Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đặc điểm của lá cây xanh thích nghi với chức năng quang hợp.
+ Đặc điểm bên ngoài:
- Diện tích bề mặt lá lớn để hấp thụ các tia sáng.
- Lớp biểu bì có khí khổng để cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.
+ Đặc điểm bên trong:
- Trong lá có nhiều tế bào chứa bào quan quang hợp là lục lạp. Lục lạp chứa hệ sắc tố quang hợp
- Tế bào mô giậu chứa nhiều diệp lục phân bố ngay bên dưới lớp biểu bì mặt trên của lá để hấp thụ được nhiều tia sáng chiếu lên mặt trên của lá.
- Tế bào mô xốp chứa ít diệp lục hơn so với mô giậu, nằm ở mặt dưới của phiên lá. Trong mô xốp có nhiều khoảng rỗng giúpcho khí dễ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa sắc tố quang hợp.
- Hệ gân lá phát triển, có các tế bào nhu mô bao quanh. Gân lá chứa các mạch gỗ (dẫn nước cùng các ion khoáng cung cấp nguyên liệu cho quang hợp) và mạch rây (dẫn sản phẩm quang hợp ra khỏi lá).
Câu 4: Đặc điểm giải phẫu của lá phù hợp với chức năng quang hợp?
Đặc điểm giải phẫu của lá thích nghi với chức năng:
- Trên lớp biểu bì lá chứa nhiều khí khổng -> Trao đổi khí và thoát hơi nước
- Dưới lớp biểu bì là lớp mô giậu chứa lục lạp -> Là bào quan quang hợp
- Dưới lớp mô dậu là mô khuyết có khoảng gian bào lớn chứa nguyên liệu quang hợp
- Trong lá có hệ mạch dẫn -> vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm quang hợp
Câu 5: Đặc điểm giải phẫu của lá phù hợp với chức năng quang hợp?
Đặc điểm giải phẫu của lá thích nghi với chức năng:
- Trên lớp biểu bì lá chứa nhiều khí khổng -> Trao đổi khí và thoát hơi nước
- Dưới lớp biểu bì là lớp mô giậu chứa lục lạp -> Là bào quan quang hợp
- Dưới lớp mô dậu là mô khuyết có khoảng gian bào lớn chứa nguyên liệu quang hợp
- Trong lá có hệ mạch dẫn -> vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm quang hợp
Để đảm bảo chức năng quang hợp, cũng như lá, lục lạp có những đặc điểm về hình thái, giải phẫu thích ứng:
* Hình thái và kích thước:
- Hình thái lục lạp: Ở thực vật bậc cao, lục lạp thường có hình bầu dục để thuận tiện cho quá trình tiếp nhận ánh sáng mặt trời. Khi ánh sáng mặt trời quá mạnh, lục lạp có khả năng xoay bề mặt tiếp xúc nhỏ nhất của mình về phía ánh sáng.
-Kích thước chiều ngang 2-4μm, chiều dài 4-7μm.
- Ở thực vật có rất nhiều lục lạp, tập chung nhiều nhất ở lá.
* Cấu tạo:
- Lục lạp có 2 lớp màng bao bọc
+ Màng trong và màng ngoài đều trơn.
+ Bản chất màng là lipoprotein.
- Phần dich giới hạn bởi màng gọi là chất nền (stroma) chứa:
+ Nhiều hạt riboxom và tinh bột.
+ Cột (grana) gồm các túi dẹt tilacoit xếp chồng lên nhau.
+ Các cột Grana nối với nhau bằng hệ thống màng
+ Trên màng tilacotit chứa nhiều sắc tố trong đó có diệp lục , phức hệ ATP-sintetaza và các ezim quang hợp.
