Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tương ứng với nhà nước Văn Lang
Câu nói này là lời căn dặn của Bác với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn 308, đơn vị được giao nhiệm vụ tiếp quản thủ đô vào đầu tháng 10/1954. Nó là lời di huấn thiêng liêng, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thuộc, giản đơn nhưng lại là một chân lý của các thế hệ người Việt Nam.
1. thời kì vua Hùng tương ứng với nhà nước văn lang - âu lạc
2. em thấy câu nói của Bác Hồ là muốn làm cho đất nước tươi đẹp . Bác muốn cho dù có như thế nào chúng ta cũng phải đoàn kết cùng nhau xây đựng và bảo vệ đất nước .
tìm hiểu thêm
Ngày 18/2/1946, hơn 5 tháng sau ngày đọc “Tuyên ngôn độc lập”, Hồ Chủ tịch ký sắc lệnh số 22 CNV/CC cho công chức cả nước được nghỉ ngày Giỗ tổ Hùng Vương mồng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ tổ tiên. Ngày 18/9/1954, trước Đền Hạ thuộc Đền Hùng, Phú Thọ, Bác Hồ đã nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong chuẩn bị về tiếp quản Thủ đô. Bác căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”! Lời Bác dạy không chỉ đối với quân đội, mà còn đối với toàn Đảng, toàn dân. Ngày nay, càng suy ngẫm lời Bác, chúng ta càng thấm thía tâm huyết của Người đối với đất nước và dân tộc, càng thấy tầm nhìn xa trông rộng của vị lãnh tụ thiên tài!
Bác Hồ khẳng định và tôn vinh “Các Vua Hùng đã có công dựng nước”. “Công dựng nước” của các Vua Hùng thật là to lớn! Lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc ta luôn luôn phải đấu tranh chống những tên giặc ngoại xâm vô cùng hung hãn. Trong quá trình dựng nước và giữ nước đầy gian khổ, hy sinh, dân tộc ta đã tạo nên một truyền thống đoàn kết, anh dũng, kiên cường, thông minh, sáng tạo, và có tinh thần độc lập, tự chủ. Vì thế, dân ta đã làm nên biết bao chiến công oai hùng, dựng nên đất nước, khẳng định chủ quyền và bồi đắp bản sắc dân tộc.
Các Vua Hùng là những người đầu tiên viết nên những trang sử vẻ vang ấy, và truyền nối cho muôn đời con cháu đến hôm nay và cả mai sau. Vậy nên, tưởng nhớ và biết ơn các Vua Hùng là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của mỗi người dân Việt Nam ta, thể hiện niềm tự hào và tự tôn dân tộc một cách chính đáng, đồng thời để tăng thêm sức mạnh cho chúng ta, phấn đấu đưa đất nước tiến tới văn minh và giàu mạnh.
Mỗi tấc đất này đều phải đổi bằng núi xương, sông máu và mồ hôi của các thế hệ người Việt Nam ta. Bởi vậy, “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”! Đấy là bổn phận, là tình cảm, là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả những ai mang dòng máu Lạc Hồng. Đấy là lẽ đương nhiên, là điều tất yếu. Với Bác Hồ, “giữ nước” trước hết là quyết tâm chiến đấu, hy sinh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ nền độc lập, thống nhất và chủ quyền của đất nước. Trước ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945, Bác từng nói: “… Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập!”.
Trong “Tuyên ngôn độc lập”, Bác khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Với Bác, “giữ nước” là toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, đem lại tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Bởi nhân dân là gốc của đất nước. Đấy chính là “kế sâu dễ bền gốc” mà ông cha ta truyền lại.
Ngày nay, thực hiện lời dạy giữ nước của Bác thì cùng với việc cảnh giác, đề phòng giặc ngoại xâm, kiên quyết đánh trả và chiến thắng mọi kẻ địch đồng thời còn phải ra sức đấu tranh với “giặc nội xâm” là những cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất đang gây ra quốc nạn tham nhũng, lãng phí nghiêm trọng. Đâu phải chỉ trong chiến tranh mới đặt ra yêu cầu “giữ nước”- mà đấy còn là nhiệm vụ cấp thiết và cực kỳ hệ trọng ngay trong xây dựng hòa bình!
Câu danh ngôn đó bác hồ nói khoảng vào ngày 18 hay ngày 19/9/1954 trong hoàn cảnh đã trải qua sau khi kí hiệp định Geneve và sau khi Tuyên ngôn độc lập. Cũng tức là sau khi trải qua 1 thời chiến tranh gian khổ, loạn lạc và đau thương thì cuối cùng cũng đã tuyên ngôn rằng đất nước Việt Nam bây giờ hoàn toàn là độc lập. Nội dung và ý nghĩa của câu nói nhắc đến công lao dựng nước của vua Hùng, và khẳng định rằng đất nước Việt Nam chúng ta là 1 nước văn hiến có truyền thống dựng nước, cũng tức là đã trả qua bao nhiêu chiến tranh ở từng thế kỉ. Cuối cùng, Việt Nam cũng là 1 đất nước độc lập. Vì vậy, nhiệm vụ bây giờ của chúng ta là cùng nhau giữ lấy nước, giúp đất nước trở nên phát triển.
