Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
em tham khảo : “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Mĩ O.Hen-ri cho ta bồi hồi xúc động về tấm lòng nhân ái cao cả của một người hoạ sĩ nghèo, cô đơn. Đó chính là nhan vật cụ Bơ-men. Cụ vì thương cô họa sĩ trẻ Giôn-xi - người đang tuyệt vọng đấu tranh với bệnh tật và đang phó thác mình cho chiếc lá ngoài kia, phó mặc sự sống cho thien nhiên. Biết được điều đó cụ đã không quản gió rét mà vẽ lên chiếc lá cuối cùng gắn vào cây. Chiếc lá ấy được xem như một kiệt tác. Nó không chỉ là một kiệt tác về nghệ thuật mà là môttj kiệt tác về tình người. Nó đã cứu sống tâm hồn đang chết dần của Giôn-xi , mang lại niềm tin để cô mạnh mẽ vượt qua bệnh tật. Để hoàn thành tác phẩm ấy, cụ đã phải đánh đổi bằng mạng sống. Nhưng có lẽ đối với cụ đó vãn là điều tuyệt vời nhất mình làm. Chiếc lá là cả tấm lòng của cụ Bơ-men, là minh chứng cho sự hi sinh đến quên mình để đem lại sự sống đến cho người khác. Cụ đã làm được một điều mà 40 năm qua cụ hằng mơ ước: vẽ một kiệt tác.
Em tham khảo:
Tình yêu thương là biểu hiện cao đẹp nhất cho mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống. Tình yêu thương là một khái niệm trừu tượng của thế giới tinh thần, được hiểu là tình cảm yêu mến, thương cảm, gắn bó sâu sắc giữa người với người, thậm chí là giữa người với động vật, thực vật,… Tình yêu thương là tình cảm xuất phát từ trái tim, được biểu hiện phong phú, đa dạng thông qua hành động, cử chỉ, lời nói của con người như đồng cảm, giúp đỡ, đoàn kết, kính trọng,.... Đó có thể là tình yêu thương giữa người người thân quen, bạn bè, thầy cô,… cũng có thể là tình yêu thương giữa những con người xa lạ, những con người cùng khổ, cùng đồng cảm với nhau trong cuộc sống. Trong cuộc sống, tình yêu thương giúp con người trở nên gần gũi, thấu hiểu và gắn bó với nhau hơn, từ đó xây dựng một xã hội văn minh, giàu giá trị nhân văn nhân đạo. Người sống có tình yêu thương sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và giúp đỡ. Ngược lại, nếu ta sống vô cảm, ích kỉ, không có tình thương thì sẽ nhận lại những hậu quả thích đáng, đó là sự xa lánh, lạnh nhạt của những người xung quanh. Vì vậy, mỗi chúng ta cần hiểu rõ giá trị của tình yêu thương, bởi: “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”
Câu 1. Mỗi quan hệ giữa học với hành là mối quan hệ hai chiều, học và hành có tác động qua lại biện chứng với nhau.
Em có thể chứng minh trên các ý:
1. Giải thích:
- Học là gì? (là tiếp nhận những tri thức mới từ trường lớp, sách vở)
- Hành là gì? (là thực hành, vận dụng những kiến thức học được vào cuộc sống)
=> Học và hành có mối quan hệ qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau.
2. Chứng minh mối quan hệ hai chiều:
- Học là điều kiện để hành. Có biết được những kiến thức cơ bản, căn cốt nhất mới có thể thực hành và sử dụng tri thức ấy trong cuộc sống. (dẫn chứng + phân tích)
- Hành chính là tiền đề để nhìn nhận, đánh giá và cải tiến việc học. Sau khi thực hành ta mới có thể thấy được những ưu việt và hạn chế của kiến thức lí thuyết mà mình đã học. Từ đó, có thể sáng tạo ra những lí thuyết, kiến thức mới, có thể viết những cuốn sách của riêng mình. (dẫn chứng + phân tích)
c. Bàn luận:
- Qua tác phẩm Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp ta có thể rút ra được phương pháp học tập, thực hành phù hợp với mình. Khi xác định được phương pháp phù hợp thì việc học, hành mới đạt hiệu quả và tạo nên thành công.
- Từ mối quan hệ học và hành cũng nhắc nhở mỗi người về việc học là học luôn cần có sự vận dụng và thực hành để những tri thức ấy trở nên hữu ích và có giá trị với bản thân.
- Liên hệ bản thân.
