K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Chương trình nào có bài này vậy bạn?

cho hỏi nó là bài gì mình tìm ko ra

 

12 tháng 1 2022

Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã làm sáng tỏ một chân lí: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
 

12 tháng 1 2022

Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã làm sáng tỏ một chân lí: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

21 tháng 1 2019

1. Nhu cầu nghị luận

a. Em rất thường gặp các vấn đề và những câu hỏi tương tự như trên trong cuộc sống.

Ví dụ:

    + Ma túy là gì? Tại sao phải nói không với ma túy?

    + Môi trường là gì? Làm cách nào để giữ gìn bảo vệ môi trường?

    + Rừng mang đến lợi ích gì cho ta?Làm cách nào để bảo vệ rừng?

b. Những vấn đề và câu hỏi loại này không thể sử dụng kiểu văn bản miêu tả, tự sự hay biểu cảm, mà cần dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục và có thể giải quyết thoả đáng vấn đề đặt ra.

c. Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta thấy thường sử dụng văn bản nghị luận như lời phát biểu, nêu ý kiến một bài xã hội, bình luận về một vấn đề của đời sống.

2. Thế nào là văn bản nghị luận?

a.

- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.

- Bài viết nêu ra những ý kiến:

    + Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị

    + Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.

    + Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).

- Diễn đạt thành những luận điểm:

    + Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.

    + Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.

    + Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.

- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:

    + "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"

    + "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."

b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:

    + Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;

    + Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;

    + Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.

c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.

II. Luyện tập

Câu 1:

a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.

b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"

- Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:

    + Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

    + Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

- Các lí lẽ và dẫn chứng:

    + Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;

    + Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

    + Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)

    + Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.

Câu 2: Bố cục của bài văn gồm 3 phần:

    + Mở bài: Đoạn 1 - Nêu vấn đề thói quen và thói quen tốt.

    + Thân bài: Đoạn 2, 3, 4 - Tác hại của thói quen xấu và việc cần thiết phải loại bỏ thói quen xấu).

    + Kết bài: Đoạn cuối - Kêu gọi mọi người loại bỏ thói quen xấu, tự điều chỉnh mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

Câu 4:

Mặc dù có sử dụng tự sự nhưng văn bản trên vẫn là một văn bản nghị luận. Kể chuyện "Hai biển hồ" là để luận bàn về hai cách sống: cách sống chỉ biết giữ cho riêng mình và cách sống biết sẻ chia cùng mọi người. Hình ảnh hai biển hồ mang ý nghĩa tượng trưng cho hai cách sống đối lập nhau ấy.

22 tháng 1 2019

có dùng học tốt hay giải k nè

7 tháng 9 2021

Bạn vô lý thật mỗi người có một ngày khai trường khác nhau làm sao mà làm đc

 

7 tháng 9 2021

Thì cứ viết đại vào, rồi sau đó mình sẽ chỉnh sủa lại. Với lại cũng có ai biết đâu. Bạn mới là người vô lý í. Ko giúp đuocwj thì thoiiiiiiiii

12 tháng 2 2022

Tham Khảo

Cách lập luận trong bài :"Tinh thần yếu nước của nhân dân ta"

Hàng ngang:

Đoạn 1: Lập luận theo quan hệ nhân – quả;

Đoạn 2: Lập luận theo quan hệ tổng – phân – hợp;

Đoạn 3 : lập luận theo suy luận tương đồng.

Hàng dọc:

Hàng 1: Suy luận tương đồng theo tác giả;

Hàng 2: Suy luận tương đồng theo tác giả;

Hàng 3: Quan hệ nhân quả so sánh suy lí

Cây bàng đc k
9 tháng 11 2021

Mình không chép mẫu mà mình chép vở cũ của anh mình 

Trời chớm hè trong xanh, một màu xanh mượt mà của cỏ cây, hoa lá. Làn gió nhè nhẹ thoảng qua, cây phượng ở góc sân trường rùng mình đánh thức những búp non tỉnh giấc. Phượng cùng lũ học trò chúng tôi đón mùa hè tươi đẹp đã về. Và có lẽ đây là loài cây tôi yêu thích nhất.

