Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Lý Thường Kiệt có những cách đánh giặc rất độc đáo như:
- Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.
- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.
- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.
- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”
- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.
- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.
* Ngày 19/8/1945, các đội tiền thân của Lực lượng vũ trang Thủ đô (LLVT Thủ đô) đã làm nòng cốt cho các tầng lớp nhân dân Hà Nội tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân ở Hà Nội.
* Ngày 19/10/1946, Chiến khu XI - Tổ chức hành chính quân sự thống nhất của các LLVT Thủ đô Hà Nội được thành lập trên cơ sở Khu đặc biệt Hà Nội.
* Sau khi được thành lập, ngày 19/12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chấp hành quyết định của Thường vụ Trung ương Đảng, quân và dân Chiến khu XI với tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" đã nổ súng mở đầu cho toàn quốc kháng chiến và từ đó kiên cường chiến đấu giam chân địch trong Thành phố suốt 60 ngày đêm (vượt gấp đôi chỉ tiêu Trung ương giao), tiêu hao, tiêu diệt lớn sinh lực địch, làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp, bảo vệ tuyệt đối an toàn Trung ương Đảng, Chính phủ, tạo điều kiện cho cả nước có thời gian chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài.
* Làm nòng cốt cho nhân dân Hà Nội đẩy mạnh đấu tranh vũ trang góp phần đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Một số chiến công tiêu biểu:
- Trận đánh sân bay Bạch Mai: Diễn ra vào đêm ngày 17 và rạng sáng ngày 18/01/1950. Trong trận đánh này, ta tổ chức lực lượng tập kích vào sân bay của địch, lực lượng gồm 32 chiến sỹ được lựa chọn từ Tiểu đoàn 108. Kết quả, ta phá hủy 25 máy bay các loại, 60 vạn lít xăng dầu, 32 tấn vũ khí và nhiều trang bị của địch. Đây là một trận đánh điển hình về việc dùng lực lượng nhỏ nhưng tinh nhuệ để đánh các mục tiêu lớn của địch. Trận đánh để lại nhiều kinh nghiệm và thiết thực góp phần vào việc hình thành lối đánh đặc công của quân đội ta sau này.
- Trận đánh ở Khu Cháy (Ứng Hòa): Diễn ra vào hai ngày 18 và 19/6/1951. Lực lượng của ta gồm 2 Đại đội của Tỉnh đội Hà Đông phối hợp với lực lượng chủ lực của Tiểu đoàn 122/Đại đoàn 320 và lực lượng du kích của địa phương. Lực lượng của địch khoảng 10 Tiểu đoàn với nhiều xe cơ giới và súng các loại. Sau 2 ngày chiến đấu ác liệt, ta tiêu diệt gần 3 Đại đội địch, bắt 200 tên và thu nhiều vũ khí. Với chiến công ở Khu Cháy, quân và dân Hà Đông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi, động viên.
- Trận đánh sân bay Gia Lâm: Sân bay Gia Lâm là một sân bay lớn của miền Bắc Đông Dương, từ sân bay này, nhiều loại máy bay của địch đi ném bom bắn phá hậu phương của ta và tiếp tế cho các mặt trận của chúng. Sân bay được bảo vệ với lực lượng lên đến 2.000 tên cùng hệ thống đồn bốt, hàng rào thép gai, bãi mìn dày đặc xung quanh. Lực lượng ta tham gia trận đánh gồm 16 đồng chí có nhiều kinh nghiệm trong chiến đấu được tuyển chọn từ Đại đội 8. Trận đánh diễn ra vào đêm ngày 3 và rạng sáng ngày 4/3/1954, với chiến thuật tập kích sau đó nhanh chóng rút lui an toàn, ta đã phá hủy 18 máy bay địch, đốt phá một kho xăng, một nhà sửa chữa máy bay và tiêu diệt 16 tên. Trận đánh sân bay Gia Lâm là trận đánh tiêu biểu dùng lực lượng nhỏ, tinh nhuệ, với lối đánh táo bạo, bất ngờ thọc sâu, đánh hiểm, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Trận đánh cũng đã góp phần gây nhiều khó khăn cho địch trong việc tiếp tế, ứng cứu cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
* Ngày 10/10/1954, LLVT Thủ đô đã góp phần tích cực cùng với bộ đội chủ lực tiến hành tiếp quản Thủ đô bảo đảm tuyệt đối an toàn, nhanh chóng tiếp quản toàn bộ Thành phố Hà Nội, bao gồm hàng loạt các căn cứ quân sự cùng 129 công sở, xí nghiệp, bệnh viện, trường học được giữ nguyên vẹn.
