K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 1 2021

Tham khảo: ??

 

I. Mở bài:

Giới thiệu khái quát về tác giả Hàn Mặc TửGiới thiệu khái quát về bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ"

"Đây thôn Vĩ Đã" là một bài thơ ấn tượng của Hàn Mặc Tử được ông viết năm 1938, lấy cảm hứng từ mối tình với Hoàng Cúc - cô gái thôn quê Vĩ Dạ đoan trang, truyền thống. Với cảm xúc dạt dào, chân thành và cái tài làm thơ được gửi gắm khéo léo, Hàn Mặc Tử cùng tác phẩm đã tạo được nhiều dấu ấn đẹp đẽ trong trái tim biết bao con người yêu văn, say thơ từ thuở đó đến bây giờ.

II. Thân bài:

1. Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm:

a. Tác giả:

Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, các bút danh là Hàn Mặc Tử, Phong Trần, Lệ Thanh.Qua ông ở Đồng Hới, Quảng Bình. Gia đình viên chức nghèo, theo Đạo Thiên chúa.Năm 1940, ông mất ở Tuy Hoà khi mới 28 tuổi.Cuộc đời Hàn Mặc Tử bất hạnh khi ông mắc bệnh hiểm nghèo giữa tuổi thanh xuân, cuộc đời ông ngắn ngủi, chết trong cô đơn ở trại phong Tuy Hoà.Về con người, Hàn Mặc Tử với thân xác bị phá hủy bởi bệnh tật đến tàn tạ, thống khổ nhưng tâm hồn lại khao khát hướng về con người, cuộc đời.Sáng tác của Hàn Mặc Tử mang hai tiếng nói chính là tiếng nói của máu cuồng và hồn điên tạo nên sự kỳ dị, ma quái và tiếng nói của yêu thương, khao khát tạo nên nét trong trẻo, thanh khiết.

b. Tác phẩm:

In trong tập "Thơ điên", sau đổi tên thành "Đau thương".Sáng tác năm 1938, khi Hàn Mặc Tử mắc bệnh hiểm nghèo sống cách ly để chữa bệnh. Ông lấy cảm hứng từ mối tình của Hoàng Cúc - một cô gái thôn quê Vĩ Dạ đoan trang, truyền thống.

2. Phân tích tác phẩm:

a. Khổ 1:

Câu hỏi tu từ "Sao anh không về chơi thôn Vĩ" là một câu hỏi đa sắc điệu, giống như lời hờn trách nhẹ nhàng hay lời mời mọc tha thiết.Hai chữ "không về" là một uẩn khúc bởi "không về" chứ không phải "chưa về" vì "chưa về" còn mở ra cơ hội còn "không về" là khao khát nhưng không về được.chữ "anh" trong câu thơ gợi ta hiểu nhân vật đang tự phân thân hỏi chính mình, đang khao khát trở về Vĩ Dạ.Cụm từ "nắng hàng cau" gợi hình ảnh những tia nắng đầu tiên của ngày mới chiếu qua thân cau cao vút, thẳng tắp, phát ra ánh lung linh, tinh khôi. "Nắng mới lên" một lần nữa nhấn mạnh đấy là nắng sớm, thứ ánh nắng thiếu nữ vừa rạng rỡ vừa trong trẻo, điệp từ "nắng" đã gợi nên vẻ đẹp thanh khiết của ánh sáng.Từ "mướt" là nhãn tự câu thơ, ánh lên vẻ đẹp mượt mà, óng ả của khu vườn với cây lá xanh non tràn đầy sức sống. Hình ảnh so sánh "xanh như ngọc" đã gợi ra sắc xanh ngời lên trong vẻ đẹp lộng lẫy, cao sang. Nếu hai câu trên điệp hai lần từ "nắng" thì đến hai câu này nhà thơ hai lần nhấn vào sắc xanh. Thi sĩ không tả màu mà gợi sắc, từ "mướt quá" đã tột cùng hoá vẻ đẹp thôn Vĩ, làm bật lên vẻ đẹp thanh tân của khu vườn,.đó là ngôn ngữ của những cảm xúc, ấn tượng, của niềm tha thiết ngắm nhìn thôn Vĩ.Sắc diện con người hiện lên với mặt chữ điền cân đối hài hòa, "lá trúc che ngang mặt chữ điền" gợi ra vẻ đẹp thanh thoát, nhẹ nhàng, đậm chất Huế vì nó hiện lên thấp thoáng, ẩn hiện sau cành lá trúc che ngang. Thủ pháp cách điệu hóa làm cho con người hiện ra giữa vườn thôn Vĩ trong vẻ đẹp thanh tú.Bức tranh thôn Vĩ trong hoài niệm của tác giả hiện ra mang vẻ đẹp tươi sáng với nắng thanh khiết, vườn thanh tân, người thanh tú, tất cả gợi lên một vẻ đẹp thánh thiện. Với Hàn Mặc Tử, hình ảnh khu vườn là hình ảnh thực mang màu sắc tượng trưng, khu vườn mơ ước, là hiện thân của cái đẹp thánh thiện, quý phái mà nhà thơ khao khát hướng tới.

