K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 7 2021

Trần hưng Đạo -> Trần Hưng Đạo

27 tháng 7 2021

A. Bộ Giáo dục và Đào tạo

B. Malaysia

C.Indonesia

D.Huân chương Sao Vàng

E.Trần Hưng Đạo

F. Học sinh Tiên tiến

25 tháng 11 2016

Mi-xi-xi-pi, Lê-ô-na Đờ Vanh-xi, Đảng Cộng Sản Việt Nam, Trường Đại Học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Huy Chương vì sự nghiệp giáo dục, Sở Giáo Dục và Đào Tạo Phú Yên

25 tháng 11 2016

 

viết hoa các danh từ riêng sau cho đúng

Mi-xi-xi-pi,Lê-ô-na Đờ Vanh - xi ,Đảng Cộng Sản Việt Nam,

Huy Chương vì sự nghiệp giáo dục,

Sở Giáo Dục và Đào Tạo Phú Yên,

Trường Đại Học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

vui

 

29 tháng 10 2017

Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 là một ngày hội của ngành giáo dục

12 tháng 11 2018

a) những cuốn sách

các em học sinh 

hai bác sĩ

những giọt mưa

mấy con gà

b) Những cuốn sách để ngay ngắn trên giá.

   Các em học sinh chăm ngoan ấy

    Hai bác sĩ nổi tiếng ấy.

   Những giọt mưa ấy

Mấy con gà đang tìm thức ăn kia

c)

phần trướcphần trướcphần trung tâmphần trung tâmphần sauphần sau
t 2t 1T 1T 2s 1s 2
 nhữngcuốnsáchđể ngay ngắn trên giá 
 các emhọc sinhchăm ngoanấy
 hai ác sĩnổi tiếng ấy
 những giọtmưa ấy
 mấyconđang tìm thức ănkia

MÌNH KHÔNG CHẮC CHẮN 100%  LÀ ĐÚNG NHƯNG CHO MÌNH 3 K NHA

THANKS

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:         “QUYẾT TÂM ĐÚNG ĐẮN               Chủ Nhật 5                             (Trích “Những tấm lòng cao cả”- Et-môn-đô Đơ A-mi-xi)       Chiếc huy chương của Prê-cốt-xi ám ảnh tâm trí tôi. Tôi chưa được thưởng một chiếc nào cả.         Ít lâu nay, tôi không chăm học và tự mình rất không bằng lòng với chính...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: 
        QUYẾT TÂM ĐÚNG ĐẮN
               Chủ Nhật 5
                             (Trích “Những tấm lòng cao cả”- Et-môn-đô Đơ A-mi-xi)

       Chiếc huy chương của Prê-cốt-xi ám ảnh tâm trí tôi. Tôi chưa được thưởng một chiếc nào cả.

        Ít lâu nay, tôi không chăm học và tự mình rất không bằng lòng với chính mình. Thầy giáo, bố và mẹ cũng không bằng lòng về tôi. Tôi chơi cũng chẳng thấy vui thú như trước kia, khi tôi còn học hành chuyên cần. Ngày ấy, làm xong bài là tôi vui vẻ lao ra, đi tìm trò chơi say sưa. Ngồi vào bàn ăn với gia đình, tôi cũng không thấy lòng vui như trước. Tâm hồn tôi như có một cái bóng tối trùm lên, và từ thâm tâm có một tiếng nói luôn luôn bảo tôi: “Thế này không được đâu”.