* LLVT Thủ đô phối hợp với các lực lượng đánh thắng 2 cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. Đặc biệt là trong chiến dịch 12 ngày đêm, từ 18/12/1972 – 30/12/1972. Trong chiến dịch này, đế quốc Mỹ đã huy động tối đa sức mạnh không lực Hoa Kỳ đánh phá hủy diệt Hà Nội. Chúng sử dụng 444 lần chiếc B52, hơn 1.000 lần chiếc máy bay chiến thuật, trong đó có hàng trăm lần chiếc F111, ném khoảng 10.000 tấn bom đạn xuống 4 thị trấn, 39 phố, 67 xã và 4 khu vực đông dân.
Không khuất phục, quân dân Hà Nội phối hợp chặt chẽ với lực lượng Phòng không, Không quân quốc gia kiên cường, dũng cảm chiến đấu bắn rơi 32 máy bay, trong đó có 25 chiếc máy bay B52, 2 F111 và 5 máy bay chiến thuật. Chiến thắng của quân dân Hà Nội đã làm nên một "Điện Biên Phủ trên không", làm tiêu tan huyền thoại sức mạnh không lực Hoa Kỳ. Hà Nội không trở về "thời kỳ đồ đá" mà trở thành "Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người", buộc đế quốc Mỹ ký kết Hiệp định Pa-ri "Về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam", cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu khỏi miền Nam Việt Nam, tạo nên thời cơ chiến lược cho cách mạng Việt Nam tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
* Ngày 05/3/1979, Bộ Chính trị ra Quyết định số 35/QĐ-TW, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Sắc lệnh số 28/LCT thành lập Quân khu Thủ đô Hà Nội (trên cơ sở Bộ Tư lệnh Thủ đô).
* Ngày 18/8/1999, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 1285/QĐ-QP chuyển giao Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây từ Quân khu III về trực thuộc Quân khu Thủ đô.
* Trong tiến trình thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 về mở rộng địa giới hành chính Hà Nội, ngày 16/7/2008, Chủ tịch nước ký Lệnh số 16/2008/L-CTN về tổ chức lại Quân khu Thủ đô Hà Nội thành Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 2194/QĐ-BQP ngày 25/7/2008 hợp nhất Bộ chỉ huy quân sự thành phố Hà Nội thuộc Quân khu Thủ đô Hà Nội vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Quyết định số 2192/QĐ-BQP hợp nhất Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây thuộc Quân khu Thủ đô Hà Nội vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Quyết định số 2196/QĐ-BQP sáp nhập Ban chỉ huy quân sự huyện Mê Linh thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc - Quân khu 2 vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.
Từ những đội tiền thân ra đời trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, lực lượng nhỏ, lẻ, trình độ học vấn thấp, chưa được trang bị kiến thức quân sự, vũ khí thô sơ, nhưng với lòng yêu nước, quyết tâm đi theo Đảng Cộng sản, chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, LLVT Thủ đô Hà Nội qua đấu tranh cách mạng đã nhanh chóng phát triển về mọi mặt: Tổ chức, quân số, trang bị vũ khí kỹ thuật, trình độ kỹ, chiến thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đấu tranh giành chính quyền và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Thủ đô Hà Nội trong từng thời kỳ lịch sử.
Từ sau Cách mạng tháng Tám, LLVT Thủ đô Hà Nội cùng các tầng lớp nhân dân mưu trí, ngoan cường, kiên quyết đấu tranh đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn và hoạt động chống phá của tập đoàn đế quốc và các thế lực thù địch, phản cách mạng trong và ngoài nước, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, đưa cách mạng Việt Nam thoát khỏi tình thế "Ngàn cân treo sợi tóc", vững bước đi vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, oanh liệt và vẻ vang.
Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện, ngày 19 tháng 10 năm 1946, Chiến khu XI – tổ chức hành chính quân sự thống nhất của các LLVT Thủ đô Hà Nội được thành lập. Chiến khu XI đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương. Ngày 25 tháng 7 năm 1947, trước yêu cầu của cuộc kháng chiến, Trung ương quyết định mở rộng địa bàn hoạt động của Chiến khu XI bao gồm: Hà Nội, Hà Đông và Sơn Tây. Từ kết qủa phân tích, đánh giá khách quan, khoa học sự ra đời, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, sự phát triển, trưởng thành,chiến đấu, chiến thắng của Chiến khu XI, qua các cuộc Hội thảo khoa học, ngày 31 tháng 5 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 1850/QĐ-QP công nhận ngày 19 tháng 10 năm 1946 là Ngày truyền thống của Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội.
Suốt chặng đường 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, LLVT Thủ đô Hà Nội đã kiên trì trụ vững, bám dân, bám đất, xây dựng cơ sở, dựa vào dân chiến đấu và lập nên bao chiến công hiển hách, vẻ vang. Nhiều trận đánh tiêu biểu, hiệu quả, góp phần tạo ra bước ngoặt quan trọng, để lại kinh nghiệm quý về chiến tranh nhân dân, làm phong phú nghệ thuật quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam và Thăng Long – Hà Nội. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, LLVT Thủ đô Hà Nội vừa sản xuất, vừa tăng cường chi viện cho các chiến trường, đồng thời dũng cảm kiên cường, mưu trí, sáng tạo, phối hợp chặt chẽ với lực lượng Phòng không - Không quân quốc gia đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, đỉnh cao là Chiến dịch phòng không bảo vệ Thủ đô Hà Nội trong 12 ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972, làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không" trên bầu trời Hà Nội – Kỳ tích của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, để Hà Nội trở thành "Thủ đô lương tri và phẩm giá con người". Thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, LLVT Thủ đô Hà Nội luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, vượt mọi khó khăn, vừa tăng cường chi viện cho các mặt trận bảo vệ biên giới, làm nhiệm vụ quốc tế, vừa là lực lượng nòng cốt góp phần cùng các tầng lớp nhân dân Thủ đô làm thất bại âm mưu, thủ đoạn, hoạt động "diễn biến hòa bình", bạo loạnlật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc thành quá cách mạng, tham gia xây dựng kiến thiết Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại.
Trải qua 70 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành LLVT Thủ đô Hà Nội được Đảng, Nhà nước 3 lần tuyên dương Đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân, 1 Huân chương Sao vàng, 3 Huân chương Hồ Chí Minh, 4 Huân chương Chiến công, 2 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, 2.361 bà mẹ đượcphong tặng và truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng, 231 đơn vị và 63 cá nhân thuộc LLVT Thủ đô Hà Nội được phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân…
bn tom àmik chx bt làm mik mới hỏi chứ bt rồi hỏi lm j hâm
Câu 1:
Những nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại bao gồm:
- Sự ra đời và phát triển của nền sản xuất mới - tư bản chủ nghĩa. Với hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, hệ thống chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới.
- Sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước châu Á.
- Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế.
- Văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật thời kì này phát triển với hàng loạt các thành tựu lớn.
- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) diễn ra để lại nhiều hậu quả nặng nề cho nhân loại.
Chúc em học tốt
- Sự ra đời và phát triển của nền sản xuất mới - tư bản chủ nghĩa. Với hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, hệ thống chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi thế giới.
- Sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước châu Á.
Câu 1:
- Sự phát triển của phong trào công nhân quốc tế.
- Văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật thời kì này phát triển với hàng loạt các thành tựu lớn.
- Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) diễn ra để lại nhiều hậu quả nặng nề cho nhân loại.
