Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+Tên: My
+Năm sinh: 2005
+Lí do thanh gia câu lạc bộ: muốn học hỏi thêm về tiếng anh
+Cam kết tuân thủ nội quy do Ban chủ nhiệm đưa ra và tích cực hoạt động trong câu lạc bộ
The Cheese rolling festival is one of the "crazy" festivals in the world and makes anyone can not forget to attend. The festival dates back to the 15th century and takes place annually at Cooper Hill (England) on the occasion of the Spring Bank Holiday (the last Monday in May). The form of the festival is a variation from the ritual of letting things float down from the top of the hill like burning bushes, candy to welcome the New Year and the good fresh spring crop. The gameplay is very simple. A Gloucester cheese (a hard cheese shaped like a wheel, weighing 3-4 kg) is wrapped in a wooden shell, decorated with giant round ribbons rolled down the hillside slope, the player chases. Follow the piece of cheese will be the winner. It seems easy to eat, but do you know the speed of cheese pieces can reach 112km / h? So to win, you'll have to run along with many others from a very steep hill to pick it up. According to the rules of this event, there are about 20 participants.
đây bạn
Lễ hội lăn phomat (Cheese rolling festival) là một trong những lễ hội “điên khùng” nhất thế giới và khiến bất kì ai tham dự cũng không thể quên. Lễ hội có từ thế kỉ 15 và diễn ra thường niên ở đồi Cooper (Anh) vào dịp Bank Holiday mùa xuân (thứ hai cuối cùng của tháng 5). Hình thức lễ hội là biến tấu từ nghi thức thả cho các vật lăn xuống từ đỉnh đồi như bụi cây đang cháy, bánh kẹo để chào đón năm mới và cầu cho mùa màng tốt tươi từ xa xưa. Cách thức chơi rất đơn giản. Một tảng phô mai Gloucester (một loại phô mai cứng có hình dạng như bánh xe, nặng khoảng 3-4 kg) được bọc trong vỏ gỗ, trang trí bằng ruy băng tròn khổng lồ được thả lăn xuống chân đồi dốc, người chơi đuổi theo được miếng phô mai sẽ là người thắng cuộc. Tưởng chừng như dễ ăn, nhưng bạn có biết vận tốc của miếng phô mai có thể đạt đến 112km/h không? Vì thế để giành chiến thắng, bạn sẽ phải chạy thục mạng cùng với nhiều người khác từ trên một ngọn đồi rất dốc để nhặt được nó. Theo quy định của sự kiện này, có khoảng 20 người tham gia.
Nếu ai muốn liên lạc với mik thì có thể nhắn vào nick @Titania Angela nha!!!
Tham khảo:
Đám cưới truyền thống của người dân Hàn Quốc được gọi là Taerye. Lễ cưới được tổ chức linh đình mà trang trọng, với nhiều thủ tục, nghi lễ kéo dài và cầu kỳ.
Lễ cưới truyền thống của Hàn Quốc bao gồm các bước sau:
+ Nhà trai sắm sửa và mang lễ vật để đặt vấn đề hôn nhân với nhà gái
+ Chọn ngày lành tháng tốt hai bên gia đình gặp nhau bàn chuyện hôn nhân
+ Nhà trai thông qua bà mối hỏi nhà gái ấn định ngày cử hành hôn lễ
+ Nhà trai mang sính lễ tới nhà gái
+ Chú rể tới nhà gái đón cô dâu về
Đám cưới truyền thống Hàn Quốc (Ảnh. thvl.com)
Trước lễ cưới ít ngày, gia đình nhà trai thường gửi một cái hộp (ham) đựng quà tặng hay còn gọi là yemul cho cô dâu. Những quà tặng này thông thường là những thước vải đỏ và xanh để may y phục truyền thống cùng đồ trang sức. Trước đây, chiếc hộp này thường do một người hầu cầm đến, nhưng ngày nay người đảm nhận công việc đó thường là bạn bè của cô dâu chú rể.
