Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Cách 1 :
Nhà vua hãy (nên, phải, đừng, chớ) hoàn gươm lại cho Long Vương !
- Cách 2 :
Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương đi ! (thôi, nào)
- Cách 3 :
Xin (mong) nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương !
Yêu cầu | Câu khiến | Tình huống |
a) Câu khiến có hãy ở trước động từ. | - Hãy giúp mình mở cánh cửa này đi | Em không mở được cánh cửa vì nó khép quá chặt. Em nhờ bạn giúp. |
b) Câu khiến có đi hoặc nào ở sau động từ. | - Nào, chúng ta cùng học nhé ! | Em rủ bạn cùng học bài. |
c) Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ. | - Xin ba cho con qua nhà bạn Nhiên chơi một lát! | Xin người lớn cho phép làm việc gì đó |
Dựa vào cách thức tạo ra câu khiến đã học, căn cứ vào nội dung đã cho, em đặt vào câu khiến theo yêu cầu câu hỏi.
Em có thể đặt như sau:
a. - Em hãy ở nhà, bữa khác chị sẽ cho đi! - Con hãy học bài đi!
b. - Chúng minh ra bờ hồ dạo mát đi! - Chúng mình cùng học bài đi nào!
c. - Mong cậu giữ đúng lời hứa! - Xin bố cho con được học thêm môn võ thuật ở nhà văn hóa thiếu nhi!
Dựa vào cách thức tạo ra câu khiến đã học, căn cứ vào nội dung đã cho, em đặt vào câu khiến theo yêu cầu câu hỏi.
Em có thể đặt như sau:
a. - Em hãy ở nhà, bữa khác chị sẽ cho đi! - Con hãy học bài đi!
b. - Chúng minh ra bờ hồ dạo mát đi! - Chúng mình cùng học bài đi nào!
c. - Mong cậu giữ đúng lời hứa! - Xin bố cho con được học thêm môn võ thuật ở nhà văn hóa thiếu nhi!
Câu | Giữ được phép lịch sự | Không giữ được phép lịch sự |
a)- Lan ơi, cho tớ về với! | X (Vì có các từ xưng hô thể hiện quan hệ thân một) |
|
- Cho đi nhờ một cái! | X (Vì nói trống không) |
|
b) - Chiều nay, chị đón em nhé ! | X (Câu để nghị lịch sự, tình cảm vì có từ nhé thể hiện đề nghị thân mật.) |
|
- Chiều nay chị phải đón em đấy ! | X (Câu đề nghị bất lịch sự vì có từ phải mang tính bắt buộc như một câu mệnh lệnh. Nó không phù hợp với người nhỏ nói với người lớn.) |
|
c) - Đừng cố mà nói như thế ! | X (Câu nói không giữ được phép lịch sự vì khô khan, như một mệnh lệnh.) |
|
- Theo tớ, cậu không nên nói như thế ! | X (Câu nói giữ được phép lịch sự bởi người nói giữ được sự nhã nhặn, khiêm tốn qua các từ xưng hô tớ - cậu, các từ khuyên nhủ không nên, khiêm tốn : theo tớ.) |
|
d)- Mở hộ cháu cái cửa ! | X (Câu nói không giữ được phép lịch sự vì câu nói trống không, cộc lốc) |
|
- Bác mở giúp cháu cái cửa này với ! | X (Câu giữ được phép lịch sự bởi có cặp từ xung hô bác - cháu, thêm từ giúp thể hiện được sự nhã nhặn, từ vởi thể hiện sự thân mật.)
|
a) Cuối cùng, nàng quay lại bảo thị nữ :
- Hãy gọi người hàng hành vào cho ta !
b) Một anh chiến sĩ đến nâng con cá lên hai bàn tay, nói nựng : “Có đau không, chú mình ? Lần sau, khi nhảy múa phải để ý nhé ! Đừng có nhảy lên boong tàu !
c) Con rùa vàng không sợ người, nhô thêm nữa, tiến sát về phía thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói :
- Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương !
d) Ông lão nghe xong, bảo rằng :
- Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.
a) Vào giờ kiểm tra, chẳng may bút của em bị hỏng. Em biết bạn em có hai bút. Hãy nói với bạn một câu để mượn bút.
Cho tớ mượn cây bút của cậu nhé !
- Làm ơn cho mình mượn cây bút của bạn một chút!
- Bạn cho tớ mượn cây bút của bạn chút nào!
b) Em gọi điện thoại cho bạn, gặp người ở đầu dây bên kia là bố của bạn. Hãy nói một câu với bác ấy để bác chuyển máy cho em nói chuyện với bạn em.
- Thưa bác, bác cho cháu nói chuyện với Trang chút ạ !
- Xin phép bác cho cháu nói chuyện với bạn Trang ạ !
- Bác làm ơn cho cháu nói chuyện với bạn Trang ạ !
- Phiền bác chuyển mảy cho cháu nói chuyện với bạn Trang một chút ạ !
c) Em đang tìm nhà bạn bỗng gặp một chú từ một nhà gần đấy bước ra. Hãy nói một câu nhờ chú ấy chỉ đường.
- Chú ơi, nhờ chú chỉ giúp cháu nhà bạn Hiền ở đâu ạ !
- Phiền chú chỉ giúp cháu nhà bạn Hiền ở đâu ạ !
Câu cầu khiến đc đặt bằng cách thêm các từ: hãy, đừng, chớ, nên, phải .....vào trước động từ