Câu 2:
1802 Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn, lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Gia Long, lập lên nhà Nguyễn, đặt kinh đô tại Phú Xuân
1803–1855 Nổi dậy Đá Vách
1804 Nguyễn Ánh đổi tên nước thành Việt Nam
1821–1827 Khởi nghĩa Phan Bá Vành
1833–1834 Chiến tranh Việt–Xiêm
1836 Việt Nam thôn tính Chân Lạp, đặt làm Trấn Tây Thành
1839
15 tháng 2 Minh Mạng đổi tên nước thành Đại Nam
1841 rút quân khỏi Trấn Tây Thành, Xiêm đặt Ang Duong lên ngôi, tái lập Chân Lạp
1858–1884 Chiến tranh Pháp-Đại Nam
1861–1865 Bạo loạn ven biển
1866 Chính biến chày vôi
1867 nhà Nguyễn cắt Nam Kỳ lục tỉnh nhượng cho Pháp
Pháp thuộc[sửa | sửa mã nguồn]1884
6 tháng 6 Hòa ước Giáp Thân, kết thúc Chiến tranh Pháp-Đại Nam, triều đình nhà Nguyễn chấp nhận sự bảo hộ của Pháp
1885–1895 phong trào Cần Vương
1887
17 tháng 10 thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, gồm Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và Campuchia, đặt thủ đô tại Sài Gòn
1893
3 tháng 10 sáp nhập Lào vào Liên bang Đông Dương
1898
12 tháng 4 sáp nhập Quảng Châu Loan vào Liên bang Đông Dương
Sau sự thất bại ở Xuân Lộc, ngày 23 tháng 4 tổng thống Mỹ tuyên bố: “cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã chấm dứt đối với người Mỹ…” Nguyễn Văn Thiệu vội vã công bố từ chức tổng thống chuồn sang Mỹ. Trần Văn Hương lên thay, sau đó, ngày 28 – 4 – 1975, Dương Văn Minh thay Hương làm tổng thống Việt Nam Cộng hòa.
Địch vá víu 5 sư đoàn chủ lực tan rã từ miền Trung và Xuân Lộc về chốt giữ vòng cung: Biên Hòa – Long Bình – Tây Ninh – Long An.
Ở Biên Hòa, sư đoàn 18 sau khi tháo chạy khỏi Xuân Lộc, nhưng củng cố lại thành 3 chiến đoàn án ngữ quốc lộ 1. Tàn quân bảo an Xuân Lộc chạy về kết hợp với bảo an thị xã Biên Hòa thành 2 liên đoàn 933 và 318, cùng với lữ đoàn 468 thủy quân lục chiến án ngữ quốc lộ 15. Lữ đoàn 3 kỵ binh và lữ đoàn 258 thủy quân lục chiến chốt giữ khu vực Biên Hòa – Long Bình. Hai lữ đoàn dù đảm nhiệm giữ các cầu: Đồng Nai, Rạch Chiếc, cầu Gềnh, cầu Hóa An… và tuyến ngoại vi Sài Gòn.
Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định mang tên là: CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH ([1][36]).
Lực lượng quân chủ lực ta tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh tương đương 5 quân đoàn và tiến vào Sài Gòn từ 4 hướng:
- Hướng bắc từ Bình Dương (theo quốc lộ 13) do quân đoàn 1 đảm nhiệm.
- Hướng đông – đông bắc từ Biên Hòa theo quốc lộ 1 và 15 do quân đoàn 4 và quân đoàn 2 đảm nhiệm.
- Hướng tây bắc từ Tây Ninh do quân đoàn 3 đảm nhiệm.
- Hướng tây nam – Long An do đoàn 232 đảm nhiệm.
Để chuẩn bị cho chiến dịch cuối cùng quét sạch quân thù, từ ngày 9 – 4, đồng chí Phan Văn Trang, Bí thư Thành ủy Biên Hòa vào nội thành triển khai kế hoạch chuẩn bị phát động quần chúng nổi dậy, thành lập 10 Ủy ban khởi nghĩa trong nội ngoại thành phố. Ngày 16 tháng 4, Thành ủy Biên Hòa ra nghị quyết về “Tổng công kích và nổi dậy ở thị xã Biên Hòa”.
Chiến dịch Hồ Chí Minh trên địa bàn Biên Hòa hình thành hai mũi tiến công của 2 quân đoàn chủ lực. Quân đoàn 4 tiến vào Sài Gòn – Gia Định theo quốc lộ 1 và xa lộ Biên Hòa. Quân đoàn 2 sau khi đập tan tuyến phòng thủ ở Phan Rang vào đến Xuân Lộc, tiến công vào Sài Gòn – Gia Định theo hai mũi là quốc lộ 15 và bến phà Cát Lái. Sư đoàn 2 đặc công (mới được thành lập) có nhiệm vụ đánh chiếm các cầu Đồng Nai trên xa lộ, cầu Rạch Chiếc, cầu Gành, cầu Rạch Cát và quốc lộ 1 đảm bảo cho đại quân ta tiến về Sài Gòn được thuận lợi.