       Buổi tối, tôi thấy những đứa trẻ đi làm về qua quảng trường, giữa những tốp thợ thuyền. Họ đều mệt mỏi nhưng vẫn vui vẻ, họ rảo bước mong chóng về tới nhà. Họ nói to, vừa cười vừa vẫy những bàn tay đen những than hay trắng vì thạch cao. Tôi nghĩ rằng họ đã lao động từ sáng tinh mơ đến tối như thế này: trong bọn họ có những đứa trẻ cùng lứa tuổi với tôi, suốt ngày ở trên mái nhà, trước những lò lửa, giữa những máy móc, ngâm mình trong nước hoặc chui xuống đất, và chỉ ăn một ít bánh mì thôi. Tôi hổ thẹn khi so sánh với họ: cũng trong thời gian ấy tôi cũng chỉ miễn cưỡng bôi đen được bốn trang giấy nhỏ ! Tôi thấy bố tôi bực mình và muốn báo cho tôi biết điều đó, là việc của tôi đã làm cho bố tôi rất phiền lòng, nhưng bố vẫn nhẫn nhục. Bố yêu quý, bố đã làm việc quá nhiều! Mọi thứ đều do bố làm ra cả. Tất cả những gì tôi thấy có trong nhà, những bộ áo quần tôi mặc, những gì tôi ăn, những gì giúp tôi giải trí, những điều dạy dỗ tôi, và cả những gì đem lại danh dự cho tôi; tất cả những cái đó, đều là kết quả công lao của bố. Thế mà tôi, tôi lại chẳng học hành gì cả ! Bố phải chịu những nỗi khổ nhọc nhằn, thiếu thốn mà tôi thì lại lười biếng! Ôi, điều đó rất xấu và làm cho tôi khổ tâm.

        Tôi muốn ngay từ hôm nay học tập say sưa như Xtac-đi, tôi muốn làm việc với tất cả sức mạnh của nghị lực và của lòng can đảm. Tôi muốn thắng cơn buồn ngủ lúc đầu hôm, dậy sớm buổi sáng, chiến thắng không thương tiếc sự lười biếng của mình.

       Vâng tôi đã quyết tâm chấm dứt cái lối sống nhu nhược và vô ích ấy, nó làm cho tôi hèn hạ và làm cho bố mẹ tôi buồn phiền. Can đảm lên ! Bắt tay vào làm việc, với tất cả tâm hồn và gân cốt của mình! Và công việc sẽ đem đến cho tôi những sự nghỉ ngơi vui vẻ, những trò tiêu khiển thích thú, những bữa ăn ngon lành; và công việc sẽ trả lại cho tôi nụ cười hiền hậu của thầy cô và cái hôn âu yếm của bố.

                                                   (Theo bản dịch của Hoàng Thiếu Sơn. NXB Hội Nhà văn)

 

4.Theo em, văn bản “Quyết tâm đúng đắn” dẫn trên tạo lập theo kiểu văn bản nào sau đây?

A. Tự sự 

B. Miêu tả 

 C. Biểu cảm

 D. Nghị luận

5.Trong văn bản, nhân vật xưng “tôi” (cậu bé En-ri-cô) muốn nói lên ý cơ bản nào ?

A. Cảm xúc ganh tị với tấm huy chương của Prê-cốt-xi (một bạn học cùng lớp).

B. Cảm động vì nhận thấy bố làm rất nhiều việc tốt đẹp dành cho mình.

C. Xấu hổ vì thời gian vừa qua đã “không chăm học”và “lười biếng”.

D. “Tôi” đã nhận ra nhiều điều “rất xấu” của bản thân, cảm thấy “khổ tâm” về những điều đó và quyết tâm thay đổi.

6.Câu văn “Tất cả những gì tôi thấy có trong nhà, những bộ áo quần tôi mặc, những gì tôi ăn, những gì giúp tôi giải trí, những điều dạy dỗ tôi, và cả những gì đem lại danh dự cho tôi: tất cả những cái đó, đều là kết quả công lao của bố.” có sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. So sánh

C. liệt kê

B. Liệt kê, điệp ngữ

D. Ẩn dụ.

4."Họ nói to, vừa cười vừa vẫy những bàn tay đen những than hay trắng vì thạch cao. " Từ bàn tay được dùng theo nghĩa nào?

(1 Point)

nghĩa gốc

nghĩa chuyển

5.Câu văn nào sau đây có sử dụng biện pháp so sánh?

A.Tâm hồn tôi như có một cái bóng tối trùm lên, và từ thâm tâm có một tiếng nói luôn luôn bảo tôi: “Thế này không được đâu”.

B. Tôi hổ thẹn khi so sánh với họ: cũng trong thời gian ấy tôi cũng chỉ miễn cưỡng bôi đen được bốn trang giấy nhỏ !

C. Thầy giáo, bố và mẹ cũng không bằng lòng về tôi.

D. Tôi muốn ngay từ hôm nay học tập say sưa như Xtac-đi, tôi muốn làm việc với tất cả sức mạnh của nghị lực và của lòng can đảm.

