Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Hệ thống giáo dục của Đại Việt qua các triều đại đã trải qua nhiều thay đổi:
1. Triều Lý (1009-1225): Triều đại Lý tạo ra hệ thống giáo dục tập trung vào việc đào tạo quan lại và nhân viên công chức. Học viện Quốc Tử Giám được thành lập để đào tạo các nhà giáo, và thi cử được sử dụng để tuyển chọn những người giỏi nhất vào quan lại.
2. Triều Trần (1225-1400): Triều đại Trần tiếp tục phát triển hệ thống giáo dục dựa trên nền tảng của triều Lý. Văn hiến trường được xây dựng để tôn vinh các danh nhân và gia tộc có công. Sự giáo dục được coi là quan trọng trong việc duy trì và củng cố quyền lực của triều đại.
3. Triều Lê (1428-1788): Nhà Lê cho dựng bia Tiến sĩ nhằm tôn vinh và khích lệ sự học, tài năng của các nhà giáo. Bia Tiến sĩ là biểu tượng của danh dự và uy tín trong giới học thuật và đã trở thành một phần quan trọng của hệ thống giáo dục triều Lê.
- Nhà Lê cho dựng bia Tiến sĩ là để tôn vinh và khích lệ sự học, tài năng của các nhà giáo và gắn kết họ với triều đình. Điều này nhằm khuyến khích học tập, tôn trọng tri thức và đạo đức, và tạo động lực cho sự phát triển và tiến bộ trong lĩnh vực giáo dục của Đại Việt.
- Văn Miếu Quốc Tử Gíam (hay Văn Miếu) đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của văn minh Đại Việt. Nó là trường đại học đầu tiên của nước ta, nơi đào tạo và cử những người xuất chúng vào triều đình. Văn Miếu không chỉ là địa điểm để tổ chức thi cử mà còn là nơi lưu giữ các bia ghi danh công lao và thành tựu của các nhà giáo. Nó không chỉ tôn vinh học vấn mà còn góp phần xây dựng và gìn giữ văn minh và truyền thống văn hóa của Đại Việt.
Em tham khảo !
* Những thành tựu nổi bật của nước Đại Việt thời Lý - Trần
Thành tựu | Thời Lý | Thời Trần |
| ||
Văn hóa | - Đạo Phật phát triển mạnh nhất. Các hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú, đa dạng. Nhiều trò chơi dân gian được dân chúng ham thích. | - Đạo Phật phát triển, nhưng không bằng thời Lý. Nho giáo ngày càng phát triển. Các hình thức sinh hoạt văn hóa đa dạng, phong phú. |
Giáo dục | - Năm 1070, xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua. - Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên. - Đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ. | - Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại. - Các lộ, phủ đều có trường công. Trong nhân dân, các làng xã có trường tư. - Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, có quy củ và nề nếp. |
Khoa học - kĩ thuật | - Kiến trúc, điêu khắc: rất phát triển. Các công trình có quy mô tương đối lớn và mang tính cách độc đáo. - Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát. Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt. | - Các ngành khoa học lịch sử, quân sự, y học và thiên văn học đều đạt được những thành tựu đáng kể. - Nhiều công trình kiến trúc mới, có giá trị ra đời như: tháp Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hóa),… - Phổ biến điêu khắc các hình, tượng hổ, sư tử, trâu, chó và các quan hầu bằng đá. Hình rồng khắc trên đá trau chuốt, có sừng uy nghiêm. |
+/ Cơ sở hình thành của văn minh Đại Việt:
- Sự kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc:
+ Văn minh Đại Việt có nguồn gốc sâu xa từ nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được bảo tồn qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc.
+ Những di sản và truyền thống của văn minh Văn Lang - Âu Lạc tiếp tục được phục hưng, phát triển trong thời kì độc lập, tự chủ.
- Dựa trên trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt:
+ Độc lập, tự chủ là nhân tố quan trọng của việc hình thành và phát triển của nền văn minh Đại Việt.
+ Trải qua các triều đại khác nhau, nền độc lập, tự chủ quốc gia tiếp tục được củng cố vững chắc. Đó là điều kiện thuận lợi để nhân dân xây dựng và phát triển một nền văn hoá dân tộc rực rỡ trên mọi lĩnh vực.
- Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài:
+ Trong quá trình hình thành và phát triển, ngoài việc kế thừa nền văn minh sống Hồng, người Việt đã tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn minh từ bên ngoài, đặc biệt là:
+ Văn minh Trung Hoa (ví dụ: thể chế chính trị, luật pháp, chữ viết, tư tưởng Nho giáo, giáo dục, khoa cử,...)
+ Văn minh Ấn Độ (ví dụ: Phật giáo, nghệ thuật, kiến trúc,...)
=> Các yếu tố văn minh Trung Quốc, Ấn Độ đã góp phần làm phong phú nền văn minh Đại Việt.
+/ Cơ sở quan trọng nhất là: nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt. Vì: môi trường hòa bình, ổn định; nền độc lập, tự chủ của dân tộc được bảo vệ vững chắc sẽ tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân xây dựng và phát triển một nền văn hóa dân tộc rực rỡ trên mọi lĩnh vực.
* Cơ sở hình thành văn văn minh Đại Việt:
- Kế thừa nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc: cội nguồn từ những nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam; phản ánh quá trình sinh sống, lao động và thích ứng với điều kiện tự nhiên và cuộc đấu tranh trong hơn 1000 năm Bắc thuộc để giành độc lập và bảo tồn văn hoá dân tộc…
- Dựa trên nền độc lập tự chủ của quốc gia Đại việt: Trải qua các triều đại, triều đình và nhân dân luôn kiên cường chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ và củng cố nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt tạo điều kiện cho nền văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ…
- Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của các nền văn minh bên ngoài (Ấn Độ, Trung Hoa,...) về tư tưởng, chính trị, giáo dục, văn hoá, kĩ thuật,...
* Cơ sở quan trọng nhất:
- Cơ sở quan trọng nhất hình thành văn văn minh Đại Việt là nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt.
- Vì: môi trường hòa bình, ổn định; nền độc lập, tự chủ của dân tộc được bảo vệ vững chắc sẽ tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân xây dựng và phát triển một nền văn hóa dân tộc rực rỡ trên mọi lĩnh vực.
Các vương triều Đại Việt quan tâm đến giáo dục và khoa cử vì những lý do sau:
1. Giáo dục và khoa cử được coi là cách để tuyển chọn những người tài giỏi, có năng lực để phục vụ cho triều đình và đất nước.
2. Giáo dục và khoa cử được xem là cách để nâng cao trình độ tri thức của dân chúng, giúp họ có thể đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
3. Giáo dục và khoa cử được coi là cách để duy trì và phát triển văn hóa, truyền thống và giá trị của đất nước.
4. Giáo dục và khoa cử cũng được coi là cách để tạo ra những nhà văn hóa, nhà giáo dục, nhà khoa học và những nhân vật quan trọng khác trong lịch sử đất nước.
Vì những lý do này, giáo dục và khoa cử đã trở thành một phần quan trọng trong lịch sử và văn hóa của Việt Nam.