AAAA, ta cũng không nhớ đến tình tiết của lịch sử cho lắm nên quên hết rồi :vvvv
Các Vua Hùng là những người đầu tiên viết nên những trang sử vẻ vang ấy, và truyền nối cho muôn đời con cháu đến hôm nay và cả mai sau. Vậy nên, tưởng nhớ và biết ơn các Vua Hùng là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của mỗi người dân Việt Nam ta, thể hiện niềm tự hào và tự tôn dân tộc một cách chính đáng, đồng thời để tăng thêm sức mạnh cho chúng ta, phấn đấu đưa đất nước tiến tới văn minh và giàu mạnh.
Mỗi tấc đất này đều phải đổi bằng núi xương, sông máu và mồ hôi của các thế hệ người Việt Nam ta. Bởi vậy, “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”! Đấy là bổn phận, là tình cảm, là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả những ai mang dòng máu Lạc Hồng. Đấy là lẽ đương nhiên, là điều tất yếu.
Đối với sinh viên chúng ta, không ngừng học tập nâng cao nhận thức, hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng. Trên cơ sơ đó xây dựng cho mình bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo và quan điểm đổi mới của Đảng. Kiên định con đường XHCN, không mơ hồ dao động trước mọi luận điệu xuyên tạc, của kẻ thù. Sinh viên chúng ta hãy xây dựng cho mình lối sống lành mạnh có văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, truyền thống đấu tranh bất khuất kiên cường của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến; thực hiện sống và làm việc theo pháp luật. Kiên quyết đấu tranh bài trừ những tệ nạn xã hội, không để kẻ thù lợi dụng để . Kịp thời giúp mọi người vạch mặt những thủ đoạn của địch, phân biệt đúng sai, phải trái rõ ràng và có hành động tích cực. Ngoài ra trên mọi lĩnh vực hoạt động khác mà kẻ thù có thể lợi dụng được, thì sinh viên chúng ta cũng phải luôn nâng cao tinh thần cảnh giác để chống lại một cách có hiệu quả, luôn tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường và đoàn thể xã hội, có như vậy thì mọi âm mưu và chiến lược diễn biến của kẻ thù dù có thâm độc và xảo quyệt đến đâu cũng phải bị thất bại. Làm được điều đó tức là chúng ta đã góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần vào xậy dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp.
Học tốt nhé bạn !
ý nghĩa :
Một mặt Bác khẳng định và động viên quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nguyện giữ vững độc lập tự do của Tổ quốc và muốn thực hiện được công việc thiêng liêng đó phải biết cùng nhau, tức là đoàn kết; lòng quyết tâm đó như là một lời hứa trước vong linh Quốc Tổ.
còn viết văn thì bn tự viết nhé ~
p/s : ...
Giải thích ý nghĩa câu danh ngôn :
"Các vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"
Ngày 19-9-1954, Bác Hồ về thăm Đền Hùng, gặp gỡ cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong khi Đại đoàn về tiếp quản Thủ Đô. Người căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Bác như đã nói lên một trong những quy luật phát triển của đất nước là: “Dựng nước” luôn gắn liền với “Giữ nước”. Có dựng nước mạnh mới giữ được nước bền và ngược lại có giữ vững độc lập tự chủ của đất nước mới xây dựng được xã hội Việt Nam giàu mạnh văn minh.
Hiện nay, đất nước ta đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những thành tựu đó đã góp phần tăng cường sức mạnh và tiềm lực mọi mặt của đất nước, đồng thời ngày càng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Ngoài ra còn góp phần quan trọng trong việc củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, tạo tiền đề để đất nước tiếp tục phát triển bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi đó, đất nước ta cũng đứng trước những khó khăn, thách thức to lớn. Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay không chỉ chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền quốc gia, vùng trời, vùng biển Tổ quốc mà còn gắn liền với việc bảo vệ Đảng và Nhà nước; bảo vệ công cuộc lao động hòa bình của nhân dân, bảo vệ sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì thế, bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân là nòng cốt và đội ngũ thanh niên là những người chiến sĩ anh dũng, luôn chắc tay súng canh giữ toàn vẹn từng tấc đất và biển, trời quê hương. Đó chính là một cách cụ thể biểu hiện lòng yêu nước của thế hệ thanh niên hiện nay.