b. Khổ 2:

Hình ảnh thơ mang tính chất siêu thực, nhà thơ phá vỡ logic hiện thực: gió thổi, mây bay, ngắt nhịp thơ từ câu có nhịp 4/3 chia thành nhiều câu nhỏ.Nhân hoá: gieo nỗi buồn vào lòng sông, biến dòng sông ngoại cảnh thành dòng chảy tâm trạng.Cảnh ở đây không còn là cảnh thực mà thấm đẫm tâm trạng, cảm xúc. Đặt vào hoàn cảnh sáng tác, mặc cảm chia lìa bắt nguồn từ cảnh ngộ riêng của nhân vật trữ tình, tâm hồn tràn đầy khao khát mà sức sống cạn kiệt dần.Câu hỏi tu từ "Thuyền ai đâu bến sông trăng đó/ Có chở trăng về kịp tối nay?": cảnh chuyển từ hư thực thành mộng ảo, hình ảnh một con thuyền chở đầy trăng trôi trên dòng sông trăng về một bến trăng xa xôi nào đó, thuyền ở đây là "thuyền ai" gợi sự mơ hồ, xa cách. Hình ảnh "bến sông trăng" như thuộc về một cõi khác chứ không phải bến trần gian trong đời thực, cả không gian tràn ngập ánh trăng, cái thực cái ảo đồng điệu, vừa gần gũi vừa xa vời, tất cả đều lung linh như ánh trăng, ánh sáng của tình yêu và cái đẹp hiện diện như một điểm tựa an ủi, cứu rỗi, một khao khao khát không thể đạt được.Câu hỏi tu từ "Có chở trăng về kịp tối nay?" vọng lên khắc khoải, da diết như một bức thông điệp về một kiếp sống ngắn ngủi, thể hiện tâm trạng mong ngóng và âu lo, dường như dòng sông ở đây là dòng đời phiêu tàn còn con thuyền là tình yêu xa xôi và bến trăng là bến bờ hạnh phúc hư ảo.

c. Khổ 3:

Các từ "sương khói", "đường xa" gợi ra không gian huyền hoặc bất định, đọng lại chỉ là một vùng sương khói hư ảo, hình ảnh con người xa dần mờ dần rồi trở thành hư ảnh trong cảm nhận của nhân vật trữ tình.Đầu tiên nhà thơ nói "khách đường xa" - con người có thật nhưng xa xôi rồi đến "em" - "áo trắng": hư-thực và chập chờn, cuối cùng là "nhân ảnh"- con người hiện diện như một ảo ảnh xa mờ.Câu hỏi tu từ kết thúc bài "Ai biết tình ai có đậm đà?" đượm nỗi hoài nghi, đại từ phiếm chỉ "ai" được sử dụng rất tài tình gợi ra hình ảnh thơ đa nghĩa với những cách diễn giải khác nhau: "ai" ở đây có thể là giai nhân, là con người hoặc cũng có thể là cõi đời đang hiện diện ngoài kia mà nhà thơ không thể nào đến gần, cảm nhận và nắm bắt. "Tình ai" có thể hiểu là tình yêu, rộng hơn là tình đời, tình người đối với thi nhân, giờ đều trở nên huyền hoặc, khó xác định.

III. Kết bài:

Khẳng định lại giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật.

"Đây thôn Vĩ Dạ" là một bức tranh đẹp về một miền quê của đất nước đồng thời là tấm lòng tha thiết của nhà thơ đối với cuộc sống con người .Ngôn ngữ sử dụng trong bài trong sáng, tinh tế và đa thanh. Hình ảnh thơ gợi cảm, sinh động, đậm màu sắc tượng trưng siêu thực. Cấu trúc ba câu hỏi ở ba khổ thơ gợi cảm xúc đi từ khao khát đến phấp phỏng, âu lo, từ hi vọng đến hoài nghi, xót xa, mỗi câu hỏi trong khổ thơ như gõ vào cánh cửa cuộc đời thể hiện niềm thiết tha với cuộc sống ở tác giả.