Câu 2:
1. Giải thích:
Câu nói của M. Go-rơ-ki nhắc nhở mỗi người hãy trân trọng một phương tiện của tri thức, đó là sách. Ngày nay, với sự phát triển của thời đại, việc học và lĩnh hội tri thức trở nên phong phú và đa dạng hơn nhưng sách vẫn là một phương diện quan trọng đưa con người tới tri thức và thành công.
2. Chứng minh:
- Sách là nguồn kiến thức vô giá. Nhân loại trải qua biết bao biến thiên thăng trầm. Mọi lĩnh vực của đời sống từ văn hóa, chính trị, xã hội, khoa học,... biết bao thế kỉ đều được lưu giữ trong sách. Bởi vậy, sách thực sự là kho tàng tri thức của nhân loại.
- Chỉ có kiến thức mới là con đường sống. Thế giới ngày càng phát triển đến chóng mặt theo hướng hiện đại, văn minh hơn. Bởi vậy muốn trải nghiệm và thành công trong cuộc sống, cách tốt nhất là tích lũy tri thức thông qua việc đọc sách.
- Nói như vậy, không có nghĩa sách là con đường duy nhất để dẫn tới tri thức và thành công. Chúng ta có thể tiếp nhận và lĩnh hội tri thức bằng nhiều con đường khác nhau, thông qua những bài học cuộc sống, thông qua internet,...
=> Cách tốt nhất để thành công đó là có nền tảng tri thức, con đường dẫn tới tri thức là việc đọc và lĩnh hội những cuốn sách.
3. Bình luận:
- Chính nhờ những nhận thức về tầm quan trọng của sách mà ta nên yêu sách và tiếp thu tối đa những tri thức từ sách.
- Câu nói của M. G hoàn toàn đúng đắn, đó như một lời khuyên, một định hướng cho thế hệ trẻ có những hành trang khi bước vào đời.
- Liên hệ bản thân.
Bài làm
Sách là ông thầy, là người bạn vô cùng thân thiết đối với những người hiếu học xưa nay. Biết yêu sách và ham mê đọc sách là một đức tính quý báu cần được rèn luyện và sớm hình thành từ tuổi ấu thơ. Khẳng định giá trị và lợi ích to lớn của sách, văn hào Go-rơ-ki có nói:
"Phải yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống".
Sách là một trong nhũng thành tựu văn minh kì diệu của con người. Từ những quyển sách được viết trên hàng trăm tấm da cừu, được khắc trên hàng nghìn thẻ tre, được in bằng mộc bản đến những cuốn sách in bằng máy in hiện đại như ngày nay, ta dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của loài người qua mấy nghìn năm lịch sử. Tác giả bài "Phương pháp đọc nhanh" (Lịch sử văn hóa tổng hợp 1987-1990) cho biết: "Tính đến nay, trong 500 năm lịch sử của mình, ngành in thế giới đã xuất bản hơn 300 triệu đầu sách, hàng năm cho ra đời 600 triệu trang in". Những con số ấy làm cho ta vô cùng sửng sốt!
Sách là sản phẩm tinh thần của những tài năng. Những nhà văn, những sử gia, những nhà tư tưởng vĩ đại mới có thể sáng tạo nên những tác phám vĩ đại. Kinh Thánh, Kinh Ko-ran, Kinh Phật, cuốn sử thi Ra-ma-ya-na, sách của Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử,...trải qua mấy nghìn năm, đến nay vẫn còn chiếm lĩnh tâm hồn hàng triệu con người trên trái đất. Những tác phẩm như "Sử kí Tư Mã Thiên", "Chiến tranh và Hòa bình", những bộ tiểu thuyết chương hồi như "Tam quốc chí", "Đông Chu liệt quốc",... những công trình của các nhà văn hóa, khoa học được giải thưởng Nô-ben mãi mãi chiếu sáng nền văn minh nhân loại. Hàng ngàn quyển sách Hán - Nôm được tổ tiên ông cha ta để lại là những chứng tích hùng hồn của nền văn hiến Đại Việt rực rỡ, lâu đời. Mọi thứ vật chất có thể mục nát theo thời gian, nhưng tên tuổi và các công trình của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, của Niu-tơn, Anh-xtanh,... sẽ đời đời bất tử.
