Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Ngó lên nuộc lạt mái nhàBao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.Cái hay của cách diễn đạt trong bài nằm ở cách dùng từ và cách dùng hình ảnh so sánh. Bài ca dao mở đầu bằng động từ "ngó lên", “ngó lên” là ngước lên, là nhìn lên. Hành động ấy chí sự thành kính, nó giống như việc thành khẩn thắp nén nhang dâng lên tiên tổ. “Ngó lên nuộc lạt mái nhà”, chỉ riêng việc ngó lên phía mái nhà đã gợi đến lòng biết ơn đối với những lớp người đi trước - những lớp người đã tạo ra và giữ yên mái ngói yên bình của ngòi nhà, dòng tộc. Không chỉ vậy, hướng ánh mắt lên mái nhà để ngó nhưng nuộc lạt. Và hình ảnh so sánh ở đây thật độc đáo: “Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bây nhiêu”. Nỗi nhớ được so sánh với số lượng nuộc lạt trên mái nhà! Có ai lại đi đo, đi đếm nỗi nhớ bao giờ... Nhưng trong thực tế, cùng chẳng ai đếm, ai đo lượng nuộc lạt trên mái nhà! Bởi nhắc đến hình ảnh “nuộc lạt”, ta chỉ thấy nó nhiều về số lượng và hơn thế nó tạo ra sự kết nối bền chặt cho mái nhà.Ở đây, tác giả so sánh nỗi nhớ với ông bà là dùng cái vô hạn để chỉ nỗi nhớ và sự yêu kính đồng thời gợi ra sự nối kết bền chặt của tình cảm máu mủ ruột rà, tình cảm huyết thống của con cháu với ông cha. Không chỉ thế, trong bài ca dao này, dân gian sử dụng thể lục bát biến thế. Câu tám tiếng lại gồm chín tiếng, nỗi nhớ ông bà như tràn ra khỏi phạm vi câu chữ. Bài ca dao ngắn gọn, giản dị nhưng xiết bao cảm động.Câu ca dao trên sử dụng nghệ thuật ẩn dụ "nuột lạt" và nghệ thuật so sánh "bao nhiêu" - "bấy nhiêu". Nhà thời xưa ở làng quê Việt Nma thường được lợp bằng rơm rạ. Từ "nuột lạt" để chỉ những sợi tre/ giang được chẻ nhỏ, mỏng, dẻo dai và bền chắc, dùng để buộc những lớp mái ngói/ rơm rạ với khung trên mái nhà. Nhà thường là tượng trưng cho tình cảm gia đình. Mái nhà thường gợi nhớ về tổ tiên, cội nguồn. "Nuột lạt" là hình ảnh ẩn dụ để chỉ sự gắn kết bền chặt của tình cảm gia đình. Hành động "ngó lên" để gợi sự tưởng nhớ, biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Cụm từ chỉ sự đong đếm ước lệ "bao nhiêu" - "bấy nhiêu" đã khiến cho tình cảm, sự biết ơn ấy trở nên vô hạn. Câu ca dao bằng sự quan sát và cảm nhận tinh tế đã gửi gắm tình cảm, sự biết ơn vô hạn của con cháu đối với ông bà.
" Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
"Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
"Ngó lên nuộc lạt mái nhà,
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu"
1.Các bài ca dao trên gieo vần gì ?
A.Vần chân
B.Vần lưng
2.Các bài ca dao trên gieo vần như thế nào?
A.Vần liền
B.Vần cách
3.Cụm từ"Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu"đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
A.So sánh
B.Ẩn dụ
C.Nhân hoá
D.Hoán dụ
I. Trắc nghiệm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1 – c; 2 – a; 3 – d; 4 – b | b | c | a | c |
II. Tự luận
1. Bản dịch thơ Xa ngắm thác núi Lư:
Nắng rọi Hương Lô khói tía bay
Xa trông dòng thác trước sông này
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước
Tưởng dải ngân hà tuột khỏi mây.
2. Viết bài văn nêu cảm nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Yêu cầu biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được cảm xúc chân thành. Về cơ bản phải nêu được các nội dung sau:
a. Phần mở bài (0.5 điểm)
- Giới thiệu bài ca dao
- Nêu chủ đề bài xa dao: ca dao than thân về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa: nhỏ bé, đắng cay, nhiều thiệt thòi, phụ thuộc vào hoàn cảnh.
b. Thân bài (5 điểm)
- Bài ca dao mở đầu bằng “thân em” để nói lên thân phận, nỗi khổ đau của người phụ nữ trong xã hội cũ. Mở đầu như vậy cho ta thấy thân phận nhỏ bé, tội nghiệp, cay đắng của người phụ nữ xưa, gợi nên sự đồng cảm sâu sắc. (1 điểm)
- Tác giả dân gian sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh “ Thân em như trái bần trôi”.(0.5 điểm)
+ Cây bần là loại cây quen thuộc với người dân vùng Nam Bộ. Cây mọc tự nhiên hoặc được trồng để chống sạt lở ven sông, đầu ghềnh cuối bãi. (0.25 điểm)
+ Tên gọi của trái bần dễ gợi sự liên tưởng đến thân phận nghèo khó, đau khổ. Đồng thời hình ảnh cũng phản ánh tính địa phương trong ca dao. (0.25 điểm)
- Cô gái ví mình thứ quả lạc giữa dòng nước mênh mông. Trái bần bé nhỏ bị “gió dập sóng dồi” xô đẩy không “biết tấp vào đâu”. Nó gợi số phận chìm nổi, lênh đênh vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. (1 điểm)
- Bài ca dao diễn tả chân thực cuộc đời, thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa. ở đó, người phụ nữ chịu nhiều đau khổ. Họ hoàn toàn lệ thuộc vào hoàn cành, không có quyền tự quyết cuôc đời mình. (1.0 điểm)
- Bài ca dao có thế ví như tiếng nói than thân, phản kháng của những người phụ nữ bình dân. HS có thể mở rộng một vài bài ca dao cùng chủ đề để liên hệ. (0.5 điểm)
- Thể thơ lục bát, âm điệu thân thương, hình ảnh so sánh độc đáo, có hình thức của câu hỏi tu từ. (0.5 điểm)
c. Kết bài (0.5 điểm)
Khẳng định lại giá trị bài ca dao. Nghĩ về cuộc sống của người phụ nữ hiện đại.
Chọn A