Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+Tổ sống ở đây tức là Trái Đất
Mình chỉ trả lời đc câu đầu thôi để mình nghĩ câu sau đã
32, Ông già Noel
34, Tuổi và chiều cao
36, Tên
Mình chỉ trả lời dc 3 câu thui
32. ông già Noel
34. tuổi
35. ao , hố ,kênh ,mương, sông , hồ.............
36. tên
37. lỗi
38. mắt cá chân
39. tật xấu
40. bóng của con voi
41. bánh chưng
mk chỉ giải đc mấy câu đó thui:(
1. Tiền sử biết đi . 2. Chịu. 3 . Con cá mập . 4. Chịu. 5 . Chịu.
1 Tiền tệ
2 Con thuyền, con cua.
3Cá mập / Cá heo
4 Con dơi
5 ko bt
Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đến nay vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thuỷ chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truyền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc. Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào ta phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.
Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống để tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả "một nắng hai sương" của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ, những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hoá nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẵng sống trong những đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người ngã xuống quyết tâm đánh đuổi kẻ thù... để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.
Có lòng biết ơn, sống ân nghĩ thuỷ chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, nhiêm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nước ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xã dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng trên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là "người ăn quả" của hôm nay, vừa là "người trồng cây" cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học trò trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hi sinh, thương yêu, lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thế hệ trẻ hôm nay.
Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lí làm người. Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
Có lẽ trong cuộc đời, ai cũng có lần mắc lỗi và phải trả giá cho lỗi lầm của mình. Nhưng sự trả giá ấy như thế nào mới có thể khiến con người thực sự ăn năn và không bao giờ tái phạm. Tôi không thể bào quên được cảm giác khi mình biến thành một con mèo trong ba ngày liền do mắc phải lỗi lầm. Biết bao rắc rối đã xảy ra trong những ngày đáng nhớ ấy.
Một hôm, tôi đang mải chạy chơi đùa nghịch trong nhà thì: “cheng”. Một tiếng gì đso kêu lên rồi thì mẹ bước lên và nói: “Hai chị em con đang làm gì thế này?”. Một cái bình pha lê đã rơi vỡ. Đó là một kỉ vật rất quan trọng trọng đối với bố mẹ tôi, tôi sợ vì chính tôi đã làm vỡ chiếc bình pha lê quý giá đó. Thừa lúc có em gái tôi ở đó tôi liền nói: “Con không biết đâu, em làm đấy mẹ ạ.” Rồi mẹ quay sang và mắng em tôi một trận. Tôi thở phào nhẹ nhõm khi thoát được tội. Buổi tối, lúc tôi đang ngủ say sưa trong chăn ấm thì đột nhiên, tôi nghe thấy một giọng nói kì lạ văng vẳng bên tai:
- Này cháu, cháu thật không phải là đứa con ngoan, không phải là người chị tốt. Nay ta phạt cháu phải mang hình dạng của một con mèo, cho đến khi cháu nhận ra lỗi lầm của cháu!
Tôi chưa kịp nói gì thì đột nhiên cả người tôi nóng ra, tôi cảm thấy người mình hình như đang nhỏ dần. Tôi sờ khắp người, một cái đuôi đã mọc ra, tai vểnh lên, mũi tẹt xuống và quanh mép lại còn lởm chởm vài sợi râu. Tôi chạy ra tước gương và hét toáng lên: “Mẹ ơi!”. Nhưng nó không còn là tiếng mẹ ơi nữa mà là tiếng meo … meo. Mẹ bước lên phòng tôi kêu lên: “Ôi! Con mèo bẩn thỉu này từ đâu đến đây, Thủy Tiên đâu rồi?” Rồi mẹ đuổi ra ngoài. Tôi vừa hét vừa khóc nức nở vì đau nhói. Tôi bực bội vì mẹ không nhận ra tôi. Vừa lạnh, vừa đói, tôi lết đến một bụi cây ở góc phố. Sáng sơm, trời đầy sương và gió bấc, lạnh lẽo. Tôi thấy mẹ mở cửa, tôi liền chạy lại gọi “Mẹ ơi!”. Nhưng tôi chỉ còn nghe tiếng “meo … meo” vô nghĩa. Mẹ lại xua đuổi tôi như tối hôm qua. Trên đường, xe cộ đi lại tấp nập, nào là các em nhỏ nắm tay nhau đến trường, tôi liền thấy Hoàng và Quế Giang (hai người bạn thân của tôi) đang dắt xe đạp trên con đường quen thuộc mà tôi vẫn thường đến trường. Tôi lại gần lấy chân cào cào vào chân hai cô bạn và nói: “Các cậu ăn sáng chưa?”. Câu hỏi mà tôi vẫn hỏi thường ngày nhưng thay vì trả lời câu hỏi đó thì hai bạn ấy lại tỏ vẻ bực mình và xua đuổi tôi. Tôi chợt nhận ra rằng tôi đã là một con mèo xấu xí. Đến tối thứ ba, vừa lạnh vừa đói lại vừa đau, tôi bật khóc lên: “Mẹ ơi! Mẹ ơi! Con hiểu ra rồi, con hiểu ra lỗi lầm của con rồi mẹ ơi, con nhớ ba mẹ quá! Hu … hu… hu!”. Bỗng nhiên tiếng nói hôm trước lại vang lên: “cháu đã nhận ra lỗi lầm của mình rồi thì từ nay hãy cố gắng chăm ngoan, vâng lời cha mẹ và trở thành một người con ngoan, một người chị tốt nhé!”. Và rồi rùng mình một cái, tôi lại được biến thành người như cũ. Tất cả giống như một giấc mơ vậy!
Qua ba ngày đêm sông lang thang ngoài đường, thấm thía sự khổ cực khi không được bố mẹ chăm sóc, không được bạn bè yêu mến, tôi đã hiểu ra rằng phải biết nhận lỗi khi làm sai việc gì đó. Cũng từ đó, tôi luôn cố gắng chăm ngoan, học giỏi để trở thành tấm gương tốt cho em gái và làm cha mẹ vui lòng.
biết đc chắc chết quá
Đúng đó