K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 2 2022

Câu cầu khiến

Dấu hiệu: có từ ''đi'' ở cuối câu.

25 tháng 2 2022

Câu trên là câu cầu khiến vì câu diễn tả hành động yêu cầu, đề nghị

Câu 10 :  Câu không phải là câu cầu khiến:A. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi.             B. Tôi đi bộ về nhà.C. Anh cứ hút trước đi.                                                   D. Ngài cứ nghe đi đã.Câu 11: Câu trần thuật “Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con.” Dùng để...
Đọc tiếp

Câu 10 :  Câu không phải là câu cầu khiến:

A. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sụt sùi ấy đi.             B. Tôi đi bộ về nhà.

C. Anh cứ hút trước đi.                                                   D. Ngài cứ nghe đi đã.

Câu 11: Câu trần thuật “Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con.” Dùng để :

A.Kể                                                                                B. Miêu tả

C.Thông báo                                                                   D. Nhận định

Câu 12: Dòng  nói đúng nhất dấu hiệu nhận biết của câu phủ định:

A.Là câu có sử dụng dấu chấm than khi viết.  B.Là câu có từ ngữ cảm thán như: biết bao, ôi, thay…

C.Là câu có ngữ điệu phủ định.        D.Là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chưa…

2
21 tháng 3 2022

B

C

D

10. B

11. C

12. D

25 tháng 10 2017

Đáp án

Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

   → Kiểu câu cầu khiến, hành động nói yêu cầu, đề nghị.

Câu 2 (trang 31 SGK Ngữ văn 8, tập 2)Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)b) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và...
Đọc tiếp

Câu 2 (trang 31 SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Trong những đoạn trích sau đây, câu nào là câu cầu khiến? Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa cầu khiến giữa những câu đó.

a) Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

b) Ông đốc tươi cười nhẫn nại chờ chúng tôi:

- Các em đừng khóc. Trưa nay các em được về nhà cơ mà. Và ngày mai lại được nghỉ cả ngày nữa.

(Thanh Tịnh, Tôi đi học)

c) Có anh chàng nọ tính tình rất keo kiệt. Một hôm đi đò qua sông, anh chàng khát nước bèn cúi xuống, lấy tay vục nước sông uống. Chẳng may quá đà, anh ta lộn cổ xuống sông. Một người ngồi cạnh thấy thế, vội giơ tay hét lên:

- Đưa tay cho tôi mau!

Anh chàng sắp chìm nghỉm nhưng vẫn không chịu nắm tay người kia. Bỗng một người có vẻ quen biết anh chàng chạy lại, nói:

- Cầm lấy tay tôi này!

Tức thì, anh ta cố ngoi lên, nắm chặt lấy tay người nọ và được cứu thoát […].

(Theo Ngữ văn 6, tập một)

2
23 tháng 2 2023

a. "Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi".

b. "Các em đừng khóc".

c. "Đưa tay cho tôi mau", "cầm lấy tay tôi này".

Nhận xét sự khác nhau về hình thức biểu hiện ý nghĩa câu cầu khiến:

- Ở câu a là lời nói của nhân vật mang ý khó chịu, chán ghét.

- Ở câu b mang nghĩa dịu dàng, khuyên nhủ.

- Ở câu c mang ý đối thoại bình thường giữa nhân vật trong tình huống truyện.

23 tháng 2 2023

Cần gấp

22 tháng 2 2020

*Đặc điểm hình thức: + dấu chấm than( có thể là dấu chấm)

+Có các từ cầu khiến: hãy, đừng, chứ, đi

*Đặc điểm chức năng:Mang tính chất điều khiển, ra lệnh, yêu cầu, đề nghị... 

*a",Đem chia đồ chơi ra đi !"

Chức năng: Ra lệnh

b,"Ông đừng băn khoăn quá"

Chức năng: Đề nghị

29 tháng 12 2021

nếu như bạn muốn tìm ny thì bạn phải tìm x

chạy xe máy mà hết xăng nên khỏi chạy

29 tháng 12 2021

 nếu mình sắp thắng rồi mà mình không cố gáng

a. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

   → Kiểu câu cầu khiến, hành động nói yêu cầu, đề nghị.

b. Đào tổ nông thì cho chết!