Sông sâu, nước lớn là do tự nguồn. Sách cũng vậy. Sách là kết tinh trí tuệ của con người. Là nguồn kiến thức bao la và mênh mông. Sách nâng cao kiến thức, mở rộng tầm mắt cho độc giả, dạy ta biết yêu, biết ghét, biết mơ ước,... Còn có loại sách để đọc giải trí, nuôi dưỡng trí tưởng tượng, đem lại niềm vui. Sách là tài liệu để học tập, để tu dưỡng. Cho nên "phải biết yêu sách, biết quý sách" vì "nó là nguồn kiến thức". Người xưa đã nói: "Mỗi quyển sách là một hũ vàng". Lê Quý Đôn, nhà bác học của nước ta trong thế kỉ XVIII là một con người rất thông minh, suốt đời "mắt không rời sách, gối đầu lên sách". Con người có hiếu học mới yêu sách đến thế!
Ở đời, ai cũng muốn giàu có, sang trọng. Ai cũng muốn học rộng, biết nhiều. Nghèo khổ thì bị người ta coi thường. Dốt nát càng bị thiên hạ coi khinh. Tại sao trong xã hội phong kiến Việt Nam, sĩ lại đứng đầu các đẳng cấp: "Sĩ, nông, công, thương"? Nhân tài là nguyên khí quốc gia. Sống trong thời đại tin học, ta mới thấy rõ tri thức, trí tuệ, tài năng là vô giá. Chúng ta càng thêm thấm thìa ý kiến của Go-rơ-ki: "Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Không thể sống trong đói rét, tăm tối, dốt nát. Bởi lẽ "người không có trí ít hiểu biết, chỉ làm đầy tớ cho người ta sai khiến mà thôi" (Mạnh Tử). Muốn biết thêm một, hai ngoại ngữ làm công cụ, muốn có một trình độ khoa học hiện đại, tiên tiến thì phải được đào tạo chuyên sâu, phải dày công học tập, phải biết tự học, tự đọc sách. Và bao giờ cũng vậy: "Rễ của học tập thì đắng; quả của học tập thì ngọt".
"Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Sống trong lao động sáng tạo. Sống để làm chủ thiết bị máy móc. Sống trong ánh sáng văn minh của khoa học kĩ thuật. Con đường sống mà Go-rơ-ki nói đến là con đường sáng tạo, có đời sống vật chất sang trọng, có đời sống tinh thần phong phú, tươi đẹp để làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên.
Gần 700 năm về trước, trong "Quốc âm thi tập", Nguyễn Trãi có viết:
"Nên thợ, nên thầy vì có học,
No ăn, no mặc bởi hay làm".
(Bảo kính cảnh giởi - bài 46)
Yêu sách nhưng không phải là con mọt sách. Đọc sách nhưng không được nô lệ vào sách, mà phải vừa thực sự cầu thị, vừa ý thức được: "Học cho rộng, hỏi cho kĩ, suy nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho sáng suốt, làm việc cho hết lòng" (Trung dung).
Người yêu sách là người biết coi trọng tri thức, rất hiếu học, lúc nào cũng muốn vươn lên thành kẻ sĩ (người trí thức) trong xã hội.
Trên con đường hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tuổi trẻ Việt Nam không chỉ học ở trường, học thầy, học bạn, học trong thực tế cuộc sống, mà còn phải biết đọc sách, sách khoa học, sách kĩ thuật, sách ngoại ngữ, sách văn học,... biết tự học để vũ trang cho mình những kiến thức hiện đại, đem tài năng phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh.
Hãy phấn đấu cho mục tiêu mỗi học sinh có một ngăn sách, mỗi gia đình có một tủ sách, đúng như úc Trai đã nói: "Gia hữu cầm thư nhi bối lạc" (Trong nhà có đàn sách thì con cái vui). Đọc sách phải trở thành niềm vui sáng tạo. Tuổi trẻ chúng ta, ai cũng biết học trong sách, dành mỗi ngày một hai giờ đọc sách.
Hơn bao giờ hết, chúng ta càng thấy rõ câu nói của Go-rơ-ki là một lời khuyên đẹp: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống".
Sách là ông thầy, là người bạn vô cùng thân thiết đối với những người hiếu học xưa nay. Biết yêu sách và ham mê đọc sách là một đức tính quý báu cần được rèn luyện và sớm hình thành từ tuổi ấu thơ. Khẳng định giá trị và lợi ích to lớn của sách, văn hào Go-rơ-ki có nói:
"Phải yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống".
