Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Trong đoạn trích, Gia-ve và Giăng Van-giăng được miêu tả là những người có uy quyền. Nhưng Giăng Van-giăng mới thực sự là người có uy quyền. Vì trước mọi tình huống. Giăng Van-giăng luôn là người bình tĩnh, làm chủ tình hình, thậm chí khiến Gia-ve phải run sợ. Uy quyền của Giăng Van-giăng là uy quyền của một người dám hi sinh bản thân để thực hiện nghĩa vụ của lương tâm.
- Điều thực sự làm nên uy quyền của một con người đấy là việc người ta đại diện cho cái thiện, đại diện cho chính nghĩa, thể hiện lòng thương người và khiến cho những người khác phải nể phục mình. Uy quyền được tạo nên từ sự bình tĩnh, ung dung, hiên ngang, đường hoàng, không phải được tạo nên từ sự bạo lực, ép buộc.
Phương pháp giải:
Học sinh tự định nghĩa, hình dung về một con người uy quyền.
Lời giải chi tiết:
Một con người có uy quyền phải là một người có tấm lòng nhân hậu; có tiếng nói mạnh mẽ, hành động quyết liệt đáng tin cậy và khiến kẻ ác phải lo sợ, hãi hùng.
Nhân vật Giăng Van-giăng trong tác phẩm Những người khốn khổ của Vich-to Huy-gô là một người có uy quyền.
- Ông được nhiều người tin tưởng, là một ông thị trưởng có tiếng nói và quyền uy được người dân tin tưởng.
- Giăng Van-giăng là một người tốt bụng, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
- Ngay cả khi đứng trước mặt tên Gia-ve, uy quyền của ông khiến cho hắn phải sợ hãi.
Phương pháp giải:
- Nhớ lại cuốn sách hoặc bộ phim có nhân vật là một người có uy quyền.
- Chia sẻ ấn tượng của bản thân về nhân vật ấy.
Lời giải chi tiết:
Nhân vật Giăng Van-giăng trong tác phẩm Những người khốn khổ của Vich-to Huy-gô là một người có uy quyền.
- Ông được nhiều người tin tưởng, là một ông thị trưởng có tiếng nói và quyền uy được người dân tin tưởng.
- Giăng Van-giăng là một người tốt bụng, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
- Ngay cả khi đứng trước mặt tên Gia-ve, uy quyền của ông khiến cho hắn phải sợ hãi.
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
- Đọc kĩ phần tri thức ngữ văn về người kể chuyện ngôi thứ ba.
- Dựa vào những lý thuyết về người kể chuyện ngôi thứ ba để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
+ Quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba có được thể hiện trong đoạn trích.
+ Lý do cho thấy quyền năng của người kể chuyện ngôi thứ ba trong đoạn trích:
- Người kể chuyện trong đoạn trích chỉ hiện ra qua những lời kể, lời bình luận, những câu hỏi gợi mở tâm lý nhân vật trong từng diễn biến của câu chuyện đồng thời thể hiện cách nhìn nhận của mình đối với nhân vật và sự việc đó.
- Người kể chuyện đứng dưới góc nhìn của người thứ ba chứng kiến toàn bộ sự việc từ những sự kiện xảy ra đến nội tâm nhân vật.
- Người kể chuyện trong đoạn trích này đã thể hiện quyền năng của mình, trở thành người kể chuyện toàn tri dẫn dắt người đọc nhập tâm vào câu chuyện mình kể.
https://tech12h.com/de-bai/quyen-nang-cua-nguoi-ke-chuyen-ngoi-thu-ba-co-duoc-hien-trong-doan-trich-nay-khong-vi-sao
a. Chuẩn bị nói
- Lựa chọn đề tài: Truyện ngắn không có cốt truyện li kì, hấp dẫn có thể là một truyện hay được không?
- Tìm ý và sắp xếp ý:
+ Như thế nào là truyện ngắn không có cốt truyện?
+ Tại sao “truyện ngắn không có cốt truyện” nhưng vẫn hay và hấp dẫn bạn đọc?
+ Những lí lẽ và bằng chứng nào cho thấy điều này?
- Xác định từ ngữ then chốt
b. Chuẩn bị nghe
- Tìm hiểu các thông tin cần thiết xung quanh vấn đề nêu ra để thảo luận.
- Ghi vắn tắt ý kiến của bản thân về vấn đề thảo luận.
- Sẵn sàng tham gia thảo luận để cùng đi đến cách hiểu thoả đáng về vấn đề.
