K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a) Những tiếng gọi "mùa xuân của tôi, mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội" trong Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) là:A. Tiếng reo vui bộc lộ tình yêu, niềm tự hào về mùa xuân Bắc Việt trong nỗi nhớ da diết.B. Tiếng gọi ấy vang lên như một lời bày tỏ về nỗi niềm thương nhớ quê hương, yêu thiên nhiên sâu sắc.C. Tiếng gọi ấy vang lên thể hiện niềm hào hứng khi mùa xuân đã về. D. Đó là...
Đọc tiếp

a) Những tiếng gọi "mùa xuân của tôi, mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội" trong Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) là:

A. Tiếng reo vui bộc lộ tình yêu, niềm tự hào về mùa xuân Bắc Việt trong nỗi nhớ da diết.

B. Tiếng gọi ấy vang lên như một lời bày tỏ về nỗi niềm thương nhớ quê hương, yêu thiên nhiên sâu sắc.

C. Tiếng gọi ấy vang lên thể hiện niềm hào hứng khi mùa xuân đã về.

D. Đó là tiếng gọi của một con người đang mong đón Tết.

b) Hoàn thành câu văn sau bằng sự cảm nhận của em từ nội dung của văn bản Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng):

"Cảnh sắc và ko khí của mùa xuân Hà Nội - đất Bắc hiện lên qua sự quan sát ..................... và một...................tha thiết , nồng nàn . Bên cạnh đó, viết về ko khí sinh hoạt gia đình trước và sau rằm tháng giêng, nhà văn còn muốn chia sẻ một điều thầm kín ....................."

c) Em thích nhất câu văn hoặc đoạn văn nào trong văn bản Mùa xuân của tôi? Hãy lí giải vì sao

 

3
22 tháng 12 2016

a) Những tiếng gọi "mùa xuân của tôi, mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội" trong Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) là:

A. Tiếng reo vui bộc lộ tình yêu, niềm tự hào về mùa xuân Bắc Việt trong nỗi nhớ da diết.

B. Tiếng gọi ấy vang lên như một lời bày tỏ về nỗi niềm thương nhớ quê hương, yêu thiên nhiên sâu sắc.

C. Tiếng gọi ấy vang lên thể hiện niềm hào hứng khi mùa xuân đã về.

D. Đó là tiếng gọi của một con người đang mong đón Tết.

b) Hoàn thành câu văn sau bằng sự cảm nhận của em từ nội dung của văn bản Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng):

"Cảnh sắc và ko khí của mùa xuân Hà Nội - đất Bắc hiện lên qua sự quan sát ..tinh tế ,sâu sắc... và một...tình yêu...tha thiết , nồng nàn . Bên cạnh đó, viết về ko khí sinh hoạt gia đình trước và sau rằm tháng giêng, nhà văn còn muốn chia sẻ một điều thầm kín ...mong muốn đất nước được hòa bình , thống nhất...''

c) Em thích nhất câu văn hoặc đoạn văn nào trong văn bản Mùa xuân của tôi? Hãy lí giải vì sao

- Em thích nhất : '' Tôi yêu sông xanh... là vì thế ''

Vì thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả , nơi mà tácgiả sinh ra với bao kỉ niệm và lại có được một mùa xuân tuyệt vời đến thế nên nó làm em thích thú .

hoặc :

- Em thích đoạn : '' Nhan trầm , đèn nến ... mở hội liên hoan ''

Vì nó gợi lên nỗi nhớ quê của người xa sứ lại có sự ấm áp của bầu không khí gia đình , tràn ngập khí xuân , hơi xuân .

