Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thành công trong nghệ thuật kể chuyện của văn bản “Trong lòng mẹ” thể hiện ở:
- Nghệ thuật miêu tả ngoại hình để bộc lộ tính cách và nội tâm nhân vật.
- Thể loại hồi kí có đan xen giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm (kể chuyện với giọng văn thấm đẫm chất trữ tình) giúp diễn tả đầy đủ, sâu sắc chủ đề văn bản.
Đặc sắc nghệ thuật góp phần tạo nên sức thuyết phục cho văn bản:
- Thủ pháp so sánh tương phản : Làm nổi bật hình ảnh đau thương người dân mất nước >< hình ảnh ngang ngược, tàn bạo của giặc Nguyên- Mông.
- Thủ pháp trùng điệp- tăng tiến được kết hợp với thủ pháp so sánh- tương phản nhằm tạo giọng điệu hùng hồn, trùng điệp, khắc vào tâm trí người đọc.
- Lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn đanh thép.
- Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ, điệp ngữ, điệp ý…
- Linh hoạt trong cách sử dụng giọng điệu trong văn bản.
→ Nghệ thuật lập luận sắc bén, linh hoạt kết hợp với các thủ pháp tiêu biểu, lời lẽ khi tha thiết, khi nghiêm nghị nhằm tạo ra áng văn chính luận đanh thép, có sức thuyết phục cao.
- Tình huống truyện: Bất ngờ, ngoài sự dự đoán của độc giả. Tình huống đó làm sáng ngời nhân cách của lão Hạc trong lòng người đọc (không ai nghĩ rằng lão Hạc lại tự hủy diệt cuộc đời mình bằng bả chó.
- Cách xây dựng nhân vật: Chân thực sinh động, từ ngoại hình đến nội tâm, đặc biệt là miêu tả khuôn mặt của lão Hạc khi khóc.
- Tác dụng của ngôi kể: Chuyện được kể theo ngôi thứ nhất, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi chân thực, làm cho người đọc có cảm tưởng câu chuyện như đang diễn ra trước mắt.
Câu 1:
Phân biệt các thể loại: Chiếu - Hịch - Cáo -Tấu
- Giống nhau:
Đều là thể văn chính luận → kết cấu chặt chẽ, lí lẽ, lập luận sắc bén, thường dùng lối văn biền ngẫu.
- Khác về mục đích:
+ Chiếu là thể văn vua dùng ban bố mệnh lệnh.
+ Hịch là thể văn vua chúa, tướng lĩnh dùng để cổ động, thuyết phục kêu gọi đấu tranh.
+ Cáo là thể văn vua chúa, thủ lĩnh trình bày chủ trương hay công bố kết quả của một sự nghiệp để mọi người cùng biết.
+ Tấu là thể văn do thần dân dâng gửi lên vua chúa.
- Khác về đối tượng sử dụng:
+ Vua, chúa, bề trên dùng: chiếu, hịch, cáo.
+ Quan lại, thần dân: dùng tấu, sớ, biểu.
Câu 1 :
- Cáo : là một thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc , thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương , một sự nghiệp , một tuyên ngôn sự kiện nào đó để mọi người cùng biết .
- Chiếu : là một thể văn nghị luận có từ xưa , chỉ có vua mời được có quyên viết chiếu ( nếu có người khác viết thì cũng là truyền tải ý niệm của vua ví dụ như Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm ) nhằm kêu gọi mọi người nghe theo một chủ trương , chính sách mà vua đề ra .
- Hịch :thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh viết với mục đích là khích lệ tinh thần nhân dân hoặc binh lính nhằm nâng cao năng lực lao động hoặc chiến đấu .
- Tấu : thường do quan thần dâng lên vua chúa hoặc thủ lĩnh nhằm trình bày những kế sách , ý kiến của mình cho vua chúa nghe để thực hiện .
* Giống nhau :
- Đều là những thể loại văn nghị luận xưa có xuất sứ từ Trung Quốc
- Có nội dung là những việc quan trọng , to lớn , có sức ảnh hưởng lớn với quốc gia , xã tắc .
