Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm).
Chọn câu trả lời đúng nhất.( mỗi câu đúng 0.5 điểm)
Câu 1/ Câu thành ngữ: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy nói về điều gì ?
A. Lòng biết ơn đối với thầy cô.
B. Lòng trung thành đối với thầy cô.
C. Căm ghét thầy cô.
D. Giúp đỡ thầy cô.
Câu 2/ câu tục ngữ: Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo khuyên chúng ta điều gì ?
A. Đoàn kết.
B. Trung thành.
C. Tự tin.
D. Tiết kiệm.
Câu 3/ Lòng yêu thương con người
A. Xuất phát từ mục đích cá nhân.
B. Hạ thấp giá trị con người.
C. Xuất phát từ tấm lòng,vô tư, trong sáng.
D. Làm những điều có hại cho người khác.
Câu 4/ Câu tục ngữ: Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn nói về điều gì ?
A. Lòng biết ơn.
B. Lòng trung thành.
C. Tinh thần đoàn kết.
D. Lòng khoan dung.
Câu 5/ Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của sự tự tin?
A. Luôn cho rằng mình làm được mọi việc.
B. Tin tưởng vào khả năng của mình và dám nghĩ, dám làm.
C. Luôn cho rằng mình làm việc gì cũng đúng.
D. Gặp bài tập khó không làm được, không cần nhờ bạn giúp đỡ.
Câu 6/ Theo em, câu tục ngữ nào sau đây không nói về lòng yêu thương con người?
A. Lá lành đùm lá rách.
B. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
C. Một câu nhịn chín câu lành.
D. Thương người như thể thương thân.
Câu 7/ Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa?
A. Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ.
B. Giàu có, cha mẹ hay cãi nhau.
C. Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi đua đòi.
D. Anh em bất hòa.
Câu 8/ Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là
A. góp phần làm phong phú truyền thống.
B. giúp ta có thêm kinh nghiệm.
C. tự hào về truyền thống của gia đình.
D. tiếp nối phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống.
Câu 9/ Việc làm nào dưới đây thể hiện lòng khoan dung?
A. Không nói điểm kém để bố mẹ khỏi buồn.
B. Không nói khuyết điểm của bạn.
C. Chấp nhặt người khác.
D. Bỏ qua lỗi của người khác khi họ biết nhận sai.
Câu 10/ “Giấy rách phải giữ lấy lề”. Câu tục ngữ thể hiện điều gì?
A. Đoàn kết, tương trợ.
B. Yêu thương con người.
C. Tôn sư trọng đạo.
D. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ.
II. TỰ LUẬN. (5,0 điểm)
Câu 1/ ( 2,0 điểm). Thế nào là tôn sư, trọng đạo? Tại sao học sinh cần phải kính trọng, biết ơn thầy cô giáo đã dạy mình?
Câu 2/ ( 1,0 điểm). Để góp phần xây dựng gia đình văn hóa học sinh cần phải làm gì?
Câu 3/ ( 2,0 điểm). Cho tình huống sau.
Tuấn và Hưng học cùng lớp. Tuấn học giỏi còn Hưng học kém toán. Mỗi khi có bài tập về nhà là Tuấn làm hộ Hưng để Hưng khỏi bị điểm kém.
a. Em có tán thành việc làm của Tuấn không ? Vì sao?
b. Nếu em là Tuấn, em sẽ giúp bạn Hưng như thế nào?
mk sẽ gửi kq sau
I. Trắc nghiệm. 5,0 điểm
| (Mỗi câu đúng được 0,5 đ) | ||||||||||||||||||||||
II. Tự luận. 5,0 điểm |
| ||||||||||||||||||||||
1 (2,0 đ) | * Khái niệm: Tôn sư trọng đạo là: + Tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy cô giáo ở mọi lúc mọi nơi . + Coi trọng và làm theo những đạo lí thầy cô dạy bảo. Có hành động đền đáp công ơn thầy cô. * Ý nghĩa: Tôn sư trọng đạo sẽ: - Giúp ta tiến bộ trở thành người có ích cho gia đình và xã hội . - Tôn sư trọng đạo là 1 truyền thống quý báu của dân tộc ta. Chúng ta cần giữ gìn và phát huy . |
0,5 điểm
0,5 điểm
0.5 điểm 0.5 điểm
| |||||||||||||||||||||
2 (1,0 đ) | - Đối với HS: + Chăm ngoan học giỏi, + Kính trọng, vâng lời, giúp đỡ ông bà cha mẹ, + Yêu thương yêu anh chị em. + Không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình. |
0.5 điểm 0.5 điểm
| |||||||||||||||||||||
3 (2,0 đ) | a. Nhận xét: - Không tán thành việc làm của Tuấn. -Vì: Sẽ làm bạn Hưng không tiến bộ và ngày càng yếu môn toán hơn. Và nếu Tuấn làm như thế là Tuấn và Hưng lừa dối Thầy Cô. b. Nếu là Tuấn em sẽ: - Đoàn kết, tương trợ giúp đỡ bạn Hưng trong học tập để ngày càng tiến bộ hơn. - Hướng dẫn, chỉ dạy cho bạn Hưng rèn luyện và học tập. |
-Cách nghĩ của bạn Hiếu là vô cùng sai và thờ ơ, xem nhẹ các vấn đề,...GDCD cũng là một môn học quan trọng. Môn học ấy đánh giá được đạo đức và các phẩm chất của học sinh trong cả năm học, tuy môn học này không quá khó như toán, văn, anh nhưng cũng không thể xem thường. Nếu Hiếu có suy nghĩ như vậy thành tích của bạn sẽ yếu đi rất nhiều,...