 

 

 

22 tháng 12 2016

a) Những tiếng gọi "mùa xuân của tôi, mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội" trong Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng) là:

A. Tiếng reo vui bộc lộ tình yêu, niềm tự hào về mùa xuân Bắc Việt trong nỗi nhớ da diết.

b)"Cảnh sắc và ko khí của mùa xuân Hà Nội - đất Bắc hiện lên qua sự quan sát ...tinh tế....và một...tình yêu...tha thiết , nồng nàn . Bên cạnh đó, viết về ko khí sinh hoạt gia đình trước và sau rằm tháng giêng, nhà văn còn muốn chia sẻ một điều thầm kín .....mong muốn đất nước hòa bình thống nhất....."

c) Em thích đoạn : " Mùa xuân của tôi -> như thơ mộng " bởi vì Từ những câu văn đầu tiên, tác giả đã vẽ nên đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu gió lành lạnh” không nơi nào có được. Chính đặc trưng này làm nền tảng để tác giả có thể vẽ thêm nhiều vẻ đẹp khác nhau nữa. Những thanh âm như tiếng nhạn kêu, câu hát huê tình quyện với sự ấm áp của nhang trầm, của không khí đoàn tụ gia đình khiến tác giả thổn thức nhớ thương. Có lẽ chính những điều ấm áp và bình dị đó khiến tác giả không nguôi khi nhớ về.

 

 

a) Những tiếng gọi mùa xuân của tôi Mùa Xuân Bắc Việt Mùa Xuân Hà Nội Cái mùa xuân thần thánh của tôi trong mùa xuân của tôi Vũ Bằng là:A. Tiếng reo vui bộc lộ tình yêu niềm tự hào về mùa xuân Bắc Việt trong nỗi nhớ da diết.B. Tiếng gọi ấy vang lên như một lời bày tỏ về nỗi niềm thương nhớ quê hương yêu thiên nhiên sâu sắc.C. tiền gọi lại vang lên thể hiện niềm hào hứng khi mùa...
Đọc tiếp

a) Những tiếng gọi mùa xuân của tôi Mùa Xuân Bắc Việt Mùa Xuân Hà Nội Cái mùa xuân thần thánh của tôi trong mùa xuân của tôi Vũ Bằng là:

A. Tiếng reo vui bộc lộ tình yêu niềm tự hào về mùa xuân Bắc Việt trong nỗi nhớ da diết.

B. Tiếng gọi ấy vang lên như một lời bày tỏ về nỗi niềm thương nhớ quê hương yêu thiên nhiên sâu sắc.

C. tiền gọi lại vang lên thể hiện niềm hào hứng khi mùa xuân đã về.

D. đó là tiếng gọi của một con người đang mong đến Tết

b) hoàn thành câu văn sau Bằng sự cảm nhận của em từ nội dung của văn bản Mùa xuân của tôi Vũ Bằng.

Cảnh sát giao thông khí của mùa Xuân Hà Nội đất Bắc hiện lên qua sự quan sát................ và một...................... tha thiết nồng nàn Bên cạnh đó viết về không khí sinh hoạt gia đình trước và sau rằm tháng giêng nhà văn có muốn chia sẻ một điều thầm kín..................

c) em thích nhất câu văn hoặc đoạn văn nào trong văn bản Mùa xuân của tôi?Hãy giải với bạn bè theo em thích.

6
21 tháng 12 2016

a) A. Tiếng reo vui bộc lộ tình yêu , niềm tự hào về mùa xuân Bắc Việt trong nỗi nhớ da diết .

b) 1. Tinh tế ; 2. Tình yêu , nỗi nhớ ; 3. Lòng mong muốn đất nước được hoà bình và thống nhất .