31 tháng 1 2021

Đây là bạn phân tích bài thơ rồi, còn câu mìng hỏi là lấy bài thơ để chứng minh cho câu nhận định đó á :v

30 tháng 9 2019

Tham khảo:

1. Tìm hiểu vấn đề:
- Quan niệm của Nguyễn Công Trứ:
Cơ sở quan niệm: lao động thơ là lao động nghệ thuật nó đòi hỏi công phu, tâm huyết và sự sáng tạo. Sáng tạo sẽ đem đến cái mới, công phu tâm huyết sẽ tạo nên sự hoàn hảo và chiều sâu. Văn chương tồn tại bởi nội dung tư tưởng song tồn tại bằng ngôn từ nghệ thuật. Nếu chất liệu ngôn từ không được lựa chọn và gọt giũa, sức biểu đạt của nó kém đi sẽ khiến tư tưởng, tâm huyết của nghệ sĩ không thể hiện được trọn vẹn, tính nghệ thuật của tác phẩm giảm sút, sức hấp dẫn nghệ thuật kém sẽ khiến những giá trị còn lại dù có cũng khó phát huy tác dụng. Thơ ca lại càng đòi hỏi điều này vì nó có những đặc trưng mang tính loại biệt (trong phạm vi dung lượng giới hạn, thơ cần biểu đạt một cách sâu sắc, tinh tế tư tưởng, tình cảm, khát vọng bằng hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ và có sức mê hoặc mạnh mẽ). "Chuốt lời" vì thế sẽ là sự thể hiện của tài năng, cũng là sự thể hiện trách nhiệm của nhà thơ với thơ và với người đọc.
- Quan niệm của Tố Hữu:
+ Nội dung quan niệm: "câu thơ" là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng tình cảm mà nhà thơ gửi gắm. "Đọc" là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. "Tình người" là nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ là nội dung tình cảm, cảm xúc của thơ. Từ ý nghĩa cụ thể của từ ngữ, có thể hiểu ý kiến của Tố Hữu đề cập đến giá trị của thơ từ góc nhìn của người thưởng thức, tiếp nhận thơ: giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng tình cảm được biểu hiện trong thơ. Tình cảm, cảm xúc càng sâu sắc mạnh mẽ, càng lớn lao đẹp đẽ sẽ càng khiến thơ lay động lòng người.
+ Cơ sở quan niệm của Tố Hữu: đặc trưng của thơ là thể hiện tư tưởng qua sự rung động của tâm hồn, qua các cung bậc của tình cảm. Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và tìm một sự đồng cảm sẻ chia về mặt tình cảm với nhà thơ sẻ chia những điều đang làm mình trăn trở. Vì thế, khi đến với một bài thơ, người đọc chú ý tới tình cảm, cảm xúc chứ ít chú ý tới hình thức biểu đạt cảm xúc ấy (vốn là công việc của nhà nghiên cứu). Tuy nhiên, nói "không thấy câu thơ" không có nghĩa là "câu thơ" không tồn tại mà là "câu thơ" đã đồng nhất với tình người, là nội dung cảm xúc đã lặn vào trong chính cái hình thức biểu đạt và hình thức trở thành dạng tồn tại, hình thức tồn tại của tình cảm.
- Đánh giá và đề xuất ý kiến: hai ý kiến không hề mâu thuẫn mà là sự bổ sung để mang đến một nhận thức tương đối toàn diện về thơ. Từ hai ý kiến này có thể xác định: thơ hay là thơ lay động tâm hồn con người bằng cảm xúc, tình cảm. Song để có thơ hay, nhà thơ bên cạnh sự sâu sắc của tình cảm, sự phong phú của cảm xúc cần nghiêm túc trong lao động nghệ thuật mà trước hết là lựa chọn, chỉnh sửa và sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ.
2. Phân tích bài thơ:
- Nội dung cảm xúc: là sự thể hiện một tình yêu cuộc sống mãnh liệt
+ Niềm say mê cuộc sống khiến Xuân Diệu phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất một thiên đường tràn đầy xuân sắc và vô cùng hấp dẫn.
+ Yêu cuộc sống, nhà thơ cũng ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống nên khát khao đảo lộn quy luật cuộc sống, ngăn cản bước đi của thời gian để gìn giữ những vẻ đẹp của sự sống.
+ Cũng vì niềm say mê với cuộc sống nên nhà thơ mới hốt hoảng lo âu, thậm chí oán giận thời gian trôi chảy vôtình.
+ Tình yêu cuộc sống đã tiếp thêm sức mạnh để nhà thơ không buông trôitheo sự trôi chảy của thời gian, sự phôi pha tàn úa của sự sống mà tăng cường độ sống để sống mạnh mẽ, trọn vẹn và tận độ bằng việc giao cảm và hưởng thụ sự sống.
- Hình thức biểu đạt:
+ Lời thơ là lời nói với rất nhiều dấu hiệu ngữ pháp (sử dụng hư từ, hô ngữ...) và hình thức đối thoại giúp nhà thơ thể hiện trực tiếp con người cá nhân, giọng điệu cá nhân mở đường cho sự thổ lộ giãi bày cảm xúc một cách tự nhiên và nồng nhiệt.
+ Ngôn ngữ rất giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, đặc biệt rất trẻ trung, hiện đại và đầy táo bạo giúp tác giả chuyển tải bức thông điệp tinh thần một cách độc đáo, gây ấn tượng mạnh mẽ.