+ ADN giống vi khuẩn
Diệp lục và carôtenoit. Diệp lục gồm diệp lục a và diệp lục b. Diệp lục là sắc tố chủ yếu của quang hợp, trong đó diệp lục a (P700 và P680) tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. Các phân tử diệp lục b và diệp lục a khác hấp thụ năng lượng; ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ được cho diệp lục a (P700 và P680) ở trung tâm phản ứng quang hợp. Các carôtenồit gồm carôten và xantôphin là các sắc tố phụ quang hợp (sắc tố phụ quang hợp ở tảo là phicôbilin). Chức năng của chúng là hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ được cho diệp lục a và b để diệp lục này truyền tiếp cho diệp lục a. Ngoài ra. carôlenôit còn có chức năng bảo vệ bộ máy quang hợp và tế bào khỏi bị nắng cháy khi cường độ ánh sáng quá cao.
Diệp lục và carôtenoit. Diệp lục gồm diệp lục a và diệp lục b. Diệp lục là sắc tố chủ yếu của quang hợp, trong đó diệp lục a (P700 và P680) tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. Các phân tử diệp lục b và diệp lục a khác hấp thụ năng lượng; ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ được cho diệp lục a (P700 và P680) ở trung tâm phản ứng quang hợp. Các carôtenồit gồm carôten và xantôphin là các sắc tố phụ quang hợp (sắc tố phụ quang hợp ở tảo là phicôbilin). Chức năng của chúng là hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ được cho diệp lục a và b để diệp lục này truyền tiếp cho diệp lục a. Ngoài ra. carôlenôit còn có chức năng bảo vệ bộ máy quang hợp và tế bào khỏi bị nắng cháy khi cường độ ánh sáng quá cao.
Thành phần của hệ sắc tố quang hợp: Diệp lục và carôtenôit. Diệp lục là sắc tố chủ yếu của quang hợp, carôtenôit là sắc tố phụ quang hợp.
Chức năng của hệ sắc tố quang hợp:
+ Diệp lục gồm diệp lục a và diệp lục b. Trong đó diệp lục a (P700và P680) tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng ở các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. Các phân tử diệp lục b và diệp lục a khác hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ được cho diệp lục a (P700 và P680) ở trung tâm phản ứng quang hợp.
+ Các carôtenôit gồm carôten và xantôphin (ngoài ra ở tảo còn có phicôbilin). Chức năng của chúng là hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ được cho diệp lục b để diệp lục b truyền tiếp cho diệp lục a. Ngoài ra, carôtenôit còn có chức năng bảo vệ bộ máy quang hợp và tế bào khỏi bị nắng cháy khi cường độ ánh sáng quá cao.
Đáp án là B
Diện tích bề mặt lớn chính là điểm nổi bật nhất giúp lá hấp thụ được nhiều ánh sáng.
Phiến lá mỏng giúp cây quang hợp hiệu quả, hệ thống ống dẫn phát triển giúp vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm quang hợp
Đáp án B
* Đặc điểm giải phẫu hình thái bên ngoài:
- Diện tích bề mặt lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng.
- Phiến lá mỏng thuần lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng
- Trong lớp biểu bì của mặt lá có chứa tế bào khí khổng để khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.
* Đặc điểm giải phẫu hình thái bên trong:
- Tế bào có mô giậu chứa nhiều diệp lục phân bố ngay dưới lớp biểu bì ở mặt trên của lá để trực tiếp hấp thụ ánh sáng chiếu lên mặt trên của lá
- Tế bào mô xốp chứa ít diệp lục hơn các tế bào mô giậu nằm ở phía dưới của mặt lá, trong mô xốp có nhiều khoảng trống rỗng để khí oxi dễ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa săc tố quang hợp.
- Hệ gân lá có mạch dẫn (gồm mạch gỗ và mạch rây), xuất phát từ bó mạch ở cuống lá đến tận từng tế bào nhu mô của lá giúp cho nước và ion khoáng đến được từng tế bào để thực hiện quang hợp và vận chuyển sản phẩm quang hợp ra khỏi lá.