 

21 tháng 12 2016

a) A

b) (1) hình ảnh liên tưởng
(2) Tình yêu tha thiết
(3) lòng mong muốn đất nước được hòa bình và thống nhất

c) Đoạn cuối cùng (Đẹp quá đi... hết)
Vì cuối bài văn, tác giả cho thấy được những nét riêng của trời đất, thiên nhiên vào thời điểm ngay sau rằm tháng giêng Âm lịch

CBHT okthanghoavui

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ IMÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU. (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:CÁNH DIỀU TUỔI THƠ“Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm...
Đọc tiếp
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ IMÔN: NGỮ VĂN, LỚP 7Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU. (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:CÁNH DIỀU TUỔI THƠ“Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác điều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi.                             (Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)Câu 1:Cho biết đoạn ngữ liệu trên thuộc thể loại văn bản nào ?  (Biết)A. Tuỳ bútB. Hồi kíC. Truyện D. Tản vănCâu 2: Nối cột A tương ứng với cột B về đặc điểm thể loại của văn bản (Biết)A B1.Tùy bút A. Các tác phẩm tự sự nói chungcó nhân vật, cốt truyện và lời kể.2. Tản văn B. Là ghi chép lại bằng trí nhớ những sự việc đã xảy ra đối với bản thân trong quá khứ đã để lại ấn tượng mạnh.3. Truyện C. Là thể loại thuộc loại hình kí, trong đó tác giả ghi chép lại các sự việc được quan sát và suy ngẫm về cảnh vật, con người xung quanh.4. Hồi kí D. Bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết qua các hiện tượng, đời sống thường nhật.Câu 3:Tuổi thơ của tác giả gắn với hình ảnh nào?(Biết)A. Dòng sôngB. Cánh diềuC. Cánh đồngD. Cánh còCâu 4:Trong câu“Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ” có cụm từ “một thảm nhung khổng lồ” thuộc cụm từ nào sau đây? (Biết)A. Cụm danh từB. Cụm động từC. Cụm tính từD. Không phải là cụm từ loạiCâu 5: Trong các câu sau, câu nào có chứa trạng ngữ?(Biết)A. Cánh diều mềm mại như cánh bướmB. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.C. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.
0
29 tháng 11 2016

cái chỗ ....... là mk tự điền vào hả bn Thư Nguyễn

29 tháng 11 2016

Cảnh săc và ko khí của Mùa xuân Hà Nội-đất Bắc hiện lên qua sự quan sát hình ảnh,liên tưởng và một tình yêu tha thiết ,nồng nàn.Bên cạnh đó,viết về ko khí sinh hoạt gia đình trước và sau rằm tháng Giêng ,nhà văn còn muốn chia sẻ một điều thầm kín lòng mong muốn đất nước đượchoàbình và thống nhất

14 tháng 2 2018

“Mùa xuân của tôi” là phần đầu bài tuỳ bút “tháng giêng mơ về trăng rét ngọt” trong kiệt tác văn chương “Thương nhớ mười hai” của nhà văn Vũ Bằng. Vũ Bằng (1913 – 1984) là nhà văn, nhà báo Hà Nội, đã nổi tiêng trước năm 1945. Ông viết tác phẩm này tại Sài Gòn trong những năm tháng đất nước bị chia cắt, gửi gắm bao nỗi “sầu biệt li vơi sáng đầy chiều” nhớ vợ con gia đình, nhớ quê hương, nhớ Bắc Việt, nhớ Hà Nội…”. Mỗi tháng ông có một nỗi nhớ, nhớ triền miên, nhớ dằng dặc suốt năm.

 

Tháng giêng và mùa xuân Hà Nội. Mùa xuân Bắc Việt đối với Vũ Bằng sao nhớ thế. Nỗi nhớ ấy, nỗi buồn đẹp ấy là của khách “thiên lí tương tư”.

“Ai cũng chuộng mùa xuân “ và “mê luyến mùa xuân” nên càng “trìu mến” tháng giêng, tháng đầu của mùa xuân. Tình cảm ấy rất chân tình “không gì lạ hết”. Cách so sánh đối chiếu của Vũ Bằng rất phong tình gợi cảm: “ Ai bảo non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân”. Một cách viết duyên dáng, cảm xúc cứ trào ra qua các điệp ngữ: “ai bảo được…”, “ai cấm được…ai cấm được.. ai cấm được”. Chữ “thương” được nhắc lại 4 lần, liên kết với chữ “yêu”, chữ “nhớ” đầy ấn tượng và
rung động.