Suy nghĩ của Hiếu là hoàn toàn sai. Thứ nhất Hiếu đã làm việc không có kế hoạch. Biết rang ngày mai phải thi nhưng vẫn thờ ơ, mặc kệ và coi thường môn GDCD vì nó dễ. Thứ hai, đúng là môn Toán, Tiếng Anh quan trọng thật, nó giúp ích khá nhiều cho tương lai chúng ta sau này nhưng không vì thế mà chúng ta bỏ qua môn GDCD. Môn GDCD dạy chúng ta về đạo đức, tư tưởng và lối song của con người, vì vậy môn này cũng khá quan trọng. Nếu có tài mà không có đứa thì cũng như không.
- Sáng
5.30 đến 6.00 : thức dậy => tập thể dục + vệ sinh cá nhân => ăn sáng
6.30 : đi học
7.00 đến 16.00 : ở lớp
- Chiều
Đi học về : tắm rửa + phụ giúp việc nhà
- Tối
18.00 : ăn cơm
19.30 đến 20.30 : làm bài tập về nhà + ôn lại bài cũ
20.30 đến 21.00 : làm việc cá nhân sau đó đi ngủ
* Những ngày còn lại cũng như vậy
* Ngày cuối tuần tham gia các CLB : hát, vẽ, võ, ...
heo minh thì câu này có nghĩa như sau nè bạn:sự giáo dục có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống,góp phần tạo nên hạnh phúc của mỗi gia đình nói riêng và xã hội nói chung.Song giáo dục ngoài yếu tố nhà trường cũng còn ảnh hưởng bởi những yếu tố vô cùng quan trọng khác như:cha mẹ và bản thân mỗi đứa trẻ.Mỗi gia đình,ngay từ bây giờ,hãy chung tay xây đắp việc giáo dục con em mình ,tạo nên hạnh phúc gia đình là đã góp một phần vô cùng quan trọng vào tương lai của chính bản thân mình,của con em mình và cho cả xã hội.
Tằng Tham cẩn trọng tuân theo lời dạy của thầy
Ở tuổi 16, Tằng Tham trở thành học trò của Khổng Tử. Ông siêng học và cẩn trọng tuân theo những lời chỉ dạy của thầy, và là người chủ yếu truyền bá và kế thừa học thuyết của Khổng Tử. Ông đề xuất: “Hàng ngày tự xét bản thân nhiều lần”, có nghĩa là hàng ngày ông liên tục tự xét bản thân minh để xem mình đã làm tận tâm tận lực vì người khác chưa, đối với bạn bè bằng hữu có chân thành không, hay đã nghiêm túc chăm chỉ ôn tập bài vở mà thầy truyền thụ chưa.
Có một điển cố nổi tiếng: Tằng Tham thể hiện sự tôn kính kể rằng, có lần khi Tằng Tham đang ngồi bên cạnh Khổng Tử, Khổng Tử hỏi ông rằng: “Các vị quân vương xưa kia có đức hạnh tột bậc và lí luận vô cùng thâm sâu mà họ dùng để giáo hóa dân chúng trong thiên hạ. Trò có biết vì sao mọi người có thể chung sống hòa thuận với nhau và không có sự bất mãn giữa quân vương với quần thần?”
Tằng Tham nghe xong, biết rằng Khổng Tử sắp chỉ bảo cho mình những đạo lý sâu sắc, ông lập tức đứng dậy và đứng bên mép chiếu. Sau đó ông cung kính trả lời: “Đệ tử chưa đủ thông minh để có khả năng hiểu được nguyên do. Thỉnh sư phụ chỉ bảo”.
Đây thực sự là một hành động vô cùng lễ phép. Về sau, rất nhiều người đã học tập theo lễ nghi này của Tằng Tham.