Mới ngày nào, cây phượng có những cành trụi lá. Nhìn cây trông như không còn sức sống. Một dạo không để ý, hôm nay nhìn cây phượng tôi thật sự bàng hoàng. Tán lá xòe ra như cái ô khổng lồ che mát một góc sân trường. Cây phượng bắt đầu thắp lửa rồi! Lúc này tôi sực nhớ: Hè đã đến!Những ngày đầu hè, phượng lác đác những bông hoa như cánh bướm. Sau đó, nhiều đóa lung linh, lung linh từng chùm rồi rực rỡ khắp cành. Muôn vàn búp nõn là muôn vàn bông hoa rực đỏ. Nhìn những chùm hoa trên cành, tôi nhớ câu chuyện kể của bà: Ngày xưa, khi mặt đất còn lạnh lẽo, Ngọc Hoàng đã đưa các con mình xuống trần gian để sưởi ấm cho muôn loài. Nhưng các con ngài bị kẻ ác đe dọa, Ngọc Hoàng bèn chọn cây phượng để treo Mặt Trời, phượng là nơi các con Ngài trú ngụ.Ôi! Phượng có một quá khứ tuyệt vời. Quá khứ vinh quang, hào hùngđến thế!… Tôi yêu những nụ hoa vừa hé. Yêu những bông hoa nở rộ và yêu những cánh hoa lác đác bay nghiêng. Tôi yêu cái gốc cây sần sùi, bạc phếch, nơi học trò chúng tôi thích đến tụm bảy, tụm năm. Có lúc chúng tôi khắc tên nhau lên chiếc áo nâu sần giản dị ấy, rồi những lúc ngước nhìn lên cây để đón hoa rơi.Hoa lác đác rụng xuống sân trường, hoa thản nhiên rơi xuống đất, không chút do dự vẩn vơ, có hoa tung tăng bay lượn với làn gió nhẹ. Có hoa còn lưu luyến khi phải xa cành. Có lẽ hoa cũng giống chúng tôi trong giờ phút chia tay, giờ phút xa trường, xa lớp vì đã kết thúc năm học. Những lúc ấy, ai cũng có sắc hoa nằm ở trong tâm hồn.Đến lúc phải xa các bạn học sinh. Hoa phượng rơi, rơi…Hoa phượng rạt rào, lay động khi các bạn đã về. Hoa phượng yêu chúng tôi đến thế. Tôi cũng yêu hoa phượng biết nhường nào. Cây phượng đã hằn sâu trong kí ức tôi, làm cho tôi thêm gắn bó với trường, với lớp.

Kết bài thì bị nhòe mất rồi, bạn tự làm nhé

3 tháng 1

Tk:

Có thể nói người em luôn yêu thương và kính trọng nhất trong gia đình chính là người mẹ kính yêu của em.

Mẹ em có dáng người cao gầy với nước da trắng. Tóc mẹ dài lắm, mỗi lần chải tóc mái tóc tuôn dài như một dòng suối đen tuyền và được vấn lại gọn gàng sau gáy. Cũng như bao người phụ nữ khác, hàng mẹ cũng phải tất bật với những công việc ở cơ quan rồi lại về chăm sóc 2 chị em. Có đôi lúc mẹ cũng cáu giận nhưng em biết vì trên đôi vai mẹ còn gánh nặng cuộc sống hàng ngày nên em không bao giờ giận mẹ. Những lúc mẹ cười thực sự rất đẹp, nụ cười của mẹ như một làn nắng ấm bao bọc lấy không gian của ngôi nhà nhỏ. Mặc dù không nói nhưng em biết mẹ rất yêu thương hai chị em.

Thật đúng như câu thơ:

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Em chỉ mong sao mẹ mãi được khỏe mạnh, hạnh phúc để em có thể quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn.

20 tháng 10 2016

Cảm nghĩ về tình bạn
a. Mở bài:

- Nêu được ý nghĩa của một tình bạn đẹp, giới thiệu tình bạn gắn bó của mình.
- Dẫn chứng ca dao, dân ca nói về tình bạn.

b. Thân bài:
- Thế nào là 1 tình bạn đẹp ?
+ Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải chân thành, trong sáng, vô tư, tin tưởng.
+ Bạn bè phải hiểu biết và thông cảm, sẵn sàng chia sẻ vui buồn, giúp đỡ nhau tận tình.
+ Không bao che, dung túng, trước thói xấu của bạn...
- Những câu chuyện mà em nhớ mãi không quên về tình bạn ấy
- Cảm xúc, suy nghĩ đối với người bạn mình.
- Không có bạn bè, đó là điều bất hạnh
c. Kết bài:

Cảm nghĩ chung về tình bạn và lời hứa mãi trân trọng giữ gìn tình bạn đẹp.

Tham khảo nha bnleuleu