K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu đố 1: Bạn hãy tưởng tượng bạn đang đi trên 1 con thuyền trên 1 dòng sông có rất nhiều cá ăn thịt đến giữa dòng bỗng thuyền của bạn bị thủng 1 lỗ rất to, sau vài phút nữa thuyền sẽ chìm và chắc chắn bạn sẽ là bữa ăn những con cá này. Bạn làm cách nào đơn giản nhất để thoát ra khỏi cái hoàn cảnh chết tiệt này?Câu đố 2: Một người đi vào rừng sâu để thám hiểm, thật...
Đọc tiếp

Câu đố 1: Bạn hãy tưởng tượng bạn đang đi trên 1 con thuyền trên 1 dòng sông có rất nhiều cá ăn thịt đến giữa dòng bỗng thuyền của bạn bị thủng 1 lỗ rất to, sau vài phút nữa thuyền sẽ chìm và chắc chắn bạn sẽ là bữa ăn những con cá này. Bạn làm cách nào đơn giản nhất để thoát ra khỏi cái hoàn cảnh chết tiệt này?

Câu đố 2: Một người đi vào rừng sâu để thám hiểm, thật không may cho ông ta khi bắt gặp 1 con đười ươi rất hung dữ muốn xé xác ông ta ra. Trong tay ông ta có 2 con dao, ông sợ quá vứt 2 con dao ra đó, con đười ươi nhặt lên và sau vài phút nó nằm vật xuống đất chết luôn. Bạn có biết tại sao không?

Câu đố 3: Có một cây cầu có trọng tải là 10 tấn, có nghĩa là nếu vượt quá trọng tải trên 10 tấn thì cây cầu sẽ sập. Có một chiếc xe tải chở hàng, tổng trọng tải của xe 8 tấn + hàng 4 tấn = 12 tấn. Vậy đố các bạn làm sao bác tài qua được cây cầu này (Không được bớt hàng ra khỏi xe)?

10
3 tháng 11 2017

chợt tỉnh giấc

3 tháng 11 2017

Câu 1: Hãy ngừng tưởng tượng

Câu 2 : Vì đười ươi thường nắm 2 taylaij để vỗ mạnh vào ngực, lúc đó nó đang cầm 2 cây dao nên dao sẽ đâm vào ngực nó và nó chết

Câu 3 : Thì bác tài cứ việc bước qua cầu thôi ( hỏi làm sao để bác tài đi qua cầu chứ ko phải hỏi làm sao để chiếc xe đi qua cầu )

25 tháng 11 2018

Trả lời : HỔ KHÔNG CÓ ĂN CỎ ! MÀ CHỜ NÓ CẢ BUỔI NÓ CŨNG KHÔNG ĂN ĐÂU !

25 tháng 11 2018

Rất tiếc . Hổ ko ăn cỏ

Trong cuốn Những lời thông thái của tác giả G. Francis Xavier (NXB ĐHSP, TP Hồ Chí Minh), có kể một câu chuyện:Một công ty vận tải đăng quảng cáo tìm người vận chuyển hàng hóa. Tại buổi phòng vấn người xin việc được yêu cầu chuyển một cái két sắt rất nặng từ nơi này đến nơi khác. Người đi xin việc phải nỗ lực hết sức để di chuyển cái két, nghĩ rằng đó là bài kiểm tra cơ bắp, nhưng vô hiệu....
Đọc tiếp

Trong cuốn Những lời thông thái của tác giả G. Francis Xavier (NXB ĐHSP, TP Hồ Chí Minh), có kể một câu chuyện:
Một công ty vận tải đăng quảng cáo tìm người vận chuyển hàng hóa. Tại buổi phòng vấn người xin việc được yêu cầu chuyển một cái két sắt rất nặng từ nơi này đến nơi khác. Người đi xin việc phải nỗ lực hết sức để di chuyển cái két, nghĩ rằng đó là bài kiểm tra cơ bắp, nhưng vô hiệu. Rồi cũng đến lượt Johnny, một người đàn ông gầy ốm. Khi được yêu cầu di chuyển cái két, anh ta nói:“Anh đùa à? Tôi không thể chuyển cái kết một mình đıược, tôi cần có người giúp đỡ". Và anh ta được nhận công việc.
  Theo em ngụ ý của câu chuyện trên là gi? Viết bài văn nghị luận (tối đa 1.5 trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về ngụ ý của câu chuyện trên.

