhưng tích chuyện cổ, không nhất thiết phải có địa điểm lịch sử,không nhất thiết phải gắn lich sử nhân vật vào với câu truyện có tính chất lịch sử
- Truyện dân gian gồm:
+Truyền thuyết
+Cổ tích
+Truyện cười
+Ngụ ngôn
2.
Tại vùng đất Lạc Việt, Âu Cơ và Lạc Long Quân tình cờ gặp nhau. Hai người yêu nhau rồi nên vợ nên chồng. Họ sống trong cung điện Long Trang. Ít lâu sau, Âu Cơ mang thai. Nhưng thật kì lạ, đến kì sinh nở, nàng lại sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra trăm người con trai trắng trẻo, hồng hào, khôi ngô tuấn tú. Cả một trăm người con cứ lớn nhanh như thổi, chẳng cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.
Ý nghĩa: Nhằm giải thích ý nghĩa và suy tôn nòi giống của người Việt Nam ta. Nói lên tinh thần đoàn kết 1 lòng, giúp đỡ nhau trong những lúc hoạn nạn, khó khăn. Qua đó thể hiện tinh thần đoàn kết yêu thương đùm bọc lẫn nhau, nói lên người Lạc Việt xưa và người Việt Nam hiện nay đều nhân hậu vì cùng được sinh ra từ bọc trăm trứng
Thuở xa xưa ở miền Lạc Việt có một vị thần, nòi rồng, tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, là con trai của nữ thần Lạc Long Nữ nơi thuỷ cung tráng lệ.
Lạc Long Quân có sức khoẻ phi thường, lắm phép lạ, đã vì dân mà ra tay diệt Hồ Tinh, Ngư Tinh, Mộc Tinh và nhiều yêu quái khác. Thần còn dạy dân biết cách trồng trọt, chăn nuôi, săn bắn, chài lưới, cách làm nhà để ở,...
Cũng thuở ấy, ở vùng núi phương Bắc có nàng Âu Cơ, thuộc dòng dõi Thần Nông, tuyệt trần xinh đẹp. Nghe tin vùng đất Lạc Việt phương Nam là một xứ sở nhiều hoa thơm cỏ lạ, Âu Cơ bèn du ngoạn tới thăm.
Âu Cơ gặp Lạc Long Quân, người mến sắc, kẻ tham tài, rồi yêu nhau, nên vợ nên chồng. Sau mối kỳ duyên hạnh ngộ, Âu Cơ đẻ ra một cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm đứa con trai khôi ngô, tuấn tú tuyệt trần. Cuộc sống đang diễn ra vô cùng hạnh phúc, thì một hôm Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng: Ta vốn nòi rồng ở nước, nàng là dòng tiên ở non cao. Khó ở với nhau một nơi lâu dài được. Ta sẽ đưa năm mươi con xuống biển; nàng sẽ đưa năm mươi, con lên núi, chia nhau trấn giữ các phương. Khi có đại sự nhớ giúp nhau, chớ sai lời hẹn....
Âu Cơ đưa đàn con lên rừng núi sinh cơ lập nghiệp. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô tại Phong Châu, truyền ngôi mười mấy đời uy danh rạng rỡ bốn phương. Con cháu ngày một thêm đông đúc.
Từ sự tích Trăm trứng này mà người Việt Nam ta vẫn tự hào nhắc đến nguồn gốc dòng dõi của mình là con Rồng cháu Tiên.
Truyện Con Rồng cháu Tiên là một huyền thoại đẹp, giàu ý nghĩa. Nó giải thích, ca ngợi và khẳng định nguồn gốc, dòng giống của con người Việt Nam ta vô cùng cao quý (dòng giống Rồng Tiên). Truyện đã thể hiện một cách sâu sắc niềm tự tôn, tự hào dân tộc, khơi dậy tình yêu thương, đoàn kết dân tộc trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam chúng ta. Nó nhắc nhở chúng ta rằng nghĩa đồng bào là cao cả, thiêng liêng. Đúng như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết:
... Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người ai trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hằng năm ăn đâu làm dâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ...