Ngày 26 tháng 4 năm 1975 chiến dịch lịch sử mang tên chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu.
Tại Biên Hòa trận địa pháo tầm xa 130 ly ở Hiếu Liêm (chiến khu Đ) nã đạn dồn dập vào các căn cứ sân bay Biên Hòa, các sư đoàn bộ binh đồng loạt tấn công. Sư đoàn 6 tiến công yếu khu Trảng Bom. Sư đoàn 7 tiến công các căn cứ địch dọc lộ 1 đến Hố Nai. Lực lượng vũ trang huyện Thống Nhất và nhân dân nổi dậy giải phóng toàn huyện vào ngày 27 – 4 – 1975.
Ngay từ 17 giờ ngày 26 tháng 4 đạn pháo 130 ly của ta trùm lên căn cứ Nước Trong (Long Thành ). Pháo vừa ngưng, bộ binh xe tăng ta từ nhiều hướng tiến công mãnh liệt. Sư đoàn 304 Quân đoàn 2 đánh chiếm căn cứ Nước Trong. Sư đoàn 325 Quân đoàn 2 tiến vào chi khu Long Thành. Lực lượng vũ trang địa phương tiểu đoàn 240 Biên Hòa phối hợp với quân chủ lực đánh phân khu Phước Thiền.
Đêm 26 rạng 27 – 4 tiểu đoàn thuộc trung đoàn đặc công 116 đánh chiếm khu trung tâm tổng kho Long Bình, cụm bố phòng Bến Gỗ, tiến chiếm và chốt giữ cầu Đồng Nai. Đêm 27 rạng 28 tiểu đoàn 174 và tiểu đoàn 23 đánh chiếm cầu Hóa An (cầu Mới), cầu Gành, cầu Rạch Cát…
Ngày 27 tháng 4 sư đoàn 6 và sư đoàn 7 Quân đoàn 4 quét sạch địch ở ngã ba Dầu Giây, trận địa pháo Sông Thao, tiến lên tiêu diệt địch và làm chủ chi khu Trảng Bom, Bàu Cá; sư đoàn 325 Quân đoàn 2 làm chủ chi khu Long Thành.
Ngày 27 tháng 4 sân bay quân sự Biên Hòa hoàn toàn bị tê liệt.
Ngày 28 tháng 4 hướng Biên Hòa sư đoàn 6, sư đoàn 7 đánh các cụm quân địch dọc theo quốc lộ 1 từ Suối Đỉa, Trà Cổ và truy kích địch về căn cứ ở Hố Nai. Tám giờ 30 phút trung tướng Nguyễn Văn Toàn tư lệnh quân đoàn 3 đến Long Bình giao nhiệm vụ “tử thủ” cho tướng Lê Minh Đảo tư lệnh sư đoàn 18 rồi lên máy bay chuồn thẳng. Các tướng tá trong Bộ tư lệnh quân đoàn 3 cũng cuốn gói chuồn về Sài Gòn. Sở chỉ huy quân đoàn 3 chỉ còn viên thiếu tá quản trị hành chánh quân đoàn tiếp tục “tử thủ”.
Hai giờ sáng ngày 26 tháng 4 tiểu đoàn 9 trung đoàn đặc công 113 tập kích căn cứ thiết đoàn 15 tại Hóc Bà Thức bắt sống tên chỉ huy. Sư đoàn 6 phát triển ra ga Long Lạc. Sư đoàn 6 cùng sư đoàn 7 tiến quân về Hố Nai trước sự chống cự điên cuồng của địch.
Tại khu kỹ nghệ Biên Hòa, Ủy ban khởi nghĩa của Thành ủy Biên Hòa phát lệnh đánh địch. Lập tức cơ sở mật trong 17 nhà máy lãnh đạo tự vệ và công nhân nổi dậy. Trên 200 công nhân và nông dân khu vực Bình Đa, Tam Hiệp cùng nổi dậy hỗ trợ cơ sở mật ở khu kỹ nghệ. Cờ giải phóng được kéo lên trung tâm SONADEZI và các nhà máy. Cơ sở nội tuyến của Thành ủy Biên Hòa lái 2 chiếc xe thiết giáp M113 của địch đầy ắp súng đạn, dẫn đầu đoàn người tiếp tục truy kích tàn quân địch trong khu kỹ nghệ, bắt sống tên Lành cảnh sát trưởng khu kỹ nghệ, thu toàn bộ hồ sơ. Đến chiều 29 tháng 4, hầu hết các nhà máy Khu kỹ nghệ Biên Hòa và một số ấp lân cận hoàn toàn giải phóng.