CHO EM XIN CÁI NGỤ Ý(nếu đc cả dàn ý thì tốt quá ạ)

0
Người nói, người nghe những câu in đậm dưới dây là ai? Xác định hàm ý của mỗi câu ấy. Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó?b) – […] Anh Tấn này! Anh bây giờ sang trọng rồi, còn cần quái gì các thứ đồ gôc hư hỏng này nữa. Chuyên chở lại lịch kịch lắm. Cho chúng tôi khuân đi thôi. Chúng tôi nhà nghèo dùng được tất.- Có gì...
Đọc tiếp

Người nói, người nghe những câu in đậm dưới dây là ai? Xác định hàm ý của mỗi câu ấy. Theo em, người nghe có hiểu hàm ý của người nói không? Những chi tiết nào chứng tỏ điều đó?

b) – […] Anh Tấn này! Anh bây giờ sang trọng rồi, còn cần quái gì các thứ đồ gôc hư hỏng này nữa. Chuyên chở lại lịch kịch lắm. Cho chúng tôi khuân đi thôi. Chúng tôi nhà nghèo dùng được tất.

- Có gì đâu mà sang trọng! Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để…

- Ái chà! Anh bây giờ làm quan rồi mà bảo là không sang trọng? Những ba nàng hầu. Mỗi lần đi đâu là ngồi kiệu lớn tám người khiêng, còn bảo là không sang trọng? Hừ! Chẳng cái gì giấu nổi chúng tôi đâu!

Tôi biết không thể nói làm sao được đành ngậm miệng, đứng trầm ngâm.

- Ối dào! Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời đồng xu lại càng giàu có!

(Lỗ Tấn, Cố hương)

1
23 tháng 4 2017

b, " Chúng tôi cần phải bán các thứ này đi để…" Người nói là anh Tấn, người nghe là chị hàng đậu. Hàm ý: Chúng tôi không thể cho những thứ này đi được.

- Người nói và người nghe đều hiểu được hàm ý của người nói, chi tiết chứng tỏ:

b, Ôi dào! Thật là càng giàu có càng không dám rời một đồng xu! Càng không dám rời đồng xu lại càng giàu có!

Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi: Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8 – 8 – 1986, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó sẽ nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi: Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8 – 8 – 1986, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó sẽ nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên Trái Đất. Nguy cớ ghê ghớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét, về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời (G.G. Mác - két, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình) 1. Văn bản chứa đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào là chủ yếu? 2. Nêu vị trí của đoạn trích trong văn bản. 3. Xét theo cấu tạo câu “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” thuộc kiểu câu gì?Việc sử dụng kiểu câu đó nhằm mục đích gì? 4. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên. 5. Cách đây nhiều năm chúng ta phải đối mặt với chiến tranh hạt nhân. Còn bây giờ cả thế giới đang phải gồng mình chống đại dịch COVID. Ở Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và một số tỉnh thành đang căng mình chống dịch với Phương châm “Chống dịch như chống giặc”. Em hiểu câu nói đó như thế nào? Bằng một đoạn văn ngắn hãy bày tỏ suy nghĩ của em về câu nói đó.