Luật Nghĩa vụ quân sự cũng đã khẳng định, bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự được hiểu là nhập ngũ vào quân đội, ngoài ra còn có việc thực hiện nghĩa vụ thay thế, song đều có mục tiêu chung là bảo vệ Tổ quốc. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc được quy định tại các luật, pháp lệnh như: quân sự, an ninh, cảnh sát, cơ yếu... làm căn cứ pháp lý khẳng định ý thức nghĩa vụ của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặt khác, trong triển khai xây dựng cũng như thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ công dân, yêu cầu công bằng là vấn đề phải được quan tâm thường xuyên, có những vấn đề cần phải trưng cầu dân ý hay đưa ra dự thảo để tranh thủ ý kiến đóng góp của nhân dân trước khi quyết định.
Thời gian qua, trước tình hình quốc tế và trong nước có những nguy cơ, diễn biến phức tạp, đặc biệt vấn đề chủ quyền biển đảo, đòi hỏi mọi người dân đều nêu cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc. Có ý kiến cho rằng, Nhà nước cần điều chỉnh diện đối tượng công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Đây là vấn đề có ý nghĩa tích cực, nhằm không ngừng bảo đảm sức mạnh bảo vệ Tổ quốc và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự trong điều kiện đất nước hòa bình, ổn định, yêu cầu biên chế lực lượng vũ trang và cuộc sống ngày một được nâng cao với những quyền lợi công dân được rộng mở cũng cần nhìn nhận lại việc thực hiện nghĩa vụ công dân, trong đó có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Theo đó, cần có quy định hướng dẫn bảo đảm công bằng, trong đó kể cả những người trong diện do điều kiện hoàn cảnh khác nhau không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự mà có điều kiện cuộc sống tốt phải đóng góp vật chất cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Việc tuyển quân đối với công dân đủ tiêu chuẩn tuyển sinh đại học, cao đẳng có thể vận dụng rút ngắn thời gian thực hiện nghĩa vụ sát hợp với thời gian khóa học và bảo lưu nghĩa vụ còn lại nhằm tạo điều kiện cho công dân phấn đấu, không làm gián đoạn quá trình học tập của họ.
Đồng thời, một trong những lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc chính là dân quân tự vệ. Đây là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở; phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài sản của nhân dân ở địa phương, cơ sở. Trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, cần tiếp tục thể chế hóa chính sách bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước ta. Trước hết, phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân theo phương hướng toàn dân, toàn diện, độc lập tự chủ, tự lực tự cường, ngày càng hiện đại. Không những thế, cần xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh ngày càng vững mạnh, trong đó có xây dựng tiềm lực chính trị - tinh thần. Tăng cường giáo dục cho toàn Đảng, toàn dân về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, tạo nên sự thống nhất nhận thức về những thuận lợi, khó khăn của đất nước, của quốc tế và khu vực. Xây dựng con người Việt Nam phát triển về trí tuệ, phong phú về tinh thần, trong sáng về phẩm chất đạo đức, cường tráng về thể chất, yêu quý và gắn bó với Tổ quốc XHCN, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Hiến pháp năm 2013 tuy đã thay đổi, rút gọn tên Chương IV thành Chương Bảo vệ Tổ quốc, song nội hàm chương này cơ bản vẫn giữ nguyên. Cụ thể, bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN (Điều 65). Với quy định trên, bảo vệ Tổ quốc không chỉ giới hạn ở việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà còn là bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước – điều mà Hiến pháp năm 1992 chưa thể hiện; bảo vệ chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội được Hiến pháp ghi nhận. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức Đảng, Nhà nước, đoàn thể cùng các lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc được quy định rõ trong Hiến pháp
Chào bạn ^ ^ Bạn có thể tham khảo vài ý dưới đây nha
Đất nước ta tự hào với bốn ngàn năm lịch sử, là bốn ngàn năm không ngừng đấu tranh để dựng xây và bảo vệ từng tất đất tổ tiên. Được khởi nguồn từ thời đại của các vua Hùng, nước Việt ta ngày càng được mở mang, bền vững chính nhờ biết bao máu xương cha ông xây đắp. Công lao của những vị anh hùng ấy thật quý giá, lớn lao với lớp lớp con cháu sau này. Tiếp nối truyền thống ấy, ngay từ thế hệ măng non chúng ta cần biết trân trọng, biết ơn và nhận thức được trọng trách bảo vệ, giữ vững nước nhà ngày sau. Noi theo thế hệ cha ông, vâng lời Bác Hồ dặn, thế hệ trẻ chúng ta quyết tâm dốc sức để xứng đáng là tương lai bền vững của quê hương đất nước sau này.
trả lời:
Trong đặt tấm bia đá khắc dòng chữ quốc ngữ: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Đây là câu nói nổi tiếng của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh trong chuyến thăm Đền Hùng ngày 19 tháng 9 năm 1954.
học tốt
sai chỗ nào câu cuối có thời gian còn gì