2. Thực hành nói và nghe
Người nói | Người nghe |
- Nêu sự hưởng ứng đối với đề tài của cuộc thảo luận. - Tóm tắt và đánh giá các ý kiến đã có về vấn đề; nêu cách nhìn nhận riêng của mình và làm rõ căn cứ của cách nhìn nhận đó. - Tóm tắt lại ý kiến của bản thân, nêu những điểm cần được đồng thuận, nhấn mạnh sự bổ ích của cuộc thảo luận. | - Nghe trên tinh thần chuẩn bị đưa ra ý kiến hồi đáp của mình để thúc đẩy cuộc thảo luận đạt kết quả tích cực. - Ghi vắn tắt vào sổ tay hay vở ghi chép những điểm cần tranh luận với người nói. |
* Bài nói mẫu tham khảo:
Có ý kiến cho rằng: “Xây dựng tình huống truyện độc đáo là một trong những yếu tố góp phần đem lại sự thành công cho truyện ngắn, giúp nhà văn khắc họa rõ nét phẩm chất, tính cách, khả năng ứng xử của nhân vật đồng thời bộc lộ sâu sắc ý đồ tư tưởng của mình”. Bạn có đồng ý với ý kiến đó không? Bạn nghĩ sao về những “truyện không có cốt truyện”? Theo bạn, một câu chuyện “không có cốt truyện” liệu có còn hay và hấp dẫn bạn đọc? Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng thảo luận về vấn đề này.
Trước hết, chúng ta cần biết rằng như thế nào là “cốt truyện”, “truyện không có cốt truyện”? Cốt truyện là hình thức tổ chức cơ bản nhất của truyện; nó bao gồm các giai đoạn phát triển chính, một hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của các tác phẩm văn học, nhất là đối với các sáng tác thuộc các loại tự sự và kịch. Cốt truyện thường gồm hai phương diện gắn bó hữu cơ : Vừa là phương tiện bộc lộ tính cách, vừa là phương tiện để nhà văn bộc lộ các xung đột xã hội. Cốt truyện được nhà văn xây dựng gồm các thành phần: trình bày, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút. Nhờ đó, câu chuyện thêm phần kịch tính, hấp dẫn bạn đọc. Vậy sẽ ra sao nếu “truyện không có cốt truyện”? Khái niệm “truyện không có cốt truyện” chỉ mang tính ước lệ và quy ước cao, nó đánh dấu một sự cách tân nghệ thuật của các nhà văn hiện đại trong lĩnh vực tự sự học. Truyện không có cốt truyện thường có sự đan xen phức tạp giữa tự sữ với trữ tình và những miêu tả đời sống nội tâm của nhân vật. Hiểu một cách đơn giản, truyện không có cốt truyện là loại truyện không có những tình huống li kì lắt léo, không thể tóm tắt, khó có thể kể lại được do kĩ thuật tự sự “dòng ý thức” của nhà văn đem lại.
Nhắc đến “truyện không có cốt truyện”, những sáng tác của Thạch Lam được coi là thành công nhất. Truyện ngắn của ông được nhận xét là đậm chất trữ tình. Ông không đi sâu vào khai thác những mâu thuẫn của hiện thực, không tạo dựng những tình huống kịch tính mà tập trung khám phá tâm hồn con người. “Dưới bóng hoàng lan” là một truyện ngắn như vậy. Câu chuyện diễn ra yên bình, nhẹ nhàng như chính bức tranh thiên nhiên trong sáng được diễn tả trong tác phẩm. Không có sự kiện nổi bật, không có biến cố, các nhân vật xuất hiện một cách tự nhiên, một cuộc sống sinh hoạt đời thường hiện ra không có gì độc đáo. Thế nhưng, nó lại có sức hút đến lạ. Sức hút đến từ dòng cảm xúc của các nhân vật. Thanh – một chàng trai trở về quê sau 2 năm xa với niềm mong nhớ khôn nguôi. Quê hương như dòng nước thanh khiết gột rửa tâm hồn chàng tránh xa khỏi chốn phồn hoa đô thị. Và bà của Thanh mang bóng hình người phụ nữ Việt Nam – một con người tần tảo, hi sinh, chịu thương chịu khó. Nga – một cô bé hàng xóm xinh xắn, hồn nhiên, dễ thương mang trong mình mối tình sâu kín đầu đời với Thanh. Mạch truyện diễn ra chậm rãi, nhẹ nhàng cùng những cảm xúc của nhân vật khiến bạn đọc như được hoà mình trong khung cảnh thanh bình, yên ả ấy.