0
19 tháng 5 2021

C2:

trạng ngữ:Trong khi chờ các sản phẩm này phân hủy

chủ ngữ:con người 

vị ngữ:sẽ phải sông cùng rác thải nhựa và đưa các chất độc hai từ nhựa thông qua chuỗi thức ăn..

kiểu câu: câu đơn

19 tháng 5 2021

Câu 1. Thông tin: "Mỗi năm thế giới thải ra 300 triệu tấn rác thải nhựa, gần 1/3 số túi nilon con người thải ra không được thu gom và xử lý, hơn 9,1 tỷ tấn rác thải nhựa đang tihsc tụ trên trái đất'' cho thấy

- Khối lượng rác thải nhựa mà con người thải ra hàng năm là khổng lồ

- Hiện trạng của túi nilon thải ra:  1/3 không được xử lí

-Trái Đất đang phải hứng chịu rác thải : 9.1 tỷ tấn rác tích tụ

=> Con người đã và đang thải ra hàng tỷ tấn rác vào môi trường mà không có biện pháp xử lí. Vì thế, Trái Đất - ngôi nhà chung của chúng ta - đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm trầm trọng

Câu 2. Phân tích cấu tạo

Trong khi chờ .... phân hủy, con người / sẽ phải sống cùng .... qua chuỗi thức ăn"

                   TN                       CN                              VN

=> Xét về cấu tạo ngữ pháp, đây là câu đơn

“Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8 – 8 – 1986, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó sẽ nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên Trái Đất. Nguy cơ ghê ghớm đó đang đè nặng lên chúng ta...
Đọc tiếp

“Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8 – 8 – 1986, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chỗ đó sẽ nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên Trái Đất. Nguy cơ ghê ghớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét,”

1. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Của ai? VB được đọc trong hoàn cảnh nào?

2. Giải thích ý nghĩa điển tích thanh gươm Đa-mô-clet, tìm một thành ngữ VN có ý nghĩa tương tự

3. Vì sao trong VB chứa đoạn trích trên tác giả gọi việc chạy đua vũ khí hạt nhân là “dịch hạch”? Cách nói đó thể hiện thái độ của tác giả như thế nào?

0
25 tháng 8 2017

Thuyết minh về cái quạt

I - Mở bài: Giới thiệu khái quát về công dụng của chiếc quạt trong đời sống.
II - Thân bài:
1. Giới thiệu lịch sử của chiếc quạt:
- Từ xa xưa con người đã dùng chiếc mo cau làm quạt:
+ Dùng nan tre để đan quạt nan.
+ Dùng giấy và nan tre để làm nên những chiếc quạt bằng giấy có thể gấp lại được trông rất đẹp và tiện lợi.
+ Dùng lông chim để làm những chiếc quạt vừa nhẹ vừa mềm mại duyên dáng.
- Khi khoa học kĩ thuật phát triển và phát minh ra nguồn điện:
+ Chế tạo ra những chiếc quạt có cánh bằng nhựa, kim loại và chạy bằng động cơ.
2. Các loại quạt, đặc điểm cấu tạo của từng loại:
- Quạt gồm có nhiều chủng loại: to, nhỏ tùy theo nhu cầu của người dùng. Dựa vào các đặc điểm, cấu tạo người ta đặt tên ra các loại quạt…
+ Quạt mo cau, lá cọ: Dù được làm bằng một chiếc mo cau hoặc tàu lá cọ thì cũng có phần để cầm và phần tạo ra gió.
+ Quạt nan: Có cán để cầm quật, có phần tạo gió và được đan thành nhiều loại có hình dáng khác nhau: hình bán nguyệt, hình tròn,…
+ Quạt giấy: Có hình tam giác, có phần để cầm quạt; có hơn chục nan và được gắn với nhau bằng loại giấy mỏng nhiều màu, khi không dùng có thể gấp lại được.
+ Quạt điện: được chạy bằng động cơ, tạo gió mạnh hay nhẹ tùy theo người dùng điều chỉnh; quạt có bộ phận tạo gió là những chiếc cánh mỏng có thể làm bằng nhựa hoặc kim loại. Để bảo vệ người dùng, loại quạt này thường có bộ phận bảo vệ cánh quạt được làm như chiếc lồng nhỏ. Những chiếc cánh đó được gắn một động cơ phía sau và được bảo vệ bằng vỏ nhựa. Phần dưới là thân quạt ( độ ngắn dài tùy ý người sản xuất và người dùng: quạt cây, quạt bàn, quạt treo tường, quạt trần…)
3. Công dụng: Đem lại những luồng gió mát cho con người vào những ngày hè oi ả, bảo đảm sức khỏe cho mọi người trong lúc lao động cũng như khi nghỉ ngơi.
4. Cách sử dụng:
- Các loại quạt mo, quạt nan, quạt giấy: phải dùng tay và sức người để quạt.
- Quạt cây, quạt bàn, quạt treo tường, quạt trần: dùng động cơ điện
5. Cách bảo quản:
- Các loại quạt làm bằng chất liệu như lá cây, mo cau, tre khi dùng xong phải giữ khô; khi quạt phải nhẹ nhàng không gấp hoặc vo lại.
- Các loại quạt chạy bằng động cơ: Khi dùng phải điều chỉnh điện hợp lí, khi không dùng phải tắt quạt ,thỉnh thoảng phải lau sạch và tra dầu bảo vệ động cơ.
III – Kết bài:
- Đánh giá vai trò của chiếc quạt đối với đời sống con người.
- Phát biểu những cảm nghĩ của em về chiếc quạt trong gia đình.

