Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước[7] dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành[8] vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai
a) Đoạn văn trên dc trích từ văn bản nào?
- Đoạn văn được trích từ vb : " Sông nước Cà Mau "
b) chỉ ra phương thức và nội dung chính
- Phương thức biểu đạt : Tự sự + Miêu tả
c) Tìm lại những hình ảnh so sánh và nhân hóa
Hình ảnh so sánh :
Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng
a. Đặc sắc về nghệ thuật: - Với điểm nhìn từ nhưng người trên thuyền, tác giả đã dẫn người đọc nhập vào hành trình xuôi dòng Năm Căn. - Ngôn ngữ miền sông nước với hàng loạt những địa danh đã cho thấy sự am hiểu và tinh tế của tác giả khi miêu tả. - Tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh, liệt kê kết hợp với sự quan sát tinh tế để tạo ra những hình ảnh thiên nhiên và kì vĩ vừa thân thuộc, tạo nên bức tranh miền sông nước đặc trưng.
b. Vẻ đẹp của dòng sông trong văn bản khiến ta không khỏi xót xa trước sự ô nhiễm của những dòng sông hiện nay. Nguyên nhân là do những nhà máy công nghiệp, rác thải sinh hoạt, ý thức của cá nhân và cộng đồng nên những dòng sông ngày càng thêm ô nhiễm...
dựa đây mà cảm nhận nha . Phải tự làm thôi bạn
Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước trông hai bên bờ, rừng được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ...lòa nhóa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.
Biện pháp tu từ :
Ẩn dụ : "thác"
Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước trông hai bên bờ, rừng được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ...lòa nhóa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.
Biện pháp tu từ :
Ẩn dụ : "thác"
1. Đoạn văn được trích từ văn bản nào ? Ai là tác giả ?
Đoạn văn được trích từ văn bản Sông nước Cà Mau. Đoàn Giỏi là tác giả.
2. Chủ đề của đoạn văn trên là gì ? Nếu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.
Chủ đề của đoạn văn trên là miêu tả dòng sông Năm Căn và xung quanh dòng sông ấy ( cá nước, cây đước,.. ) Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: Miêu tả.
3. Các cụm từ " chèo thoát ", " đổ ra ", " xuôi về " trong câu đầu đoạn văn có tác dụng gì ?
Các cụm từ " chèo thoát " , " đổ ra " , " xuôi về " trong câu đầu đoạn văn có tác dụng miêu tả, diễn tả trạng thái con thuyền trong mỗi quang cảnh.
4. Trong đoạn văn có mấy phép so sánh ? Chỉ rõ và nêu tác dụng của từng phép so sánh.
Trong đoạn văn có 4 hình ảnh so sánh :
- Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
→ Tác dụng : Cho ta thấy con sông rất hùng vĩ → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Cá nước bơi hàng đàn như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
→ Tác dụng : Cho ta thấy con sông rất trù phú → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Thuyền xuôi giữa lòng con sông rộng hơn ngàn thước.
→ Tác dụng : Cho ta thấy con sông rất rộng → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
→ Tác dụng : Cho ta thấy rừng đước rất cao, rất dài như vô tận không thấy điểm kết thúc → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
5. Hãy viết một đoạn văn 6 - 8 câu nêu cảm nhận của mình về cảnh sắc thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau, đoạn văn sử dụng một từ láy và một phó từ. Gạch chân và chú thích.
Như chúng ta đã học trong sách giáo khoa tập 2 lớp 6 bài " Sông nước Cà Mau " thì văn bản này tả về vùng Cà Mau sông nước rộng lớn hùng vĩ với những câu văn tác giả đã chứng minh : " Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác " hay " thuyền chúng tôi xuôi qua con sông rộng hơn ngàn thước". Ở đây có rất nhiều màu xanh như màu xanh cây lá, màu xanh đất trời đã ru ngủ con người đất cuối bản đồ Việt Nam này. Con người tại đây cũng rất mộc mạc, giản dị điều đó chứng tỏ ở cách đặt tên con rạch, con kênh là đặt tên dựa vào điểm riêng biệt của chúng. Ví dụ như đặt tên kênh Bọ Mắt vì có nhiều chú bọ mắt nhỏ bé con, li ti và qua đó, ta biết cảnh sắc ở đây rất hoang sơ. Chợ Năm Căn khắc họa nên hình ảnh đặc trưng của một khu chợ vùng sông nước. Đó là đầu mối tập kết và vận chuyển hàng hóa cho cả miền Nam. Cách mua bán chỗ này cũng có điểm thuận lợi : trên thuyền xuôi theo dòng sông đến từng nhà mà người ta không cần bước ra khỏi thuyền, người mua, người bán cũng đến từ nhiều địa phương, dân tộc. Từ những điều đó đã tạo nên nét đông vui, tấp nập, nhộn nhịp, độc đáo ở đây. Văn bản này được trích từ chuơng 18 của truyện " Đất rừng phương Nam " và nó đem đến cho độc giả những hiểu biết phong phú về vùng đất đáng yêu này.
Chú thích : Từ in đậm : Từ láy và phó từ.
*Cụ thể hơn :
- Li ti : Từ láy.
- Cũng : Phó từ.