2 tháng 10 2019

Gợi ý
1. Tìm hiểu vấn đề:
- Quan niệm của Nguyễn Công Trứ:
Cơ sở quan niệm: lao động thơ là lao động nghệ thuật nó đòi hỏi công phu, tâm huyết và sự sáng tạo. Sáng tạo sẽ đem đến cái mới, công phu tâm huyết sẽ tạo nên sự hoàn hảo và chiều sâu. Văn chương tồn tại bởi nội dung tư tưởng song tồn tại bằng ngôn từ nghệ thuật. Nếu chất liệu ngôn từ không được lựa chọn và gọt giũa, sức biểu đạt của nó kém đi sẽ khiến tư tưởng, tâm huyết của nghệ sĩ không thể hiện được trọn vẹn, tính nghệ thuật của tác phẩm giảm sút, sức hấp dẫn nghệ thuật kém sẽ khiến những giá trị còn lại dù có cũng khó phát huy tác dụng. Thơ ca lại càng đòi hỏi điều này vì nó có những đặc trưng mang tính loại biệt (trong phạm vi dung lượng giới hạn, thơ cần biểu đạt một cách sâu sắc, tinh tế tư tưởng, tình cảm, khát vọng bằng hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ và có sức mê hoặc mạnh mẽ). "Chuốt lời" vì thế sẽ là sự thể hiện của tài năng, cũng là sự thể hiện trách nhiệm của nhà thơ với thơ và với người đọc.
- Quan niệm của Tố Hữu:
+ Nội dung quan niệm: "câu thơ" là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng tình cảm mà nhà thơ gửi gắm. "Đọc" là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. "Tình người" là nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ là nội dung tình cảm, cảm xúc của thơ. Từ ý nghĩa cụ thể của từ ngữ, có thể hiểu ý kiến của Tố Hữu đề cập đến giá trị của thơ từ góc nhìn của người thưởng thức, tiếp nhận thơ: giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng tình cảm được biểu hiện trong thơ. Tình cảm, cảm xúc càng sâu sắc mạnh mẽ, càng lớn lao đẹp đẽ sẽ càng khiến thơ lay động lòng người.
+ Cơ sở quan niệm của Tố Hữu: đặc trưng của thơ là thể hiện tư tưởng qua sự rung động của tâm hồn, qua các cung bậc của tình cảm. Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và tìm một sự đồng cảm sẻ chia về mặt tình cảm với nhà thơ sẻ chia những điều đang làm mình trăn trở. Vì thế, khi đến với một bài thơ, người đọc chú ý tới tình cảm, cảm xúc chứ ít chú ý tới hình thức biểu đạt cảm xúc ấy (vốn là công việc của nhà nghiên cứu). Tuy nhiên, nói "không thấy câu thơ" không có nghĩa là "câu thơ" không tồn tại mà là "câu thơ" đã đồng nhất với tình người, là nội dung cảm xúc đã lặn vào trong chính cái hình thức biểu đạt và hình thức trở thành dạng tồn tại, hình thức tồn tại của tình cảm.
- Đánh giá và đề xuất ý kiến: hai ý kiến không hề mâu thuẫn mà là sự bổ sung để mang đến một nhận thức tương đối toàn diện về thơ. Từ hai ý kiến này có thể xác định: thơ hay là thơ lay động tâm hồn con người bằng cảm xúc, tình cảm. Song để có thơ hay, nhà thơ bên cạnh sự sâu sắc của tình cảm, sự phong phú của cảm xúc cần nghiêm túc trong lao động nghệ thuật mà trước hết là lựa chọn, chỉnh sửa và sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ.
2. Phân tích bài thơ:
- Nội dung cảm xúc: là sự thể hiện một tình yêu cuộc sống mãnh liệt
+ Niềm say mê cuộc sống khiến Xuân Diệu phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất một thiên đường tràn đầy xuân sắc và vô cùng hấp dẫn.
+ Yêu cuộc sống, nhà thơ cũng ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống nên khát khao đảo lộn quy luật cuộc sống, ngăn cản bước đi của thời gian để gìn giữ những vẻ đẹp của sự sống.
+ Cũng vì niềm say mê với cuộc sống nên nhà thơ mới hốt hoảng lo âu, thậm chí oán giận thời gian trôi chảy vôtình.
+ Tình yêu cuộc sống đã tiếp thêm sức mạnh để nhà thơ không buông trôitheo sự trôi chảy của thời gian, sự phôi pha tàn úa của sự sống mà tăng cường độ sống để sống mạnh mẽ, trọn vẹn và tận độ bằng việc giao cảm và hưởng thụ sự sống.
- Hình thức biểu đạt:
+ Lời thơ là lời nói với rất nhiều dấu hiệu ngữ pháp (sử dụng hư từ, hô ngữ...) và hình thức đối thoại giúp nhà thơ thể hiện trực tiếp con người cá nhân, giọng điệu cá nhân mở đường cho sự thổ lộ giãi bày cảm xúc một cách tự nhiên và nồng nhiệt.
+ Ngôn ngữ rất giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, đặc biệt rất trẻ trung, hiện đại và đầy táo bạo giúp tác giả chuyển tải bức thông điệp tinh thần một cách độc đáo, gây ấn tượng mạnh mẽ.