   → Kiểu câu cám thán, hành động bộc lộ cảm xúc. 

Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích sau. Mỗi câu ấy thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:- Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa […]. Hay bây giờ em nghĩ thế này… Song anh cho phép em mới dám nói…Rồi...
Đọc tiếp

Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích sau. Mỗi câu ấy thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?

Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:

- Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa […]. Hay bây giờ em nghĩ thế này… Song anh cho phép em mới dám nói…

Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phán bảo:

- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:

- Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:

- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

Tôi về, không một chút bận tâm.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

1
29 tháng 4 2019

Các câu cầu khiến thể hiện mối quan hệ giữa Dế Mèn và Dế Choắt:

    - Song, anh cho phép em mới dám nói.

    ( Lời nói khiêm nhường, nhã nhặn)

    - Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

    ( Lời nói bề trên, hách dịch)

    - Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh…

    ( Lời đề nghị nhờ giúp đỡ nhã nhặn, khiêm nhường)

    - Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

    ( Lời mắng nhiếc vô tình, hống hách)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:(…) Con gặp trong lời mẹ hátCánh cò trắng, dải đồng xanhCon yêu màu vàng hoa mướp“ Con gà cục tác lá chanh”.(…) Thời gian chạy qua tóc mẹMột màu trắng đến nôn naoLưng mẹ cứ còng dần xuốngCho con ngày một thêm cao.Mẹ ơi trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện raLời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa.( Trích “ Trong...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

(…) Con gặp trong lời mẹ hát

Cánh cò trắng, dải đồng xanh

Con yêu màu vàng hoa mướp

“ Con gà cục tác lá chanh”.

(…) Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

Mẹ ơi trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra

Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa.

( Trích “ Trong lời mẹ hát”- Trương Nam Hương)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì? 

A. Tự sự                      B. Miêu tả

C. Biểu cảm                 D. Thuyết minh.

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn thơ. 

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong khổ thơ: 

Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao.

Câu 4. Câu thơ/ khổ thơ nào gợi cho anh/chị ấn tượng sâu sắc nhất? (trình bày trong đoạn văn ngắn từ 5 - 7 dòng) 

II . TLV

Câu 1 

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về tình mẫu tử.

Câu 2: Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

(Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)

 

1

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên là gì? 

A. Tự sự                      B. Miêu tả

C. Biểu cảm                 D. Thuyết minh.

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn thơ. :

Nỗi nhung nhớ , yêu thương thầm lặng của người con đối với người mẹ . Cùng với cảm xúc , sự biết ơn giữa con cái với người mẹ , người sinh ra , nuôi nấng và chăm sóc mình .

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong khổ thơ...: Nhân hoá : Thời gian chạy qua tóc mẹ, tương phản : 

Lưng mẹ cứ còng dần xuống ,Cho con ngày một thêm cao.

- Hiệu quả : Dùng các biện pháp tu từ nhằm nói lên những sự vất vả , mệt nhọc , sự hy sinh lớn lao của người mẹ rành cho đứa con và qua đó cũng nhấn mạnh sự biết ơn , yêu thương của đứa con dành cho người mẹ thương yêu

Câu 4. Câu thơ/ khổ thơ nào gợi cho anh/chị ấn tượng sâu sắc nhất? (trình bày trong đoạn văn ngắn từ 5 - 7 dòng) 

Cái này thì bạn tự viết . Gợi ý , có thể bạn sẽ có ấn tượng về : lòng biết ơn của đứa con hoặc lời ru của ng mẹ ,....

*Mình chỉ có thể giúp bạn phần I thôi , phần II là TLV bạn phải tự viết theo cảm nhận , lời văn của mình ! 

15 tháng 4 2019

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “"Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo"
”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì. 
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” 
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.

15 tháng 4 2019

Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “"Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo"
”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống.
Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì. 
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”.
Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” 
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”.
Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.