Sách là một trong nhũng thành tựu văn minh kì diệu của con người. Từ những quyển sách được viết trên hàng trăm tấm da cừu, được khắc trên hàng nghìn thẻ tre, được in bằng mộc bản đến những cuốn sách in bằng máy in hiện đại như ngày nay, ta dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của loài người qua mấy nghìn năm lịch sử. Tác giả bài "Phương pháp đọc nhanh" (Lịch sử văn hóa tổng hợp 1987-1990) cho biết: "Tính đến nay, trong 500 năm lịch sử của mình, ngành in thế giới đã xuất bản hơn 300 triệu đầu sách, hàng năm cho ra đời 600 triệu trang in". Những con số ấy làm cho ta vô cùng sửng sốt!
Sách là sản phẩm tinh thần của những tài năng. Những nhà văn, những sử gia, những nhà tư tưởng vĩ đại mới có thể sáng tạo nên những tác phám vĩ đại. Kinh Thánh, Kinh Ko-ran, Kinh Phật, cuốn sử thi Ra-ma-ya-na, sách của Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử,...trải qua mấy nghìn năm, đến nay vẫn còn chiếm lĩnh tâm hồn hàng triệu con người trên trái đất. Những tác phẩm như "Sử kí Tư Mã Thiên", "Chiến tranh và Hòa bình", những bộ tiểu thuyết chương hồi như "Tam quốc chí", "Đông Chu liệt quốc",... những công trình của các nhà văn hóa, khoa học được giải thưởng Nô-ben mãi mãi chiếu sáng nền văn minh nhân loại. Hàng ngàn quyển sách Hán - Nôm được tổ tiên ông cha ta để lại là những chứng tích hùng hồn của nền văn hiến Đại Việt rực rỡ, lâu đời. Mọi thứ vật chất có thể mục nát theo thời gian, nhưng tên tuổi và các công trình của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, của Niu-tơn, Anh-xtanh,... sẽ đời đời bất tử.
Sông sâu, nước lớn là do tự nguồn. Sách cũng vậy. Sách là kết tinh trí tuệ của con người. Là nguồn kiến thức bao la và mênh mông. Sách nâng cao kiến thức, mở rộng tầm mắt cho độc giả, dạy ta biết yêu, biết ghét, biết mơ ước,... Còn có loại sách để đọc giải trí, nuôi dưỡng trí tưởng tượng, đem lại niềm vui. Sách là tài liệu để học tập, để tu dưỡng. Cho nên "phải biết yêu sách, biết quý sách" vì "nó là nguồn kiến thức". Người xưa đã nói: "Mỗi quyển sách là một hũ vàng". Lê Quý Đôn, nhà bác học của nước ta trong thế kỉ XVIII là một con người rất thông minh, suốt đời “mắt không rời sách, gối đầu lên sách". Con người có hiếu học mới yêu sách đến thế!
Ở đời, ai cũng muốn giàu có, sang trọng. Ai cũng muốn học rộng, biết nhiều. Nghèo khổ thì bị người ta coi thường. Dốt nát càng bị thiên hạ coi khinh. Tại sao trong xã hội phong kiến Việt Nam, sĩ lại đứng đầu các đẳng cấp: “Sĩ, nông, công, thương"? Nhân tài là nguyên khí quốc gia. Sống trong thời đại tin học, ta mới thấy rõ tri thức, trí tuệ, tài năng là vô giá. Chúng ta càng thêm thấm thìa ý kiến của Go-rơ-ki: "Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Không thể sống trong đói rét, tăm tối, dốt nát. Bởi lẽ "người không có trí ít hiểu biết, chỉ làm đầy tớ cho người ta sai khiến mà thôi" (Mạnh Tử). Muốn biết thêm một, hai ngoại ngữ làm công cụ, muốn có một trình độ khoa học hiện đại, tiên tiến thì phải được đào tạo chuyên sâu, phải dày công học tập, phải biết tự học, tự đọc sách. Và bao giờ cũng vậy: "Rễ của học tập thì đắng; quả của học tập thì ngọt".
"Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Sống trong lao động sáng tạo. Sống để làm chủ thiết bị máy móc. Sống trong ánh sáng văn minh của khoa học kĩ thuật. Con đường sống mà Go-rơ-ki nói đến là con đường sáng tạo, có đời sống vật chất sang trọng, có đời sống tinh thần phong phú, tươi đẹp để làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên.
Gần 700 năm về trước, trong "Quốc âm thi tập", Nguyễn Trãi có viết:
"Nên thợ, nên thầy vì có học,
No ăn, no mặc bởi hay làm"
Yêu sách nhưng không phải là con mọt sách. Đọc sách nhưng không được nô lệ vào sách, mà phải vừa thực sự cầu thị, vừa ý thức được: "Học cho rộng, hỏi cho kĩ, suy nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho sáng suốt, làm việc cho hết lòng"
Người yêu sách là người biết coi trọng tri thức, rất hiếu học, lúc nào cũng muốn vươn lên thành kẻ sĩ trong xã hội.
Trên con đường hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tuổi trẻ Việt Nam không chỉ học ở trường, học thầy, học bạn, học trong thực tế cuộc sống, mà còn phải biết đọc sách, sách khoa học, sách kĩ thuật, sách ngoại ngữ, sách văn học,... biết tự học để vũ trang cho mình những kiến thức hiện đại, đem tài năng phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh.
Hãy phấn đấu cho mục tiêu mỗi học sinh có một ngăn sách, mỗi gia đình có một tủ sách, đúng như úc Trai đã nói: "Gia hữu cầm thư nhi bối lạc" (Trong nhà có đàn sách thì con cái vui). Đọc sách phải trở thành niềm vui sáng tạo. Tuổi trẻ chúng ta, ai cũng biết học trong sách, dành mỗi ngày một hai giờ đọc sách.
Hơn bao giờ hết, chúng ta càng thấy rõ câu nói của Go-rơ-ki là một lời khuyên đẹp: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống".
Đã từ lâu sách luôn là một món ăn tinh thần không thể thiều được trong cuốc sống hàng ngày của chúng ta. Sách là gì? (là một kho tàng huyền bí làm kích thích sự tò mò của biết bao người….)
Nếu chúng ta không sống thiếu bạn thì ta cũng không thể thiếu sách được….
Nó là chìa khóa mở mang tầm hiểu biết và làm đẹp cuộc sóng
Cho nên khi nhận định về sách , M.Go-rơ-ki đã nói :”Hãy yêu sách…”
Người đời thường nói :” Bộ lông làm đẹp con công, tri thức làm đẹp con người”. Trong đời sống Xã hội hiện nay, nếu không có tri thức thì sao? Con người có tồn tại và phát triển không?….
Sách báo, một nguồn thông tin để biết được mọi diễn biến xảy ra trong và ngoài nước đồng thời tiếp thu được các kiến thức lạ .
Sách là nơi con người lưu trữ và truyền lại những kiến thức lịch sử. Sách có sức sống phi thường vượt qua mọi giới hạn về không gian và thời gian.Chính vì vậy, cuộc sống nhờ có sách mà con người cảm thấy thế nào?(thoải mái,mở rộng tầm hiểu biết hay là nâng cao hơn)
Sách bao giờ cũng mang đến cho ta nhiều điều mới mẻ.Sách có nhiều loại, nhiều đề tài khác nhau.Do đó nó giúp ta có gì?
Đến với sách, ta có thể biết bất cứ gì xảy ra trong đâu?.Chẳng hạn sách lịch sử giúp ta hình dung những cuộc đấu tranh ác chiến thời vàng song của các triều đại
Sách và học thể hiện tài năng của nhiều nhà văn,cho ta biết thưởng thức thơ văn,bồi dưỡng tâm hồn,toán học lại khiến ta phải tư duy đầu óc….
Sách còn giới thiệu với ta nhiều kinh nghiệm,thành tựu về KH,nông-công nghiệp và cả chính trị.Ngoài ra sách còn là hường dẫn viên đưa ta đến những danh lam thắng cảnh,kì quan thế giới
Tất cả đều dùng để khẳng định sách là nguồn kiến thức như thế nào ?Nó dạy ta biết bao điều hay lẽ phải trong cuộc sống,giúp ta ngày một hoàn thiện bản thân nhân phẩm,đạo đức.
Cho nên có thể nói sách là người bạn thân như thế nào?(hữu ích mang lại niềm tin yêu…).Sách không chỉ giúp mở mang kiến thức mà con đem đến nguồn hạnh phúc,sự thanh thản cho tâm hồn. Do vậy, câu nói của M.Go-rơ-ki rất đúng đắn…
Bên cạnh mặt tốt luôn có cái xấu.Vì vậy, cần phải biết chọn sách phù hợp với lứa tuổi của mình.
Mục đích của chúng ta khi đọc sách là gì? (giải trí một cách lành mạnh,thêm kiến thức…..)
Nhưng coi sách cũng có khi là cách tự học nên phải đọc sách đúng lúc,đúng chỗ. Tuy nhiên không phải lúc nào củng đọc như con mọt sách hay đọc để rồi không còn thực tế chàng Đôn-ki-hô-tê
Chúng ta cần sắp xếp hợp lí về thời gian đọc sách đúng cách,biến kiến thức của sách thành của riêng mình.Nó sẽ là người bạn tốt cho ai biết nâng niu, trân trọng và học hỏi.
Kiến thức còn giúp cho XH văn minh thoát khỏi nền lạc hậu.Một XH chú trọng nhiều đến tài trí thì sẽ có nhiều nhân tài. Một đất nước có nhiều đội ngũ KH thì sẽ có những phát minh máy móc hiện đại tân tiến
Cho nên kiến thức là con đường sống của mọi người. Đó là con đường của ước mơ và hy vong, biết hướng về tương lai bằng niềm tin tự khám phá mình để hoàn thiện nhân cách của mình.
Vì thế nếu không có sách con người sẽ sống trong tối tăm, dốt nát, mất tự do
Quả thật câu nói của M.Go-rơ-ki là một lời khuyên chí tình. Sách rất quí nhưng không tự đến với con người mà con người phải tìm lấy sách để đọc.
Ta phải đọc sách một cách ham mê và đọc với tinh thần chủ động, suy nghĩ, nghiền ngẫm. Đọc và làm theo sách sẽ giúp ta trau dồi, nâng tầm hiểu biết của ta một cao hơn
Sách đúng là kho tàng trí tuệ của nhân loại là giá trị vô giá của loài người.
em nghĩ og ấy nói say, theo em máy tính mới là nguồn kiến thức là là con dg sống
Sách là kiến thức vô cùng phong phú , giúp ta mở mang tầm mắt , tri thức để thành công trên con đường học tập
Sách là ông thầy, là người bạn vô cùng thân thiết đối với những người hiếu học xưa nay. Biết yêu sách và ham mê đọc sách là một đức tính quý báu cần được rèn luyện và sớm hình thành từ tuổi ấu thơ. Khẳng định giá trị và lợi ích to lớn của sách, văn hào Go-rơ-ki có nói:
"Phải yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống".
Sách là một trong nhũng thành tựu văn minh kì diệu của con người. Từ những quyển sách được viết trên hàng trăm tấm da cừu, được khắc trên hàng nghìn thẻ tre, được in bằng mộc bản đến những cuốn sách in bằng máy in hiện đại như ngày nay, ta dễ dàng nhận thấy sự tiến bộ của loài người qua mấy nghìn năm lịch sử. Tác giả bài "Phương pháp đọc nhanh" (Lịch sử văn hóa tổng hợp 1987-1990) cho biết: "Tính đến nay, trong 500 năm lịch sử của mình, ngành in thế giới đã xuất bản hơn 300 triệu đầu sách, hàng năm cho ra đời 600 triệu trang in". Những con số ấy làm cho ta vô cùng sửng sốt!
Sách là sản phẩm tinh thần của những tài năng. Những nhà văn, những sử gia, những nhà tư tưởng vĩ đại mới có thể sáng tạo nên những tác phám vĩ đại. Kinh Thánh, Kinh Ko-ran, Kinh Phật, cuốn sử thi Ra-ma-ya-na, sách của Khổng Tử, Mạnh Tử, Lão Tử,...trải qua mấy nghìn năm, đến nay vẫn còn chiếm lĩnh tâm hồn hàng triệu con người trên trái đất. Những tác phẩm như "Sử kí Tư Mã Thiên", "Chiến tranh và Hòa bình", những bộ tiểu thuyết chương hồi như "Tam quốc chí", "Đông Chu liệt quốc",... những công trình của các nhà văn hóa, khoa học được giải thưởng Nô-ben mãi mãi chiếu sáng nền văn minh nhân loại. Hàng ngàn quyển sách Hán - Nôm được tổ tiên ông cha ta để lại là những chứng tích hùng hồn của nền văn hiến Đại Việt rực rỡ, lâu đời. Mọi thứ vật chất có thể mục nát theo thời gian, nhưng tên tuổi và các công trình của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, của Niu-tơn, Anh-xtanh,... sẽ đời đời bất tử.
Sông sâu, nước lớn là do tự nguồn. Sách cũng vậy. Sách là kết tinh trí tuệ của con người. Là nguồn kiến thức bao la và mênh mông. Sách nâng cao kiến thức, mở rộng tầm mắt cho độc giả, dạy ta biết yêu, biết ghét, biết mơ ước,... Còn có loại sách để đọc giải trí, nuôi dưỡng trí tưởng tượng, đem lại niềm vui. Sách là tài liệu để học tập, để tu dưỡng. Cho nên "phải biết yêu sách, biết quý sách" vì "nó là nguồn kiến thức". Người xưa đã nói: "Mỗi quyển sách là một hũ vàng". Lê Quý Đôn, nhà bác học của nước ta trong thế kỉ XVIII là một con người rất thông minh, suốt đời “mắt không rời sách, gối đầu lên sách". Con người có hiếu học mới yêu sách đến thế!
Ở đời, ai cũng muốn giàu có, sang trọng. Ai cũng muốn học rộng, biết nhiều. Nghèo khổ thì bị người ta coi thường. Dốt nát càng bị thiên hạ coi khinh. Tại sao trong xã hội phong kiến Việt Nam, sĩ lại đứng đầu các đẳng cấp: “Sĩ, nông, công, thương"? Nhân tài là nguyên khí quốc gia. Sống trong thời đại tin học, ta mới thấy rõ tri thức, trí tuệ, tài năng là vô giá. Chúng ta càng thêm thấm thìa ý kiến của Go-rơ-ki: "Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Không thể sống trong đói rét, tăm tối, dốt nát. Bởi lẽ "người không có trí ít hiểu biết, chỉ làm đầy tớ cho người ta sai khiến mà thôi" (Mạnh Tử). Muốn biết thêm một, hai ngoại ngữ làm công cụ, muốn có một trình độ khoa học hiện đại, tiên tiến thì phải được đào tạo chuyên sâu, phải dày công học tập, phải biết tự học, tự đọc sách. Và bao giờ cũng vậy: "Rễ của học tập thì đắng; quả của học tập thì ngọt".
"Chỉ có kiến thức mới là con đường sống". Sống trong lao động sáng tạo. Sống để làm chủ thiết bị máy móc. Sống trong ánh sáng văn minh của khoa học kĩ thuật. Con đường sống mà Go-rơ-ki nói đến là con đường sáng tạo, có đời sống vật chất sang trọng, có đời sống tinh thần phong phú, tươi đẹp để làm chủ bản thân, làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên.
Gần 700 năm về trước, trong "Quốc âm thi tập", Nguyễn Trãi có viết:
"Nên thợ, nên thầy vì có học,
No ăn, no mặc bởi hay làm".
Yêu sách nhưng không phải là con mọt sách. Đọc sách nhưng không được nô lệ vào sách, mà phải vừa thực sự cầu thị, vừa ý thức được: "Học cho rộng, hỏi cho kĩ, suy nghĩ cho cẩn thận, phân biệt cho sáng suốt, làm việc cho hết lòng" .
Người yêu sách là người biết coi trọng tri thức, rất hiếu học, lúc nào cũng muốn vươn lên thành kẻ sĩ (người trí thức) trong xã hội.
Trên con đường hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tuổi trẻ Việt Nam không chỉ học ở trường, học thầy, học bạn, học trong thực tế cuộc sống, mà còn phải biết đọc sách, sách khoa học, sách kĩ thuật, sách ngoại ngữ, sách văn học,... biết tự học để vũ trang cho mình những kiến thức hiện đại, đem tài năng phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh.
Hãy phấn đấu cho mục tiêu mỗi học sinh có một ngăn sách, mỗi gia đình có một tủ sách, đúng như úc Trai đã nói: "Gia hữu cầm thư nhi bối lạc" (Trong nhà có đàn sách thì con cái vui). Đọc sách phải trở thành niềm vui sáng tạo. Tuổi trẻ chúng ta, ai cũng biết học trong sách, dành mỗi ngày một hai giờ đọc sách.
Hơn bao giờ hết, chúng ta càng thấy rõ câu nói của Go-rơ-ki là một lời khuyên đẹp: "Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống".
tham khảo nhahttps://download.vn/suy-nghi-ve-cau-noi-cua-m-go-ro-ki-40139
Sách đã có mặt trong cuộc sống của con người từ rất xa xưa. Ban đầu sách được làm từ các thanh tre, trúc, nứa gỗ…, sang thế kỉ XV sách mới được làm ra từ giấy. Trong cả một quá trình lịch sử phát triển lâu dài, con người đã có vai trò quan trọng trong đời sống nhân loại. Chính vì thế, Mác-xim Goóc- ki đã nói: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức. Chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vậy sách là gì? Theo A.Ghéc- xen (quan niệm ngày xưa): Sách là di huấn tinh thần của thế này đối với thế hệ khác: đó là lời khuyên của người già sắp từ giã cõi đời đối với người trẻ mới bước vào cuộc sống…, Nhưng trong sách không chỉ có quá khứ. Sách còn là văn kiện giúp ta làm chủ hiện tại, nắm lấy tất cả mọi chân lí và sức mạnh được tìm ra và chọn lọc qua nhiều đau khổ, đôi khi nhuốm đầy mồ hôi và máu, sách báo là cương lĩnh của tương lai. Theo quan điểm ngày nay: sách là sản phẩm tinh thần phi vật thể, là kho báu trí tuệ của nhân loại từ xưa đến nay. Còn kiến thức là gì? Kiến thức là kĩ năng, kĩ xảo, là những hiểu biết của con người trong cuộc sống. Khi chúng ta muốn giải một bài văn thì chúng ta cần có một kĩ năng giải bài văn và cách viết bài văn ấy. Con đường sống là con đường phát triển trí tuệ. Theo M.I Xa-cốp-xki, sách là nguồn kiến thức của con người, do đó cũng là nguồn sức mạnh của con người. Vì vậy, sách và kiến thức có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Sách có một tầm quan trọng trong đời sống của con người. Sách là công cụ, là phương tiện để giao tiếp với nhau. Từ xa xưa, con người đã có những phát minh vĩ đại trong khoa học kĩ thuật, những tác phẩm văn học tuyệt vời, những ý kiến và những câu hỏi chưa được thống nhất và giải đáp. Nhờ sách mà con tìm ra sự thật, tìm ra được chân lí đúng đắn cho nhân loại. Sách là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Sách như nhà sử học nhỏ nhắn ghi chép lại từng quá trình lịch sử phát triển của loài người một cách đúng đắn nhất, chi tiết nhất giúp cho con người ngày nay có thể hiểu được lịch sử phát triển của đất nước, tạo nên một niềm tự hào dân tộc. Sách là luồng thông tin vượt thời gian và không gian. Nó mở ra cho con người thấy những bí mật và quy luật của thiên nhiên. Sách giúp chúng ta thấu hiểu những bí mật và quy luật thiên nhiên. Sách giúp chúng ta thấu hiểu những quy luật đó để trở thành người chủ trái đất; người cải tạo trái đất và người sáng tạo một thế giới mới tốt đẹp hơn. Sách cung cấp kiến thức cho con người về mọi mặt: tự nhiên, xã hội, giúp con người hiểu biết rộng hơn, giúp con người tồn tại được trong cuộc sống hiện đại. Sách là sản phẩm tinh thần do con người sáng tạo ra. Tất cả những cái tốt đẹp nhất, quý báu nhất, thông minh nhất và kì diệu nhất đều chứa đựng trong quyển sách. Sách như màn ảnh nhỏ đưa con người đi du lịch trên khắp thế giới. Ai yêu mến sách sẽ không bao giờ cảm thấy thiếu người bạn trung thành, một người bạn đường trong mọi thành công trong mọi việc làm của mình. Sách là người khuyên bảo hữu ích, người đồng chí vui vẻ, người an ủi chân tinh. Khi đọc, khi nghiên cứu, khi suy nghĩ, chúng ta có thể giải trí một cách lành mạnh, trong sạch: có thể sử dụng tốt thời gian rãnh rỗi vào bất cứ lúc nào và trong mọi hoàn cảnh. Sách không những mở rộng được tầm nhìn và làm phong phú hiểu biết của chúng ta trong suốt cuộc đời, sách đã và đang là người giúp đỡ, là người thầy, người bạn tâm tình của chúng ta. Đứng sau “ Thuế máu” là một Hồ Chí Minh – một người thầy vĩ đại của văn học, của chính trị, của ngoại giao. Đứng sau “Đi bộ ngao du” là một Rút-xô – một bậc thầy của giáo dục… Chúng ta hãy học cách tôn trọng những cuốn sách, chúng ta hãy nhớ rằng sách do con người tạo ra, vì vậy chúng ta tôn trọng sách cũng là tôn trọng con người. Chúng ta yêu sách nhưng không mù quáng như Đôn-ki-hô-tê trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Xéc-van-tex. Chúng ta cũng phải biết lựa chọn sách tốt, tránh xa những sách có hại. Theo Đề-các: “Đọc những cuốn sách tốt…hơn nữa, đấy lại là các cuộc chuyện trò uyên bác mà trong đó.
tình yêu yêu rùi để lại chia tay chứ lm gì