- Về nghệ thuật thì các thể loại này không hạn chế số câu chữ , văn phong mang tính chính luận nên ngôn từ sắc bén , trang trọng , lập luận chặt chẽ giàu sức thuyết phục.
* Khác nhau :
- Chiếu , Hịch , Cáo đều là những văn bản chỉ có vua chúa , thủ lĩnh ( những người cẩm quyền nói chung ) được viết , riêng với Tấu là do các quan viết ( đã nêu trên ) .
- Khác nhau về nội dung ( bạn hãy dựa vào phần định nghĩa trên ) :
+ Chiếu dùng để kêu gọi mọi người nghe theo một chủ trương , chính sách nào đó
+ Cáo dùng để trình bày một tuyên ngôn , một chủ trương , sự nghiệp .
+ Hịch dùng để khích lệ tinh thân nhân dân hoặc binh sĩ .
+ Tấu dùng để trình bày ý kiến của quan thần lên vua .
Câu 2 :
❤ Hoàn cảnh sáng tác của các VB :
* Chiếu dời đô :
- Năm Canh Tuất lấy niên hiệu là Thuận Thiên thứ nhất (1010), Lí Công Uẩn viết bài chiếu bày tỏ ý dịnh dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long.
* Hịch tướng sĩ :
- Được viết trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ 2 (9/1285)
* Bàn luận về phép học :
- Được trích từ bài tấu Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung (8/1791)
Như vậy Lí Thái Tổ có một tầm nhìn rất đúng đắn, sâu sắc về đất Đại La-Thăng Long.
Về nghệ thuật: Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn do nhà vua chỉ ra sự cần thiết phải dời đô. Lời ban bố mệnh lệnh lại được bày tỏ nỗi lòng qua đốithoại, trao đổi của một áng văn biến ngẫu sinh động dào dạt.
“Chiếu dời đô” có lời văn trau chuốt, giàu hình ảnh và nhờ những vế đối rất chỉnh mà lời văn gây ấn tượng sâu sắc vào lòng người.
Đọc “Chiếu dời đô" ta thấy thêm tin yêu đất nước có những nơi vừa giàu đẹp, vừa thể hiện niềm hi vọng cho mai sau. Ngày nay, mỗi lần đọc “Chiếu dời đô” ta càng thêm tự hào về ông cha mình sáng suốt đã lấy Thăng Long làm kinh đô. Về việc chọn đất và dời đô của Lí Thái Tổ đã phản ánh ý chí độc lập tự cường dân tộc. Vì từ đó đến nay qua nhiều thay đổi và thăng trầm, Lăng Long vẫn là một mảnh đất ngày một sầm uất, lớn mạnh.
Cuộc kháng chiến chống xâm lược Minh do Lê Lợi lãnh đạo giành thắng lợi. Sau khi đuổi giặc ra khỏi bờ cõi, vâng mệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết văn bản Bình Ngô đại cáo để công bốtrước dân chúng về sự nghiệp dẹp yên giặc Ngô đã hoàn thành. Bài cáo được ban bố vào đầu năm 1428, đây cũng là thời gian Lê Lợi lên ngôi vua lập ra nhà Lê.
Bình Ngô đại cáo được xem như một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta, bài cáo ca ngợi tinh thần độc lập tự cường, lòng tự hào dân tộc trước thắng lợi vẻ vang của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống xâm lược phương Bắc.
Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” nằm ở phần đầu của tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”. Trong phần này, Nguyễn Trãi đã nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, đồng thời ca ngợi nền văn hiến lâu đời của dân tộc ta. Coi nhân nghĩa là cốt cách vàlà mục tiêu của dân tộc:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Yên dân, điếuphạt, trừ bạo là cốt lõi của tư tưởng nhân nghĩa, tất cả đều vì con người và cho con người, vì nhân dân đang bị áp bức lầm than. Thương dân, trừng phạt kẻ có tội (điếu phạt), tiêu diệt kẻ tham tàn, cứu nhân dân thoát khỏi đau thương, đem lại cuộc sống yên vui hạnh phúc cho nhân dân… đó chính là nhân nghĩa. Nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi nói đến là một tư tưởng vô cùng cao đẹp: đánh giặc để cứu nước cứu dân, vì độc lập đất nước, vì tự do của nhân dân. Việc nhân nghĩa bao giờ cũng chính nghĩa. Nhân nghĩa là sức mạnh để dân tộc ta chiến thắng quân xâm lược, đó là tư tưởng:
Đem đại nghĩa để thắng hung tàn,
Lấy chí nhân để thay cường bạo.
Nhân dân ta đã lấy nhân nghĩa để xây dựng và phát triển nền văn hiến lâu đời. Đó là nền văn hiến đã trải qua các triều đại và được khẳng định một cách chắc chắn ngang tầm với phong kiến Trung Hoa:
Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương,
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có.
Tác giả đã dẫn chứng nhiều chi tiết để khẳng định nước ta cũng là một thực thể độc lập và ngang hàng với phong kiến phương Bắc. Đó là có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ đã được chia, có thuần phong mĩ tục, có nền độc lập trải qua các triều đại, có nhân tài hào kiệt. Những yếu tốđó đã góp phần làm nên tầm vóc Đại Việt, đồng thời là sức mạnh của dân tộc để đương đầu thắng lợi trước những cuộc xâm lược của một thế lực hùng mạnh. Tác giả nhắc lại những chiến tích trong lịch sử để cảnh báo quân thù, đồng thời khẳng định sức mạnh và truyền thông bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét Chứng cớ còn ghi.
Giọng văn trong bài cáo hùng hồn, đĩnh đạc; lí lẽ sắc bén; cách diễn đạt sóng đôi, cân xứng của lối văn biến ngẫu đã khẳng định và ca ngợi tầm vóc lớn lao của Đại Việt, biểu hiện một ý chí tự cường cao độ. Phần đầu của văn bản đã góp phần thể hiện giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bản tuyên ngôn độc lập, áng thiên cổ hùng văn của dân tộc.
Nghệ thuật của đoạn trích được thể hiện qua:
- Cách sử dụng từ ngữ: khẳng định được sự tồn tại lâu đời, hiển nhiên về nhiều phương diện.
- Thể cáo được viết bằng lối văn biền ngẫu, có đối, các câu dài ngắn không bị gò bó, các cặp có ai vế đối nhau.
- Lời lẽ có tính hùng biện, lập luận đanh thép, lí luận sắc bén.
- Kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.
- Giọng văn biến đổi linh hoạt, đa dạng: khi bi thiết nghẹn ngào, lúc sục sôi hùng hồn, khi mỉa mai chế giễu, khi nghiêm khắc như xỉ mắng, lại có lúc ra lệnh dứt khoát khiến cho bài hịch vừa cứng rắn, vừa mềm mỏng, không rơi vào tình trạng giáo điều khô cứng, cũng không phải là sự ủy mị, lãng mạn.
- Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén với hệ thống luận điểm, dẫn chứng rõ ràng, đầy thuyết phục: tác giả đi từ những tấm gương trong sử sách - sự thực không ai có thể chối cãi-> giãi bày tấm lòng mình → ân nghĩa của chủ tưởng đối với binh sĩ → những việc làm sai trái của họ → những việc họ nên làm → gợi ý sách nên đọc → kết luận
- Sử dụng kiểu câu nguyên nhân - kết quả phân tích được rõ thiệt hơn, tình hình thực tế và trong tương lai của những con người ấy.
- Biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ ngữ, điệp ý tăng tiến, phóng đại đặc biệt là tác giả sử dụng dày đặc các câu văn biền ngẫu sóng đôi - một đặc trưng của văn học trung đại, tạo nên nhịp điệu gấp gáp, hối hả, giục giã cho bài hịch.
- Sử dụng những hình tượng nghệ thuật vừa gần gũi, thân thuộc, dễ hiểu nhưng lại vô cùng giàu sức gợi.