Là một khách tài từ yêu cảnh sắc thiên nhiên “yêu sông xanh núi tím” rất đa tình, yêu nhan sắc giai nhân “đôi mày như trăng mới in ngần” yêu những “mộng ước của mình”. Nhưng Vũ Bằng đã tâm sự là mình “yêu nhất mùa xuân không phải vì thế”. Câu văn như nhún nhảy: “tôi yêu…tôi yêu.. và tôi cũng xây mộng… những yêu nhất…”.Thoáng gợi một câu thơ Kiều Nguyễn Du, một cách viết tài hoa.

Mùa xuân mà Vũ Bằng thương nhớ và yêu nhất là mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân Hà Nội, nơi có gia đình và vợ con ông, nơi mà ông đã nhiều năm tháng cách biệt. Ông nhớ cái “mưa riêu riêu”, cái “gió lành lạnh” cùa mùa xuân quê huơng. Ông thương nhớ những âm thanh mùa xuân Bắc Việt: “tiếng nhạn kêu trong đêm xanh,  tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng”.. Tình  thương nhớ mùa xuân Bắc Việt của Vũ Bằng rất thiết tha nồng nàn cháy bỏng. Ta thấy tâm hồn ông trang trải khắp cảnh sắc và con người, từ xóm thôn đến bầu Trời, từ lễ hội mùa xuân đến tiếng trống chèo, đến câu tình ca thôn nữ.


12 tháng 2 2018

ai nhanh nhất mình tích cho

PHẦN 1: VĂN HỌCCâu 1: Nêu vài nét chính về cuộc đời và sự nghiêp của tác giả Lí Bạch.Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ ‘Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của nhà thơ Đỗ Phủ.Câu 3: Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã thể hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ...
Đọc tiếp

PHẦN 1: VĂN HỌC

Câu 1: Nêu vài nét chính về cuộc đời và sự nghiêp của tác giả Lí Bạch.

Câu 2: Nêu nội dung và nghệ thuật của bài thơ ‘Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” của nhà thơ Đỗ Phủ.

Câu 3: Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hai bài thơ đó đã thể hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào trong hoàn cảnh ấy?

Câu 4: Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh).

Câu 5: Văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” (Thạch Lam) được viết theo thể loại nào? Tác giả đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Phương thức nào là chính?

Câu 6: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“... Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.”

a. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Trong đoạn trích tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Hiệu

quả của nó.

2
30 tháng 3 2020

 Tác giả Lý Bạch

- (701-762)

- Nhà thơ nổi tiếng thời Đường.

- Được tôn vinh là Thi tiên.

- Phong cách: tự do, phóng khoáng.

30 tháng 3 2020

5. 

- Thể loại: tùy bút

+ Gần với bút kí, kí sự (ghi lại hình ảnh, hoạt động mà nhà văn quan sát được, trải nghiệm)

+ Thiên về bộc lộ cảm xúc

+ Ngôn ngữ: biểu cảm, trữ tình 

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả.

6. Đoạn văn trích từ văn bản Mùa xuân của tôi

Biện pháp liệt kê -> khẳng định tình yêu vời mùa xuân là lẽ hiển nhiên.

4 tháng 1 2017

Em thích nhất là đoạn cuối cùng của bài mùa xuân của tôi. Vì cuối bài văn, tác giả tập trung miêu tả những nét riêng của trời đất, thiên nhiên vào thời điểm từ sau ngày rằm tháng giêng Âm lịch. Khả năng quan sát sắc sảo và cảm nhận tinh tế của tác giả được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu và những từ ngữ trau chuốt, chọn lọc… Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lý, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sóng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.

Chúc bạn học tốt!