6.Dòng nào gồm là những từ láy?

(1 Point)

A. mệt mỏi, dạy dỗ, danh dự. 

B. máy móc, đúng đắn, vui vẻ. 

 C. nhọc nhằn, nhẫn nhục, thâm tâm.

 D. say sưa, so sánh, can đảm, lò lửa

7.Từ “hồi kí” điền vào chỗ trống của dòng nào để có khái niệm đúng về thể loại hồi kí?

A. (…) là một thể loại văn xuôi thường ghi lại sự việc và con người một cách xác thực.

B. (…) là một thể của kí dùng để ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét về tâm trạng có thực mà tác giả đã trải qua.

C. (…) là một thể của kí dùng để ghi lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác.

D. (…) là một thể của kí viết bằng văn xuôi, có nhiều chương hồi. Người kể thường kể theo ngôi thứ nhất.

8.Điều gì khiến cho nhân vật “tôi” có tâm trạng: “Ngồi vào bàn ăn với gia đình, tôi cũng không thấy lòng vui như trước”?

A. Vì không được nhận huy chương của trường như cậu bạn Prê-cốt-xi.

B. Vì bữa cơm không có nhiều món ăn ngon.

C. Vì bị cha mẹ giận.

D. Vì nhận thấy bản thân có nhiều khuyết điểm, kết quả học tập kém.

9.Từ nhu nhược trong câu: Vâng tôi đã quyết tâm chấm dứt cái lối sống nhu nhược và vô ích ấy, nó làm cho tôi hèn hạ và làm cho bố mẹ tôi buồn phiềnlà từ có nguồn gốc:

A. Từ thuần Việt 

B. Từ mượn tiếng Anh 

 C. Từ Hán Việt

 D. Từ mượn tiếng Pháp.

10.ý nào sau đây không nói lên lí do khiến nhân vật tôi muốn thay đổi bản thân để "quyết tâm chấm dứt cái lối sống nhu nhược và vô ích ấy"?

Cảm động vì nhận thấy bố làm rất nhiều việc tốt đẹp dành cho mình.

Tấm huy chương của Prê-cốt-xi

Thấy hổ thẹn khi so sánh với cuộc sống của những tốp thợ thuyền

Tôi chơi cũng chẳng thấy vui thú như trước kia

0
Câu 1: Trong truyện Bánh chưng bánh giầy, vì sao vua lại chọn lễ vật của Lang Liêu để tế Trời, Đất và Tiên Vương?Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:       (…) Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh....
Đọc tiếp

Câu 1: Trong truyện Bánh chưng bánh giầy, vì sao vua lại chọn lễ vật của Lang Liêu để tế Trời, Đất và Tiên Vương?

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

       (…) Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

 a. Đoạn văn trên đây được trích từ một văn bản trong sách Ngữ văn lớp 6 (tập một), nhưng một học sinh viết sai một số danh từ riêng, em hãy chỉ ra lỗi viết sai và viết lại  cho đúng.

 b. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên.

Câu 3: Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:

      Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân…

                                                              ( Sơn Tinh, Thủy Tinh – Ngữ văn 6 tập I)

a. Tìm những động từ chỉ hành động của Sơn Tinh trong đoạn văn.

b. Những động từ ấy giúp em cảm nhận được vẻ đẹp nào của thần núi?

c. Viết câu văn có sử dụng một tính từ miêu tả sức mạnh của Sơn Tinh.

Câu 4: Tìm lượng từ trong câu sau và cho cho biết nghĩa của các lượng từ đó có gì khác nhau:

a. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng ngọn núi....( Sơn Tinh, Thủy Tinh)

b. Một hôm, bị giặc đuổi. Lê Lợi và các tướng lĩnh rút lui mỗi người một ngả. ( Sự tích Hồ Gươm).

Câu 5: Viết đoạn văn ngắn (8- 10 câu) chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng ít nhất một danh từ, động từ, tính từ. Gạch chân dưới danh từ, động từ, tính từ đã sử dụng.

Câu 6:  Lập dàn ý cho đề văn: Kể một kỉ niệm đáng nhớ của bản thân

1
14 tháng 3 2020

1. Vì hai thứ bánh của Lang Liêu có nhiều ý nghĩa: Bánh hình tròn là tượng Trời. Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong ngụ ý đùm bọc nhau.