Vậy cả 4 đặc điểm trên đều đúng
Đặc điểm hình thái của hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng:
* Hình thái của hệ rễ cây:
Quan sát hình 1.1. ta thấy:
- Rễ có dạng rễ cọc gồm một rễ chính, từ rễ chính phân nhánh ra nhiều rễ con, đâm sâu lan tỏa rộng.
- Rễ cây cấu tạo gồm các miền:
+ Miền phân chia (đỉnh sinh trưởng): gồm các tế bào non, có khả năng phân chia kéo dài rễ.
+ Miền sinh trưởng dãn dài: các tế bào tăng trưởng, dãn dài.
+ Miền lông hút: gồm các lông hút giúp hấp thụ nước và muối khoáng.
+ Chóp rễ: che chở cho đầu rễ.
* Đặc điểm của rễ thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng.
- Rễ cây sinh trưởng nhanh, đâm sâu lan tỏa rộng hướng tới tìm nguồn nước.
- Số lượng tế bào lông hút trên rễ lớn tạo ra bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất đến hàng chục, thậm chí hàng trăm m2, đảm bảo cho rễ cây hấp thụ nước và các ion khoáng đạt hiệu quả cao nhất.
- Cấu tạo tế bào lông hút thích nghi với chức năng hấp thụ nước:
+ Thành tế bào mỏng, không phủ lớp cutin.
+ Chỉ có một không bào trung tâm lớn.
+ Áp suất thẩm thấu rất cao.
Lá cây xanh đã có cấu tạo bên ngoài và bên trong thích nghi với chức năng quang hợp như sau:
- Bên ngoài:
+ Diện tích bề mặt lớn để hấp thụ các tia sáng.
+ Phiến lá mỏng thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng.
+ Trong lớp biểu bì cùa mặt lá có khí khổng để cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.
- Bên trong:
+ Tế hào mô giậu chứa nhiều diệp lục phân bố ngay bên dưới lớp biểu bì mặt trên của lá dể trực tiếp hấp thụ được các tia sáng chiếu lên mặt trên
của lá.
+ Tế bào mô khuyết chứa ít diệp lục hơn so với mô giậu, nằm phía mặt dưới của phiến lá. Trong mô khuyết có nhiều khoảng rỗng tạo điều kiện cho khí O2 dễ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa sắc tố quang hợp.
+ Hệ gân lá tủa đến tận từng tế bào nhu mô của lá, chứa các mạch gỗ là con đường cung cấp nước cùng các ion khoáng cho quang hợp và mạch libe là con đường dẫn sản phẩm quang hợp ra khỏi lá.
+ Trong lá có nhiều tế bào chứa lục lạp (với hệ sắc tố quang hợp bên trong) là bào quan quang hợp
Lá cây xanh đã có cấu tạo bên ngoài và bên trong thích nghi với chức năng quang hợp như sau:
- Bên ngoài:
+ Diện tích bề mặt lớn để hấp thụ các tia sáng.
+ Phiến lá mỏng thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng.
+ Trong lớp biểu bì cùa mặt lá có khí khổng để cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.
- Bên trong:
+ Tế hào mô giậu chứa nhiều diệp lục phân bố ngay bên dưới lớp biểu bì mặt trên của lá dể trực tiếp hấp thụ được các tia sáng chiếu lên mặt trên
của lá.
+ Tế bào mô khuyết chứa ít diệp lục hơn so với mô giậu, nằm phía mặt dưới của phiến lá. Trong mô khuyết có nhiều khoảng rỗng tạo điều kiện cho khí O2 dễ dàng khuếch tán đến các tế bào chứa sắc tố quang hợp.
+ Hệ gân lá tủa đến tận từng tế bào nhu mô của lá, chứa các mạch gỗ là con đường cung cấp nước cùng các ion khoáng cho quang hợp và mạch libe là con đường dẫn sản phẩm quang hợp ra khỏi lá.
+ Trong lá có nhiều tế bào chứa lục lạp (với hệ sắc tố quang hợp bên trong) là bào quan quang hợp.