25 tháng 8 2017

Thuyết minh về cái kéo

1/ Mở bài: giới thiệu chung về cái kéo hoặc tình huống để đối tượng xuất hiện
2/ Thân bài: định nghĩa về cái kéo là một dụng cụ như thế nào
– Sơ lược về nguồn gốc của cái kéo(có thể đưa ra một số câu danh ngôn liên quan đến kéo)
– Liệt kê số lượng, đặc điểm, cấu tạo( càng chi tiết càng tốt)
– Họ nhà kéo đông đúc và có nhiều loại ra sao . mỗi loại có công dụng và cấu tạo như thế nào?(vd kéo cắt vải, nên ta mới có quần áo thẳng thớm, tơm tất ; còn có kéo dùng trong ytế , chỉ cần thiếu chúng thì bạn sẽ khó lòng mà hoàn tất được ca mổ trong gang tất và có thể gây nguy hiểm cho người bệnh..v…v)
3/ Kết bài: cảm nghĩ của bạn về cái kéo trong cuộc sống hiện tại (dài dài tí)
Tác dụng: cắt những vật liệu nhỏ, mảnh, đòi hỏi 1 lực không lớn để cắt, ví dụ như giấy, vải dây nhựa mỏng, miếng kim loại mỏng. Thường được dùng trong nhà bếp, làm vườn, thủ công, ngoài ra có thể dùng trong một số lĩnh vực đặc biệt khác.

13 tháng 4 2019

Viết đoạn văn từ 7 - 10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

HS nêu cảm nhận về đoạn thơ đó, về cơ bản phải nêu được những nét sau:

   - Vẻ đẹp của sự giao mùa, của tâm hồn con người giao cảm với thiên nhiên và mang đầy dự cảm, thể hiện sự chiêm nghiệm và suy tư của nhà thơ.

   - Những tia nắng hạ vẫn còn, cơn mưa ồ ạt cũng vơi dần đi. Nắng – mưa là hai hình ảnh tương phản chuyển giao của đất trời trước thời khắc giao mùa.

   - Hai dòng thơ cuối vừa mang nét nghĩa tả thực, vừa là hình ảnh ẩn dụ :

      + Ý nghĩa tả thực: sấm gắn với cơn mưa mùa hạ cũng đã bớt dần.

      + Ý nghĩa ẩn dụ: Sấm - những gì bất thường dữ dội trong cuộc sống, hàng cây đứng tuổi - người từng trải. Con người từng trải sẽ bình thản hơn, trưởng thành hơn, điềm đạm chín chắn hơn với những bão tố của cuộc đời.