9 tháng 1 2017

cám ơn nha hehe

4 tháng 12 2016

Đoạn văn nổi bật nhất chính là những hình ảnh so sánh đặc sắc : “ Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai….” Hay “ cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra”, “ đập mạnh hơn” và “ thèm khát yêu thương thực sự”. Không khí mùa xuân còn “ ấm lạ ấm lùng” trong mỗi gia đình. Giọng văn trữ tình da diết như nhân lên trong người đọc cái sức sống bất tận của mùa xuân. Ngỡ như trước mùa xuân, ông hóa thân thành muôn loại cỏ cây muông thú để được tắm mình trong mùa xuân, được hưởng tất cả sức sống tràn trề của mùa xuân, để lớn lên, trẻ lại cùng mùa xuân.
“ Đẹp quá đi ! Mùa xuân của hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng”. Vũ Bằng thật đặc biệt ! Có mấy ai lưu luyến mùa xuân và nhận ra vẻ đẹp của mùa xuân vào thời gian sau ngày rằm ? Đây mới là lúc mà Vũ Bằng cảm nhận được sự hồi sinh của đất trời cây cỏ. Đó là mùi hương man mác của cỏ, là sự thay đổi của “ nền trời trong trong có làn sáng hồng hồng…” Một sự cảm nhận thật tinh tế, ít ai nhận thấy ! Và điều làm ta thán phục hơn nữa chính là sự trân trọng về cuộc sống của con người . Hết sức bình dị, giản đơn của bữa cơm thường nhật là cà om với thịt thăn, là bát canh cua trứng vắt chanh…Vậy mà nhà văn đã tìm thấy chính cái đẹp trong cái mà tưởng như bình thường vẫn diễn ra hàng ngày đó !
Phải là người hiểu tường tận về thiên nhiên, nặng tình với thiên nhiên, trân trọng sự sống, biết tận hưởng cái đẹp của cuộc sống và rất yêu Hà Nội mới có được cảm xúc dâng trào như vậy. Thiên nhiên sau ngày rằm tháng giêng như đang bình tĩnh, đang tích tụ, chưng cất sức sống mùa xuân để tiếp nối cuộc tuần hoàn kì diệu trong đời sống con người và đất trời cây cỏ.
Ngòi bút của Vũ Bằng như cũng lắng lại, trầm tĩnh hơn. Lòng yêu quê hương mỗi lúc một da diết, đằm sâu, thấm thía hơn.

4 tháng 12 2016

Mùa xuân đẹp ở cảnh sắc thiên nhiên nhưng chính từ lòng người cũng toát lên vẻ đẹp quyến rũ, nồng nàn đó. Tác giả đã viết “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu”. Mùa xuân khiến cho trái tim con người muốn cựa quậy, muốn thổn thức và muốn bùng cháy. Xuân đến “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn những ngày đông giá”. Cái rét của mùa xuân là cái rét ngọt ngào từ không “căm căm” như mùa đông xứ Bắc nữa.Vũ Bằng ới những cảm nhận tinh tế, ngôn ngữ giàu chất thơ và nhiều hình ảnh so sánh mới lạ đã khiến người đọc hồi tưởng về những mùa xuân đã qua, mùa xuân của quê hương, của lòng người mênh mang.Và xuân đến, tháng giêng chính là biểu tượng tươi đẹp nhất, cũng là nơi hội tụ của những vẻ đẹp ngọt ngào. Như Xuân Diệu từng nói “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Trong văn Vũ bằng không ngọt ngào, hối hả như Xuân Diệu nhưng lại đằm thắm và da diết nhất khiến cho người đọc lâng lâng, mê đắm. Khi tháng giêng về cũng là lúc đất trời bắt đầu có sự chuyển giao kì diệu và đầy tinh tế. Nét đẹp tháng giêng đất bắc là nét đẹp dịu dàng mà đằm thắm, có sự hòa quyện giữa con người với thiên nhiên đất trời. Và có lẽ lòng người cũng đồng điệu theo những nhịp điệu của mùa xuân.