(Đất nước - Trường ca mặt đường khát vọng)
k mk nhé
Câu 1:
- Truyện con Rồng cháu Tiên có nhiều yếu tố tưởng tượng kì ảo, nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người việt.
- Nhắc nhở chúng ta nhớ về nguồn gốc cao quý của dân tộc : Con Rồng Cháu Tiên. Tinh thần tự hào và tự tôn dân tộc
- Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong tình thân ruột thịt của hai tiếng “đồng bào” (có nghĩa là cùng một cái bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ) Truyền thống đoàn kết của dân tộc
- Sự phân bố địa bàn dân cư ở nước ta : 50 con theo mẹ Âu Cơ lên rừng trở thành đồng bào các dân tộc ở miền rừng núi, cao nguyên … 50 con theo cha Lạc Long Quân xuống biển là các dân tộc sinh sống ở miền đồng bằng.
Tham khảo
Hình ảnh '' Bọc trăm trứng '' nhằm giải thích ý nghĩa và suy tôn nòi giống của người Việt Nam. Nói lên tinh thần đoàn kết một lòng, giúp đỡ nhau trong những lúc hoạn nạn, khó khăn. Qua đó thể hiện tinh thần đoàn kết và yêu thương đùm bọc lẫn nhau, nói lên người Lạc Việt xưa và người Việt Nam hiện nay đều có tấm lòng nhân hậu vì được sinh ra cùng một bọc trứng.
1)Chi tiết mẹ Âu Cơ''sinh bọc trăm trứng'' trong truyền thuyết''Con rồng cháu tiên'' làm em vừa ngạc nhiên,lại vừa thích thú.Mối lương duyên Tiên-Rồng đã dẫn đến một sự kì lạ đầy bất ngờ.Âu Cơ sinh bọc trăm trứng,nở trăm con hồng hào,đẹp đẽ,lạ thường.Những người con không cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi.Mặt mũi khôi ngô,khỏe mạnh như thần.Sinh bọc trăm trứng là truyện kì lạ chưa từng có bao giờ.Đây là chi tiết hoang đường đậm màu sắc huyền thoại nhưng rất nỗi thiêng liêng.Với chi tiết này,người xưa muốn tôn vinh,ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc.100 người con đầu tiên của miền đất Lạc Việt đều ra đời từ bào thai của mẹ Âu Cơ.Toàn thể người Việt đều sinh ra trong cùng một bọc,cùng chung nhau nòi giống.Đó là cội nguồn của 2 tiếng''đồngbào''nghe mãi thân thương.Những người con ấy đc thừa hưởng vẻ đẹp,trí tuệ tài năng,vóc dáng,đẠO ĐỨC CỦA CHA rỒNG,MẸ tIÊN,NHỮNG VỊ THẦN ĐẸP NHẤT.sỨC MẠNH NHƯ THẦN CỦA NHỮNG NGƯỜI CON ĐÃ KHẲNG ĐỊNH SỨC MẠNH CỦA dân tộc ta trong buổi đầu dựng nc,dự báo sức sống diệu kì,sức mạnh quật khởi của người Việt Nam trong mấy nghìn năm dựng nc,giữ nc.Ngời ca bày tỏ niềm tự hào về giống nòi dân ttọc.Thể hiwện ý nguyện đoàn kết giữa các cộng đồng người Việt khơi dậy tình yêu thương đùm bọc sẻ chia của dồng bào khắp nơi.Qua chi tiết này ta biết đc trí tượng tượng phong phú cảu người xưa.Em sẽ nhớ mãi hình ảnh''bọc trăm trứng''như nhớ mãi về cội nguồn dan tộc
- Truyền Thuyết : loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
(Con Rồng Cháu Tiên - Bánh Chưng, Bánh Giầy - Thánh Gióng - Sơn Tinh Thủy Tinh - Sự Tích Hồ Gươm ..v.v..)
(Sọ Dừa - Thạch Sanh - Em Bé Thông Minh - Cây Bút Thần - Ông Lão Đánh Cá Và Con Cá Vàng ..v.v..)- Cổ Tích : loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc : Nhân vật bất hạnh (như : người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí, ...) - Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ - Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch - Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người). Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.