25 tháng 2 2019

Đây là nhận định đúng. Người đọc cảm nhận được hình ảnh bà Tú với tình cảm yêu thương, quý trọng người vợ cùng những tâm sự của nhà thơ.

ð Đáp án cần chọn A

17 tháng 10 2019

1. Tìm hiểu vấn đề:

Quan niệm của Nguyễn Công Trứ:


+ Cơ sở quan niệm của Nguyễn Công Trứ: lao động thơ là lao động nghệ thuật nó đòi hỏi công phu, tâm huyết và sự sáng tạo. Sáng tạo sẽ đem đến cái mới, công phu tâm huyết sẽ tạo nên sự hoàn hảo và chiều sâu. Văn chương tồn tại bởi nội dung tư tưởng song tồn tại bằng ngôn từ nghệ thuật. Nếu chất liệu ngôn từ không được lựa chọn và gọt giũa, sức biểu đạt của nó kém đi sẽ khiến tư tưởng, tâm huyết của nghệ sĩ không thể hiện được trọn vẹn, tính nghệ thuật của tác phẩm giảm sút, sức hấp dẫn nghệ thuật kém sẽ khiến những giá trị còn lại dù có cũng khó phát huy tác dụng. Thơ ca lại càng đòi hỏi điều này vì nó có những đặc trưng mang tính loại biệt (trong phạm vi dung lượng giới hạn, thơ cần biểu đạt một cách sâu sắc, tinh tế tư tưởng, tình cảm, khát vọng bằng hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ và có sức mê hoặc mạnh mẽ). "Chuốt lời" vì thế sẽ là sự thể hiện của tài năng, cũng là sự thể hiện trách nhiệm của nhà thơ với thơ và với người đọc.