2. 

a. Lỗi viết sai: Mị Nương, Phong Châu, 

b. Các từ láy: đùng đùng, cuồn cuộn, lềnh bềnh.

3. 

a. Động từ chỉ hành động của Sơn Tinh: bốc, dời, dựng, ngăn chặn, đánh nhau.

b. Vẻ đẹp dũng mạnh, không nao núng trước khó khăn.

c. Sơn Tinh kiên cường đánh bại từng đòn của Thủy Tinh.

4. 

a. từng, từng -> miêu tả chi tiết quá trình đấu tranh.

b. các -> số lượng tướng lĩnh nhiều

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN 6Bài 1: Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên. Phần I: Trắc nghiệm:Câu 1: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” là của tác giả nào?A. Tô Hoài.B. Thạch Lam.C. Nguyễn Tuân.D. Võ Quảng.Câu 2: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được trích từ tác phẩm nào?A. Đất rừng phương Nam.B. Dế Mèn phiêu lưu kí.C. Thầy thuốc giỏi...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN 6

Bài 1: Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên.

 

Phần I: Trắc nghiệm:

Câu 1: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” là của tác giả nào?

A. Tô Hoài.

B. Thạch Lam.

C. Nguyễn Tuân.

D. Võ Quảng.

Câu 2: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được trích từ tác phẩm nào?

A. Đất rừng phương Nam.

B. Dế Mèn phiêu lưu kí.

C. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng.

D. Những năm tháng cuộc đời.

Câu 3: Hai nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai?

A. Mẹ Dế Mèn và Dế Mèn.

B. Dế Mèn và chị Cốc.

C. Dế Mèn và Dế Choắt.

D. Chị Cốc và Dế Choắt.

Câu 4: Câu nào dưới đây không nói về tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí?

A. Đây là tác phẩm đặc sắc và nổi bật nhất của của Tô Hoài viết về loài vật.

B. Tác phẩm gồm có 10 chương, kể về những chuyến phiêu lưu đầy thú vị của Dế Mèn qua thế giới những loài vật nhỏ bé.

C. Tác phẩm được in lần đầu tiên năm 1941.

D. Tác phẩm viết dành tặng cho các bậc cha mẹ.

Câu 5: Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” được kể lại theo lời

A. Dế Mèn.

B. Chị Cốc.

C. Dế Choắt.

D. Tác giả.

Câu 6: Tác giả đã khắc họa vẻ ngoài của Dế Mèn như thế nào?

A. Ốm yếu, gầy gò và xanh xao.

B. Khỏe mạnh, cường tráng và đẹp đẽ.

C. Mập mạp, xấu xí và thô kệch.

D. Thân hình bình thường như bao con dế khác.

Câu 7: Tính cách của Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên như thế nào?

A. Hiền lành, tốt bụng và thích giúp đỡ người khác.

B. Khiêm tốn, đối xử hòa nhã với tất cả các con vật chung quanh,

C. Hung hăng, kiêu ngạo, xem thường các con vật khác.

D. Hiền lành và ngại va chạm với mọi người.

Câu 8: Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra được qua cái chết của Dế Choắt là gì?

A. Không nên trêu ghẹo những con vật khác, nhất là họ hàng nhà Cốc.

B. Nếu có ai nhờ mình giúp đỡ thì phải nhiệt tâm thực hiện, nếu không có ngày mình cần thì sẽ không có ai giúp đỡ.

C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào thân.

D. Ở đời phải trung thực, tụ tin nếu không sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình.

Câu 9: Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào?

A. Buồn rầu và sợ hãi.

B. Thương và ăn năn hối hận.

C. Than thở và buồn phiền.

D. Nghĩ ngợi và xúc động.

Câu 10: Giá trị nghệ thuật của đoạn trích trên thể hiện ở điểm nào?

A. Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động.

B. Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn.

C. Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

D. Cả ba câu A, B và C.

Phần II: Tự luận

Câu 1: Nêu vài nét về nhà văn Tô Hoài và tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí.

Câu 2: Sau khi học xong tác phẩm “Bài học đường đời đầu tiên” của nhà văn Tô Hoài, em rút ra bài học gì? Hãy viết thành đoạn văn (10-15) câu?

 

0