Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Các sự kiện chính
- Mùa xuân, ông Diểu đi săn. Ông bắn hạ khi bố.
- Khỉ bố bị thương nặng, khi mẹ quyết tâm cứu khỉ bố.
- Khỉ con xuất hiện cướp súng của ông Diểu và cùng rơi xuống vực với khẩu súng.
- Ông Diểu vác khỉ bố về trong tình trạng khi mẹ lẽo đẽo theo sau.
- Ông Diểu động lòng trước tình trạng và tình cảm của hai vợ chồng nhà khỉ, ông băng bó vết thương cho khỉ bố và tha cho nó.
- Ông Diểu trở về nhà trong làn mưa xuân dịu dàng và những đoá hoa tử huyển nở rộ mà 30 năm mới nở một lần.
a. Nhân vật ông Diểu được quan sát chủ yếu từ hành động và nội tâm (đặc biệt là độc thoại nội tâm) qua cái nhìn của tác giả với ngôi kể thứ ba hạn tri.
b. Cách sử dụng điểm nhìn, ngôi kể như vậy đã thể hiện được tính khách quan, tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện. Hành động, suy nghĩ và nội tâm của nhân vật qua ngôi kể thứ 3 đã được bao quát rõ hơn, người đọc sẽ cảm nhận được rõ hơn thông điệp tác phẩm.
- Người kể chuyện: có hai người kể
+ Phần 1: chàng trai
+ Phần 2: lão Nhiệm Bình
Trong phần 1 có nhiều đoạn người kể chuyện là lão Nhiệm Bình. Vì vậy, văn bảo có nhiều người kể chuyện.
- Điểm nhìn:
+ Phần 1: chàng trai; lão Nhiệm Bình
+ Phần 2: lão Nhiệm Bình
Đôi khi, điểm nhìn dịch chuyển sang một số người bạn chài khác.
=> Câu chuyện có nhiều người kể chuyện và nhiều điểm nhìn, đồng thời có sự dịch chuyển điểm nhìn.
- Tác dụng: Giúp cho việc thể hiện chủ đề, tư tưởng của văn bản được khách quan, mở rộng và đa diện hơn.
- Ngôi kể: ngôi thứ ba hạn tri.
- Điểm nhìn của nhân vật Tuấn.
- Ưu thế của ngôi kể và điểm nhìn ấy:
+ Người kể chuyện ngôi thứ ba hạn tri có khả năng bao quát hiện thực đời sống cao hơn so với người kể chuyện ngôi thứ nhất. Ngôi kể này có thể tạo ra cái nhìn khách quan, xác thực khi viết truyện kí, nhất là truyện kí lịch sử theo ý đồ nghệ thuật của Nguyễn Vỹ.
+ Điểm nhìn của nhân vật Tuấn là điểm nhìn của nhân chứng và có ưu thế nói thay tiếng nói của học sinh, sinh viên đương thời về cụ Phan Bội Châu và ảnh hưởng của cụ đối với lớp trẻ Việt Nam lúc bấy giờ.
- Phần thú: phần non nớt, bản năng, hoang dã, man rợ.
- Phần người: phần cao quý, có được nhờ quá trình học tập, tu dưỡng, trau dồi lẽ sống vươn tới tình thương yêu và khát vọng những điều gì tốt đẹp, xứng đáng với con người.
- Giữa hai phần này luôn có đấu tranh không dễ dàng: Pê-xcốp luôn khao khát chiến thắng phần con thú” trong bản thân, khao khát “tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy”. Con đường ấy như việc bước dần lên những bậc thang và là một quá trình rèn luyện lâu dài, không mệt mỏi; mỗi thành công chỉ là một bậc thang nhỏ nên cần phải nỗ lực vươn lên không ngừng.
- Ngôi kể thứ nhất, điểm nhìn qua nhân vật “tôi” - Pê-xcốpđã giúp thể hiện cuộc đấu tranh giữa phần “thú” và phần “người” sâu sắc, tác động mạnh mẽ tới người đọc, người đọc nhận thức được những khó khăn trên hành trình ấy.
* Tác phẩm Tôi đã học tập như thế nào? (M. Go-rơ-ki):
- Ngôi kể thứ nhất dùng để miêu tả hành trình học tập của bản thân.
- Đặt điểm nhìn vào nhân vật chính - tác giả, kể lại những kinh nghiệm, cảm nhận của mình trong quá trình học tập.
=> Tác giả chia sẻ kinh nghiệm và khuyến khích mọi ngượi tự học, tự đọc.
- Việc Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu được thuật lại theo ngôi kể thứ 3, qua điểm nhìn của tác giả.
- Dựa vào nội dung văn bản, người kể giấu mình không xưng (tôi) chỉ kín đáo gọi sự vật theo ngôi thứ ba: gọi tên nhân vật theo nhận xét của mình và kể sao cho sự việc diễn ra theo trình tự.
đối với ngôi kể thứ 3 , điểm nhìn của tác giả , điểm nhìn này khắc họa rõ nét được bức tranh nông thôn VN với số phận khốn khổ của nông dân , ngôi kể thứ3 sẽ giúp người đọc bao quát được nội dung và tác phẩm .
- Hệ thống điểm nhìn: Người kể chuyện chủ yếu trần thuật theo điểm nhìn của mình, điểm nhìn bên trong chiếm ưu thế.
- Điểm nhìn người kể chuyện giúp nhà văn miêu tả chính xác, khách quan diễn biến hành động của nhân vật, kết hợp với điểm nhìn bên trong để miêu tả nội tâm, cảm xúc của nhân vật.
+ Ông Năm khắc khoải chờ mong tin con, buồn bã khi nhớ về con.
+ Thán lo lắng cho câu chuyện giữa mình với Diễm Thương.
+ Diễm Thương lạnh nhạt, không cảm xúc.
Cách nhìn, quan điểm, thái độ của người kể chuyện xưng “tôi” đối với các nhân vật và sự việc trong truyện được thể hiện:
- Khi Hà Nội giải phóng, ông thấy khoan khoái và tự hào, vui mừng bởi đó là nơi ông trân quý, ông yêu quý Hà Nội và con người, nếp sống Hà Nội.
- Ông trân trọng và cảm phục phong cách, lối sống, suy nghĩ và bản lĩnh văn hóa của cô Hiền.
- Thất vọng, không hài lòng trước những biến đổi tiêu cực, không có trách nhiệm và làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của lối sống người Hà Nội hiện nay.
=> Nhân vật “tôi” là giỏi quan sát và đưa ra cảm nhận sắc sảo, ông là người chứng kiến và đi qua những thăng trầm của lịch sử, từng trải và chiêm nghiệm, thấm thía và trân trọng giá trị văn hóa truyền thống.
- Câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất số ít, xưng “cháu”, còn điểm nhìn thì có khi là qua “cháu” - người con trai, có khi là qua "bố cháu”, nhưng đa phần là qua “cháu”.
- Tác dụng của Việc sử dụng ngôi kể, điểm nhìn: giúp cho việc thể hiện chủ đề cũng như thông điệp của tác phẩm được khách quan và đa diện hơn.