Sau hơn một ngày liên tục tiến công, đến 11 giờ ngày 29 tháng 4 sư đoàn 304 làm chủ căn cứ ngã ba Thái Lan, quét sạch địch từ căn cứ Nước Trong đến tổng kho Long Bình, phát triển về xa lộ Biên Hòa. Sư đoàn 325 đã làm chủ chi khu Nhơn Trạch và tiếp tục tiến công Thành Tuy Hạ, chiếm được đồi Bình Phú, đặt trận địa pháo 130 ly. Đêm 29 tháng 4 tại đồi Bình Phú pháo binh ta nã đạn dồn dập vào sân bay Tân Sơn Nhất. Đến chiều 29 tháng 4 toàn bộ địch ở Long Thành – Nhơn Trạch bị quét sạch, sư đoàn 325 tập kết ở bến phà Cát Lái, nơi đây Huyện ủy Nhơn Trạch đã chuẩn bị trên 100 ghe thuyền sẵn sàng đưa lực lượng quân đoàn 2 tiến vào Sài Gòn.
Sáng 30 tháng 4 từ Long Thành, Nhơn Trạch - lữ đoàn tăng 203 đến cầu Đồng Nai. Trung đoàn đặc công 116 sau 3 ngày đếm đánh chiếm giữ cầu đã lên xe tăng dẫn đường cho lữ đoàn 203 hành quân vào đánh chiếm dinh Độc Lập. Sư đoàn 325 (quân đoàn 2) dùng xuồng, ghe máy, ghe chèo tay… ào ạt vượt sông - tại bến phà Cát Lái cùng tiến vào Sài Gòn.
15 giờ ngày 29 – 4 – 1975, tù nhân trong nhà tù Tân Hiệp nổi dậy phá khám ra quốc lộ 1 về hướng Trảng Bom. Đến tối ngày 29 – 4 đoàn đến Bộ chỉ huy tiền phương Mặt trận Biên Hòa, được đưa về chỉ huy sở sư đoàn 6 tại nhà thờ Bắc Hòa (Hố Nai). Pháo địch vẫn còn bắn xối xả dọc quốc lộ 1. Bộ phận tiếp nhận đưa tù nhân về hướng Gia Kiệm. Lực lượng ta tiếp tục tiến công. 6 giờ sáng ngày 30 – 4 – 1975, Bộ Tư lệnh sư đoàn 6 đến ngã ba Kẻ Sặt, cùng lúc đài phát thanh Sài Gòn thông tin tổng thống ngụy Dương Văn Minh đầu hàng. Quân đoàn 4 nhanh chóng triển khai lực lượng tiến về Sài Gòn. Sư đoàn 6 tiếp quản sân bay Biên Hòa, tổng kho Long Bình.
6 giờ sáng 30 – 4 – 1975, đảng viên mật Trương Thị Sáu (chi bộ Đảng chợ Biên Hòa ) được anh Muộn, cơ sở nội tuyến bảo vệ đã hạ cờ ba que thượng cờ Tổ quốc ở Tòa hành chánh tỉnh Biên Hòa.
10 giờ 30 phút sáng 30 – 4 – 1975, Ủy ban Quân quản thành phố Biên Hòa, trung đoàn 5 tiến vào tiếp quản Tòa hành chánh Biên Hòa trong tiếng reo hò, hoan hô của hàng ngàn quần chúng trong thành phố Biên Hòa.
Lịch sử đã lập lại một cách kỳ diệu. Ba mươi năm trước (26 – 8 – 1945), nhân dân Biên Hòa đã chiếm Tòa bố giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám. Ba mươi năm sau, một lần nữa quân dân Biên Hòa cắm cờ ở Tòa hành chánh, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng quê hương, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên độc lập thống nhất đất nước và đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
like giúp nha!làm sao để coppy bình luận đc ạ ?