Truyện tâm tình, với nghệ thuật xoáy sâu vào tình cảm người đọc bằng giọng văn nhỏ nhẹ, thủ thỉ, điềm tĩnh và lắng sâu, nhiều dư vị, dư vang, bằng một hình tượng nghệ thuật có sức lay động và ám ảnh sâu sắc. Thạch Lam đã đem đến cho bạn đọc những cảm nhận về tình yêu quê hương, tình yêu gia đình và mối tình đôi lứa hồn nhiên, trong sáng. Câu chuyện khép lại nhưng mở ra trong lòng bạn đọc nhưng suy tư, trăn trở về con người, về cuộc đời. Đó chính là thành công của một tác phẩm “truyện không có cốt truyện”.
Lựa chọn đề tài: Nhân vật quản ngục trong Chữ người tử tù có thật sự là một người uy quyền, tự do?
Tìm ý và sắp xếp ý:
- Giới thiệu khái quát về nhân vật quản ngục:
+ Tả về ngoại hình của viên quản ngục: Một người tuổi trung niên; Khuôn mặt như mặt ao;… Với những chi tiết miêu tả của Nguyễn Tuân thì viên quản ngục là một người điềm đạm, phúc hậu.
+ Tính cách của viên quản ngục: Nhân vật viên quản ngục có tâm hồn thuần khiết và ông lại còn yêu cái đẹp; Viên quản ngục là một người có tâm hồn nghệ sĩ, yêu nghệ thuật; … Bên cạnh đó ông lại còn có tấm lòng khâm phục những người tài hoa.
+ Nguyễn Tuân cũng đã khắc họa lên nhân vật quản ngục có được một tâm hồn nghệ sĩ, nâng niu cái đẹp, những điều có được giá trị thẩm mĩ.
- Nhận xét chung về viên quản ngục: Không phải là người uy quyền, tự do
Phương pháp giải:
- Đọc lại ba văn bản trên.
- Dựa vào lý thuyết về ngôi kể chuyện, nhân vật, điểm nhìn, chủ đề để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Nội dung | Người cầm quyền khôi phục uy quyền | Dưới bóng hoàng lan | Một chuyện đùa nhỏ |
Ngôi của người kể chuyện | Ngôi thứ ba | Ngôi thứ ba | Ngôi thứ nhất |
Nhân vật chính | Giăng-van-giăng, Gia-ve, Phăng- tin | Nhân vật Thanh, Nga | Na-đi-a, nhân vật tôi |
Điểm nhìn | Điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện: điểm nhìn thay đổi theo từng nhân vật | Điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện: dưới góc nhìn của nhân vật Thanh | Điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện: dưới góc nhìn của nhân vật xưng “tôi” |
Chủ đề | Những người có uy quyền trong cuộc sống | Thiên nhiên bình yên, giản dị với những kỉ niệm ấm áp | Hồi ức về kỉ niệm đẹp, nhỏ bé trong quá khứ |
:
Nội dung | Người cầm quyền khôi phục uy quyền | Dưới bóng hoàng lan | Một chuyện đùa nhỏ |
Ngôi của người kể chuyện | Ngôi thứ ba | Ngôi thứ ba | Ngôi thứ nhất |
Nhân vật chính | Giăng-van-giăng, Gia-ve, Phăng- in | Nhân vật Thanh, Nga | Na-đi-a, nhân vật tôi |
Điểm nhìn | Điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện: điểm nhìn thay đổi theo từng nhân vật | Điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện: dưới góc nhìn của nhân vật Thanh | Điểm nhìn trần thuật của người kể chuyện: dưới góc nhìn của nhân vật xưng “tôi” |
Chủ đề | Những người có uy quyền trong cuộc sống | Thiên nhiên bình yên, giản dị với những kỉ niệm ấm áp | Hồi ức về kỉ niệm đẹp, nhỏ bé trong quá khứ |
– Trong đoạn trích trên, nhân vật thật sự có uy quyền là nhân vật Giăng Van-giăng.
– Lý do tôi khẳng định như vậy là vì xuyên suốt đoạn trích, tuy Giăng Van-giăng có thái độ nhún nhường với Gia-ve nhưng lời nói, cử chỉ và hành động của anh đều thể hiện sự mạnh mẽ, điềm tĩnh khiến Gia-ve phải sợ hãi.