Quan niệm của Tố Hữu:

+ Nội dung quan niệm: "câu thơ" là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng tình cảm mà nhà thơ gửi gắm. "Đọc" là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. "Tình người" là nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ là nội dung tình cảm, cảm xúc của thơ. Từ ý nghĩa cụ thể của từ ngữ, có thể hiểu ý kiến của Tố Hữu đề cập đến giá trị của thơ từ góc nhìn của người thưởng thức, tiếp nhận thơ: giá trị của thơ là giá trị của những tư tưởng tình cảm được biểu hiện trong thơ. Tình cảm, cảm xúc càng sâu sắc mạnh mẽ, càng lớn lao đẹp đẽ sẽ càng khiến thơ lay động lòng người.

+Cơ sở quan niệm của Tố Hữu: đặc trưng của thơ là thể hiện tư tưởng qua sự rung động của tâm hồn, qua các cung bậc của tình cảm. Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và tìm một sự đồng cảm sẻ chia về mặt tình cảm với nhà thơ sẻ chia những điều đang làm mình trăn trở. Vì thế, khi đến với một bài thơ, người đọc chú ý tới tình cảm, cảm xúc chứ ít chú ý tới hình thức biểu đạt cảm xúc ấy (vốn là công việc của nhà nghiên cứu). Tuy nhiên, nói "không thấy câu thơ" không có nghĩa là "câu thơ" không tồn tại mà là "câu thơ" đã đồng nhất với tình người, là nội dung cảm xúc đã lặn vào trong chính cái hình thức biểu đạt và hình thức trở thành dạng tồn tại, hình thức tồn tại của tình cảm.

Đánh giá và đề xuất ý kiến: hai ý kiến không hề mâu thuẫn mà là sự bổ sung để mang đến một nhận thức tương đối toàn diện về thơ. Từ hai ý kiến này có thể xác định: thơ hay là thơ lay động tâm hồn con người bằng cảm xúc, tình cảm. Song để có thơ hay, nhà thơ bên cạnh sự sâu sắc của tình cảm, sự phong phú của cảm xúc cần nghiêm túc trong lao động nghệ thuật mà trước hết là lựa chọn, chỉnh sửa và sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ.

2. Phân tích bài thơ:

Nội dung cảm xúc: là sự thể hiện một tình yêu cuộc sống mãnh liệt
Niềm say mê cuộc sống khiến Xuân Diệu phát hiện ra một thiên đường trên mặt đất một thiên đường tràn đầy xuân sắc và vô cùng hấp dẫn.

Yêu cuộc sống, nhà thơ cũng ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống nên khát khao đảo lộn quy luật cuộc sống, ngăn cản bước đi của thời gian để gìn giữ những vẻ đẹp của sự sống.

Cũng vì niềm say mê với cuộc sống nên nhà thơ mới hốt hoảng lo âu, thậm chí oán giận thời gian trôi chảy vôtình.

Tình yêu cuộc sống đã tiếp thêm sức mạnh để nhà thơ không buông trôitheo sự trôi chảy của thời gian, sự phôi pha tàn úa của sự sống mà tăng cường độ sống để sống mạnh mẽ, trọn vẹn và tận độ bằng việc giao cảm và hưởng thụ sự sống.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Hai dòng thơ cuối thể hiện sự cao thượng, chân thành trong tình yêu của thi sĩ.

+ Lẽ thường trong tình yêu là sự ích kỷ, ghen tuông là biểu hiện cao độ của sự ích kỷ đó. Ở đây, nhân vật tôi đã vượt qua thói thường ấy, hướng tới một trái tim trong sáng.
+ Lời chúc phúc chân thành.

=> Lối ứng xử thông minh, nhân hậu của một người đàn ông trưởng thành, khẳng định mạnh mẽ tình yêu sâu nặng của mình, và bộc lộ niềm tự hào, sự tự tin vào tình yêu ấy chắc chắn sẽ đem lại hạnh phúc cho cô gái. 

23 tháng 8 2023

- Trong hai dòng thơ kết, ta có thể thấy được sự cao thượng, trong sáng, chân thành trong tình yêu, bước ra khỏi mối tình vô vọng chính là cách để tôn trọng người phụ nữ ông yêu, đồng thời cũng là tôn trọng chính bản thân mình. Qua đó, thể hiện lối ứng xử thông minh, nhân hậu của một người đàn ông trưởng thành, khẳng định mạnh mẽ tình yêu sâu nặng của mình, và bộc lộ niềm tự hào, sự tự tin vào tình yêu ấy chắc chắn sẽ đem lại hạnh phúc cho cô gái. 

5 tháng 1 2019

=> Đáp án B

4 tháng 11 2019

=> Đáp án C

17 tháng 9 2017

=> Đáp án C