Chiếc hộp này được giao cho cô dâu vào ban đêm và khi đến gần nhà cô dâu thì người mang quà, với bộ mặt vui vẻ cười nói, có thể kêu to “Mua hộp đi! Hộp để bán đây!”. Chiếc hộp đó sẽ chỉ đưa cho bố mẹ cô dâu khi nào người mang hộp được tặng đồ ăn, rượu và nhận được một khoản tiền. Khi nhận tiền, người đó sẽ đưa chiếc hộp cho mẹ cô dâu. Để trả công, người mang hộp được mời ăn một bữa thịnh soạn, trong lúc đó thì mẹ cô dâu mở hộp ra và kiểm tra những thứ bên trong.
Lễ cưới truyền thống Hàn Quốc thường được tổ chức ở nhà cô dâu, ở phòng ngoài hoặc ở trong sân. Buổi lễ bắt đầu bằng việc cô dâu và chú rể cúi chào nhau và làm lễ giao bôi. Họ đứng đối diện nhau trước bàn cưới. Trong suốt lễ giao bôi, cô dâu thường được một người hầu gái lớn tuổi hoặc một hay hai người phụ nữ thông thạo về thủ tục cưới xin giúp đỡ.
Lễ cưới diễn ra với nhiều nghi thức, phong tục theo truyền thống từ cung cách cúi chào cho đến cách đi đứng cũng đều rất lễ nghi. Sau khi chú rể đến nhà cô dâu, đại lễ chưa được tiến hành và chú rể cũng chưa được vào nhà cô dâu ngay. Trước tiên, chú rể phải nghỉ tạm tại một ngôi nhà hàng xóm ở gần nhà cô dâu. Chờ khi giờ tốt đến, chú rể phải chỉnh tề trang phục: đầu đội khăn sa, mình mặc lễ phục, lưng buộc dải đai bước vào sân nhà cô dâu. Trong sân, nhà gái đã trải sẵn một chiếc chiếu trên đó có đặt bàn thờ. Một đôi gà sống, hai đài nến, hai vò rượu cùng xôi, bánh trứng, táo là những lễ vật để thờ cúng đã được bày biện tươm tất. Chú rể mang theo một con chim nhạn có màu sắc sặc sỡ tiến lên trước bàn thờ và đặt con nhạn lên đó, sau đó quỳ vái. Nghi lễ này ý chỉ chúc phúc cho chú rể và cô dâu cùng yêu thương kính trọng nhau và không bao giờ chia lìa giống như những con chim nhạn. Sau đó, cô dâu chú rể vái nhau, uống rượu trao chén và nghi thức vào tiệc mừng.
Cô dâu chú rể trước bàn thờ cưới
Cô dâu chú rể làm lễ
Đám cưới còn là dịp để dân làng vui chơi, biểu diễn các trò chơi dân gian đặc sắc như: đu dây, bập bênh, nhào lộn, múa hát…
Các trò chơi dân gian trong đám cưới
Sau lễ cưới chú rể sẽ phải đến nhà cô dâu và ở lại đó ba ngày trước khi đón cô dâu về nhà mình.
Mặc dù, người Hàn Quốc luôn có ý thức giữ gìn phong tục cưới xin truyền thống của mình nhưng hầu hết các đám cưới ngày nay đều bị ảnh hưởng của phương Tây.
Chú rể trong trang phục comlê phương Tây bước vào phòng cưới đã có sẵn khách mời trong tiếng nhạc piano và đứng trước chủ hôn. Sau đó, cô dâu trong trang phục váy cưới phương Tây được cha dắt tay đưa vào phòng cưới, và ở đó chú rể sẽ sánh đôi cùng cô dâu. Đứng đối diện với nhau trước chủ hôn, cô dâu và chú rể sẽ nói lời thề nguyền và tặng quà cho nhau. Người chủ hôn thường có một bài thuyết giảng dài về tình yêu, hôn nhân và những trách nhiệm xã hội mới liên quan đến đời sống hôn nhân. Cô dâu và chú rể sau đó cúi chào khách mời; ngoài tiệc cưới thịnh soạn, sau buổi lễ thường là chụp ảnh kỷ niệm.
Đám cưới Hàn Quốc ngày nay
Mặc dù lễ cưới ở Hàn Quốc đã thay đổi đi nhiều, tính lễ nghi đã mất đi phần nào và những thủ tục bị cho là rườm rà cũng bị cắt bỏ nhưng những tập tục truyền thống cơ bản làm nên nét đẹp trong văn hóa cưới xin của người Hàn Quốc vẫn được gìn giữ và phát huy.
a
A