Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Khổ đầu: điệp từ "không có kính", "bom"
=> Tác dụng: tạo nhịp điệu cho bài thơ đồng thời nhấn mạnh sự khốc liệt của chiến tranh, đi cạnh những động từ mạnh khiến khổ thơ tăng gấp bội sự dữ dội của cuộc chiến đấu.
khổ 1:
BPTT: Điệp từ , liệt kê , gợi tả , giọng thơ mang tính khẩu ngữ .
Tác dụng: Điệp từ “bom” kết hợp với động từ rất mạnh “giật ,rung,vỡ” nhấn mạnh sự hủy hoại của chiến tranh với cuộc sống con người .Điệp từ "Nhìn" nghĩa là nguwoif lính đã nhìn thẳng vào khó khăn ,gian khổ.Từ láy “ung dung” thể hiện sự lạc quan , yêu đời của những người lính lái xe.Họ vẫn tiếp tục công việc của mình cho dù xung quanh có xảy ra những điều dữ dội,đau thương mất mát. Không gian mở rộng cả chiệu sâu ,rộng ,cao qua phép liệt kê “đất ,trời , thẳng”
=> Nổi bật tư thế ung dung,hiên ngang,ttinh thần dũng cảm và lạc quan yêu đời.
- Giống nhau:
Bài thơ về tiểu đội xe không kính và bài Đồng chí cùng viết về những người lính kiên cường, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn hiểm nguy. Họ cùng phải trải qua những hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn về vật chất, những điều kiện vô vùng khó khăn, nguy hiểm.
+ Những người lính trong hai bài Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính là những người lính trải qua hai cuộc kháng chiến gian khổ chống Pháp, chống Mỹ có những điểm chung: lòng yêu nước, tinh thần quật cường, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc bất chấp mọi gian khổ, nguy hiểm, gian khổ.
- Khác nhau:
+ Bài thơ Đồng chí nhấn mạnh vào tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong hoàn cảnh chiến đấu thiếu thốn về vật chất. Vẻ đẹp nhất ở những người lính đó là tinh thần đồng đội, đồng chí sâu sắc, thắm thiết xuất phát từ sự chia sẻ, thấu hiểu và tinh thần yêu nước, luôn sát cánh bên nhau trong chiến đấu.
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính lại nhấn mạnh tới tinh thần quả cảm, hiên ngang của những người lính lái xe trẻ trung, vui tươi trước thách thức vô vàn nguy hiểm phía trước.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính: khắc họa hình ảnh độc đáo những chiếc xe không kính qua đó làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, bất chấp hiểm nguy, ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam sục sôi, quyết liệt. Đó là thế hệ anh hùng, bất khuất, mạnh mẽ.
C1:
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
hoàn cảnh ra đời: được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
C2:
-Sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ ở hình ảnh “trái tim”.
- Từ “Trái tim” trong câu thơ cuối cùng có thể hiểu theo nghĩa chuyển: Chỉ người lính lái xe. Chỉ sự nhiệt tình cứu nước, lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
C3: Văn bản : Đồng chí
tác giả : Chính Hữu
C4: em làm theo như sau nha:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vẻ đẹp người lính trong đoạn thơ
- Phong thái ung dung, hiên ngang, dũng cảm:
+ Đảo ngữ: tô đậm sự ung dung, bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ.
+ Điệp từ “nhìn”, thủ pháp liệt kê và lối miêu tả nhìn thẳng, không né tránh gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đối mặt với gian nan, thử thách.
Tinh thần lạc quan, sôi nổi, tinh nghịch, trẻ trung:
+ Giọng thơ tếu nhộn, hài hước: “Không có”, “ừ thì có”.
+ Hiện thực: gió, bụi vốn khắc nghiệt bỗng mờ đi dưới sắc thái tươi vui, hóm hỉnh.
+ Cái nhìn lạc quan vào hiện thực
=> Họ là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ.