K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TKKKK:
"Núi cao rồi lại núi cao trập trùng"

Câu thơ thứ hai miêu tả cái khó khăn vất vả triền miên của người đi bộ đường núi. Sử dụng điệp từ "trùng san" (núi cao) nhấn mạnh hơn nữa sự vất vả này, làm cho câu thơ càng trở nên sâu sắc.

"Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non"

Người đi đường sau khi đã vượt qua bao nhiên dãy núi, bao nhiêu gian khổ cuối cùng cũng đứng trên đỉnh núi cao nhất để trông thấy cảnh vật tươi đẹp xung quanh.Ngụ ý câu thơ: Cũng như nỗi vất vả của người đi đường núi để đến được đỉnh núi cao nhất. Con người trong cuộc sống sẽ phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ để thấy được vinh quang, cứ đi sẽ đến, cũng như cuộc đấu tranh của nhân dân ta sẽ đi tới thắng lợi vẻ vang.
8 tháng 9 2018

Nếu như câu 2 tập trung vẽ ra cảnh núi non trùng điệp kéo dài bao la qua thủ pháp điệp ngữ thì câu 4 vẽ ra tư thế đĩnh đạc, đường hoàng cũng như tâm thế sảng khoái bay bổng của thi nhân. Dường như ta bắt gặp nhà thơ đang dang rộng bàn tay như muốn ôm cả non sông đất trời, đón nhận cảnh sắc thiên nhiên bao la, khoáng đạt trong niềm sung sướng của một con người vừa vượt qua một chẳng đường đi vất vả. Hình tượng nhân vật trữ tình trong câu 4 vững chãi và kì vĩ giữa cái bao la của đất trời.

    Song hai câu thơ không chỉ có ý nghĩa miêu tả mà còn là một bài học thấm thía, sâu sắc mà ngắn gọn về đường đời: nếu kiên trì, chịu khó vượt qua gian lao chồng chất, nhất định sẽ tới thắng lợi vẻ vang.

11 tháng 2 2022

bn tk:

Hổ- ngay từ ngoại hình thôi cũng đã thấy tự nó rất kiêu hãnh và oai hùng với chữ Vương ở trên trán như một lời cảnh báo cho mọi muông thú trong rừng " Ta là chúa, là vua của các người" đến tính cách hoang dã, mạnh mẽ, dữ dằn ko chịu khuất phục của nó đã thấy nó là một vị chúa sơn lâm đầy uy quyền và sức mạnh. Chính vì thế, sự nhục nhằn tù hãm, sự bí bách, sự không được sống là chính mình, được vùng vẫy trong giang sơn của mình khi đặt dưới con mắt, khi hóa thân vào nỗi niềm của một loài vua của các loiaj như vậy thật đau đớn, chua xót biết bao nhiêu.

Khi người nghệ sĩ dùng một thứ không - phải - là - mình và nhất là dùng một con vật hoang dã để nói về cuộc đời con người thì thực sự không dễ dàng gì. Đúng là trong cái bối cảnh xã hội đầy biển đổi, chỉ có những người nghê sĩ là có cảm nhận tinh tế bậc nhất mà chúng được thể hiện đầy đủ trong thơ văn, ca từ. Thế Lữ đã tạo một cảm giác bất ngờ cho độc giả khi đọc chuyện con hổ mà lại có thể ngẫm ra được mình. Một chú cọp ngông nghênh đang bị nhốt, một chú cọp hoài xưa, một chú cọp.... một kiếp người...

6 tháng 4 2021

Cậu tham khảo nhé !Đây là bài thơ tứ tuyệt của Bác. Tuy giản dị mà cũng thật hàm súc.Bác làm bài thơ này khi đang ở trong tù. Trong hoàn cảnh ngục tù khó khăn như thế, người vẫn tỏ rõ tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung, lạc quan của mình. Phân tích thơ:
_Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
==>Trong tù không rượu cũng không hoa
Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?
Rõ ràng, ở hai câu thơ đầu, Bác nêu ra sự thiếu thốn khi ở trong tù, nhưng không phải để than thở mà để bắt đầu nền tảng cho câu thơ thứ hai. Câu thứ hai thể hiện nên sự bối rối, khó xử của người tù trong hoàn cảnh "không rượu cũng không hoa", sự bồn chồn trước cảnh đẹp của đêm trăng==> Người vẫn có sự rung động mãnh liệt trước đêm trăng.
_Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
==>Người hướng ra trước song ngắm trăng sáng,
Từ ngoài khe cửa, trăng ngắm nhà thơ.
Trong hai câu này, các từ: nhân_thi gia; song,nguyệt_minh nguyệt được sắp xếp ở các vị trí đối nhau khiến cho câu thơ nhịp nhàng, cân đối, thể hiện được sự gắn bó "thân thiết" giữa nhà thơ và vầng trăng. Hình ảnh "trăng" ở câu thơ này được tác giả khắc hoạ một cách triều mến, như một người bạn lâu năm, tri ân tri kỉ, luôn cùng Bác ở bất cứ đâu, dù trong cảnh ngục tù khốn khó.

30 tháng 11 2021

Có trong đề cương văn của Hanoi Academy khối 8 nhé bn - Cô Hoa lớp bạn giao ấy bn :)