Sau khi cùng Khổng Tử rời nước Sở trở về nước Lỗ, ngày nào cũng vậy, Tằng Tham ban ngày cày ruộng và buổi tối thì học cho tới tận đêm khuya. Do không đảm nhận chức quan nào nên cuộc sống của ông vô cùng khó khăn.
Vua nước Lỗ khi đó nghe nói đến phẩm hạnh của Tằng Tham, đã quyết định tặng ông một thực ấp. Tằng Tham kiên quyết từ chối, nói rằng ông không làm thì không hưởng. Sứ giả được phái đến thuyết phục ông: “Không phải do tiên sinh cầu xin thì sao lại không nhận?”
Tằng Tham chân thành đáp: “Tôi thường nghe người ta nói rằng kẻ cho thì kiêu ngạo, kẻ nhận thì phải khúm núm. Cho dù người cho đó không hề kiêu ngạo, làm sao tôi có thể không khúm núm?”Khổng Tử biết được sự việc này, ông đã khen ngợi học trò: “Lời nói của Tằng Tham đủ để giữ tròn tiết tháo của trò ấy”.
Sau khi Khổng Tử mất, Tằng Tham và những đệ tử khác như Tử Hạ, Tử Trương, Tử Du và Hữu Nhược thương xót để tang ba năm. Khi hết ba năm, họ cùng nhau hành đại lễ tại mộ của Khổng Tử và sau đó nức nở khóc quay trở về.
Tử Hạ, Tử Trương và Tử Du sau đó đề xuất: “Hữu Nhược tướng mạo rất giống thầy, chúng ta có thể coi anh ấy là thầy Khổng Tử và đối với anh ấy thành tâm và lễ tiết như đã làm với thầy Khổng Tử. Làm vậy cũng là thể hiện sự tôn kính với thầy”.
Tằng Tham nghe vậy vô cùng tức giận và lập tức phản đối. Ông nghiêm chỉnh nói: “Chúng ta không được làm vậy. Đức hạnh của thầy vô cùng thuần khiết, tựa như được gột sạch bởi nước sông tinh khiết, và sáng chói tựa như được tắm bởi ánh dương mùa thu. Đức của ngài cũng thần thánh thiêng liêng như trời đất rộng lớn vô biên. Làm sao ngài có thể được so sánh với một người có tướng mạo giống ngài?”.
Mọi người đều kinh ngạc trước những gì Tằng Tham nói, và vô cùng cảm động trước sự đối đãi chân thành đối với thầy cũng như lễ nghi cẩn thận tỉ mỉ của ông.
mình tìm được trên mạng đó!
đac có ai thi GDCD 7 một tiết chưa. Cho mk xem đề 1 chút có đc ko, dù chỉ là 1 câu thui cx đc các bn
rồi!
Câu 1:Nêu biểu hiện của tính trung thực
Câu 2:đạo đưc kỉ luật là gì?Làm thế nào để rèn luyện đức tính ấy?
Câu 3:nêu các câu tục ngữ thành ngữ về lòng tự trọng
mk nhớ mang máng vậy à!Tick cho nha!
Câu 1 : THẾ NÀO LÀ YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI.5 VIỆC LÀM THỂ HIỆN YÊU THƯƠNG CON NGUOI VÀ 5 VIỆC LÀM KHÔNG THỂ HIỆN YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI
Câu 2: Ý NGHĨA CỦA TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO . SẮP ĐẾN NGÀY 20/11 EM SẼ LÀM GÌ ĐỂ THẦY CÔ VUI LÒNG
đac có ai thi GDCD 7 một tiết chưa. Cho mk xem đề 1 chút có đc ko, dù chỉ là 1 câu thui cx đc các bn
Câu 1 : THẾ NÀO LÀ YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI.5 VIỆC LÀM THỂ HIỆN YÊU THƯƠNG CON NGUOI VÀ 5 VIỆC LÀM KHÔNG THỂ HIỆN YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI
Câu 2: Ý NGHĨA CỦA TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO . SẮP ĐẾN NGÀY 20/11 EM SẼ LÀM GÌ ĐỂ THẦY CÔ VUI LÒNG
Câu 1:Bạn Huy đang lấy xe để ra về .Vừa ngồi lên xe thì có một bạn gái đâm vào.Nếu là Huy em sẽ làm gì
Câu 2:Có một bác sĩ giấu bệnh nhân về bệnh hiểm nghèo của họ.Theo em, bác sĩ đó có phải là người có đức tính trung thực ko ? Vì sao?
câu 3:Thế nào là yêu thương con người? nêu hai câu ca dao tục ngữ nói về yêu thương con người.
tick cho mình nha
giở tài liệu
:(