Chúc bn hok tốt :)
Những hình ảnh so sánh được dùng để miêu tả dòng sông Năm Căn và rừng đước và nêu rõ tác dụng của các phép so sánh này đối với việc miêu tả cảnh vật.
- Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
- Thuyền xuôi giữa lòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Tác dụng của các phép so sánh này đối với việc miêu tả cảnh vật : Đối chiếu sự vật, sự việc nọ với sự vật, sự việc kia có nét giống nhau ( bên những cái khác nhau ấy ) giúp tăng sức gợi hình, gợi tả và gợi cảm cho sự diễn đạt.
Các phép so sánh là
Nước ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
Cá nước bơi hàng đen trũi nhô lên ngụp xuống như người bơi ếch.
Đước dựng lên cao ngất như dãy trường thành vô tận.
a. Các động từ(hoặc cụm động từ) trên đều chỉ một hoạt động của con thuyền( tác giả đang nói về con thuyền của mình đi từ phía trong ra biển, từ con kênh nhỏ ra sông Cửa Lớn và tiến về Năm Căn theo chiều nước chảy). Đây là một cách dùng từ chính xác, tinh tế, có chọn lọc.
b. "....trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận." Biện pháp so sánh được áp dụng nhằm làm nổi bật đặc điểm của rừng đước, khiến cho hình ảnh một rừng đước rộng lớn, cao ngất như hiện ra trước mắt người đọc.
Học tốt nha bạn ^^
Câu 49:Trên đoạn kênh nào có rất nhiều con bọ đen như hạt vừng,bay theo thuyền như những đám mây nhỏ?
a. Ba Khía;
b. Năm Căn;
c. Cửa Lớn;
d. Bọ Mắt.
Câu 50:Trong câu văn: “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt ,đổ ra con sông Cửa Lớn,xuôi về Năm Căn”,những cụm từ :Chèo thoát,đổ ra,xuôi về được gọi là cụm từ gì?
a. Cụm danh từ;
b. Cụm tính từ:
c. Cụm động từ;
d. Gồm cả 3 ý trên:a,b,c.
Câu 51:Chi tiết nào không thể hiện được sự hung vĩ của sông nước Cà Mau?
a. Rộng hơn ngàn thước;
b. Hai bên bờ mọc toàn những cây mái giầm;
c. Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác;
d. Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Câu 52:Màu sắc nào không được tác giả dùng để thể hiện màu xanh của rừng nước Cà Mau?
a. Màu xanh lá mạ ;
b. Màu xanh biêng biếc ;
c. Màu xanh rêu ;
d. Màu xanh chai lọ.
Câu 53:Câu nào sau đây thể hiện đầy đủ nhất sự độc đáo của chợ Năm Căn?
a. Chợ sầm uất, có nhiều hang hóa, người mua đông vui nhộn nhịp.
b. Ánh đèn chợ rực rỡ chiếu sáng trên mặt nước như những khu phố nổi.
c. Đi lại mua bán bằng thuyền, có thể mua bán trao đổi mọi hàng hóa ngay trên thuyền.
d. Chợ họp trên sông, thuyền bán hàng len lỏi mọi nơi, người mua bán thuộc nhiều dân tộc, có thể mua mọi thứ mà không cần ra khỏi thuyền.
Câu 54. Câu nào sau đây định nghĩa đúng cho biện pháp nghệ thuật so sánh ?
a. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ tương đồng.
b. Gọi tên sự vật hiện tượng bằng tên một sự vật hiện tượng khác có quan hệ toàn hệ - bộ phận.
c. Đối chiếu sự vật hiện tượng bằng tên một sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.
d. Gọi tên hoặc tả con vật, đồ vật bằng những từ dùng để tả hoặc nói về con người.
Câu 55. Trong câu văn: “ Gọi là kênh Bọ Mắt vì ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ, ta bị nó đốt vào da thịt chỗ nào là chỗ đó ngứa ngáy nổi đỏ tấy lên.” Có bao nhiêu phép so sánh?
a. Một ;
b. Hai ;
c. Ba ;
d. Bốn ;
Câu 56. So sánh lên tưởng nào sau đây không phù hợp để tả mặt trăng đêm rằm ?
a. Mặt trăng tô tròn như chiếc mâm con ;
b. Vầng trăng tròn như một quả bóng ai để quên giữa trời ;
c. Trăng khuya sáng tỏ hơn đèn ;
d. Trăng mờ mờ sáng như ánh sáng của ngọn đèn dầu.
Câu 57. Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?
a. Sự vật được so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh ;
b. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh ;
c. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh ;
d. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.
Câu 58. Khi làm văn miêu tả, người ta không cần phải có những kĩ năng này?
a. Quan sát, nhìn nhận ;
b. Nhận sát, đánh giá ;
c. Liên tưởng, tưởng tượng ;
d. Xậy dựng cốt truyện.
Câu 59. Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào ?
Vì mây cho núi lên trời
Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.
a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật ;
b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật ;
c. Dùng những từ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật
d. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
Câu 60. Cụm từ nào dưới đây có thể thay thế cho cụm từ so sánh như mạng nhện trong câu: “Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chỉ chút như mạng nhện”?
a. như thoi dệt ;
b. như lá rừng ;
c. như mắc cửi ;
d. như sao trời.